Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT số 1 huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 25 - 26)

môn của giáo viên

Nhà trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chuyên môn giáo viên hàng năm và được cụ thể hóa từng học kì, từng tháng. Xây dựng bộ công cụ đánh giá chuyên môn giáo viên để áp dụng cho tất cả giáo viên các bộ môn.

Kiểm tra đánh giá trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá các giờ thao giảng, dự giờ của giáo viên.

Thực hiện kiểm tra quy chế chun mơn: Lập kế hoạch và chương trình giảng dạy, soạn bài và các hồ sơ chuyên môn nghiệp vụ, việc sử dụng đồ dùng dạy học và việc thực hành thí nghiệm, việc ra đề, chấm bài, trả bài kiểm tra, kiểm tra tiến độ cho điểm, thời gian kiểm tra, cho điểm, việc cho điểm có đúng quy chế của Bộ hay không.

Kiểm tra kết quả giáo dục: Kết quả đánh giá, xếp loại học lực, bồi dưỡng học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng, ý thức rèn luyện đạo đức học sinh, thông qua giáo viên chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm.

Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên mơn: Ban kiểm tra gồm Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, Ban thanh tra nhân dân, Tổ trưởng tổ chun mơn, nhóm trưởng chun mơn, giáo viên cốt cán và đại diện các đoàn thể sẽ tiến hành kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn và các loại hồ sơ theo quy định chung như: Sổ đầu bài, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ kế hoạch giảng dạy, sổ chủ nhiệm, sổ tổ trưởng, sổ nhóm trưởng... Các nhóm, các tổ kiểm tra dân chủ trước, sau đó ban kiểm tra

tiến hành kiểm tra theo kế hoạch mỗi năm 20% giáo viên sao cho trong 5 năm thì giáo viên nào cũng được kiểm tra, đánh giá.

Kiểm tra giờ dạy trên lớp: Thông qua dự giờ phân tích sư phạm, rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm giờ dạy theo tiêu chuẩn đã quy định thông qua kiểm tra khảo sát, phỏng vấn học sinh, nhất là kết quả điểm bài kiểm tra và điểm thi học kỳ.

Tổ chức lãnh đạo nghiêm túc, công tác thi cử kiểm tra dưới nhiều hình thức: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết (trắc nghiệm, tự luận)... Phân công và kiểm tra chặt chẽ ý thức và trách nhiệm của giáo viên trong các khâu: Ra đề, coi thi, chấm chéo, nộp kết quả và thông báo kết quả tới học sinh.

Tiến hành tổng kết và rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra, đánh giá, động viên khen thưởng đúng mức, khách quan những giáo viên thực hiện tốt yêu cầu về chuyên mơn, phát hiện kịp thời những thiếu xót, lệch lạc, giúp giáo viên khắc phục và sửa chữa.

Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu trữ cẩn thận, làm cơ sở đánh giá kiểm tra những lần kiểm tra sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết quả đánh giá xếp loại phải được công khai đầy đủ, là căn cứ để xếp thi đua và đánh giá phân loại giáo viên. Từ đó có phương án sử dụng giáo viên có hiệu quả nhất trong cơng tác quản lý chuyên môn nhà trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT số 1 huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w