Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Tổng quan về giao đất, cho thuê đất cho tổ chức kinh tế
1.3.1. Thực trạng quỹ đất đai nước ta hiện nay
Thực hiện điều 34 Luật Đất đai năm 2013 về thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần, ngày 01/8/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, Bộ TN&MT đã chỉ đạo thực hiện công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn cả nước với 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 713 đơn vị hành chính cấp huyện và 11.162 đơn vị hành chính cấp xã.
Qua kiểm kê cho thấy cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.123.077 ha bao gồm đất nơng nghiệp 27.302.206 ha chiếm 82%, đất phi nông nghiệp 3.697.829 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 2.123.042 ha chiếm 7% diện tích tự nhiên, trong đó có 24.989.102 ha chiếm 75,4% là đã có chủ sử dụng. So với năm 2010, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp tăng 1.202.100 ha, trong đó đất trồng lúa có 4.127.721 ha, vượt so với quy hoạch 10,33% nhưng giảm 37.546 ha, bình quân hàng năm giảm 7.000 ha;
1.3.2. Thực trạng quỹ đất đai của các tổ chức đã được Nhà nước giao đất và cho thuê đất thuê đất
Kết quả giao đất cho các đối tượng sử dụng đất tổng hợp từ kết quả thống kê đất đai tại các địa phương (Quyết định số 2908/QĐ-BTNMT ngày 13/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2018. đến nay như sau:
Tổng diện tích đất đã được giao cho các loại đối tượng sử dụng là 26.842.798 ha, chiếm 81,04% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: Hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng 15.875.758 ha, chiếm 47,93% tổng diện tích tự nhiên, bằng 59,14% diện tích đất của các đối tượng sử dụng. Các tổ chức trong nước đang sử dụng 10.568.289 ha, chiếm 31,91% tổng diện tích tự nhiên và bằng 39,37% diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng. Các tổ chức nước ngồi (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức ngoại giao) sử dụng 46.490 ha, chiếm 0,14% tổng diện tích tự nhiên và bằng 0,17% diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng 3 ha. Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo đang sử
dụng là 352.258 ha, chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên và bằng 1,31% diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng.
Diện tích đất giao cho các đối tượng để quản lý là 6.280.799 ha, chiếm 18,96% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó: Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý 4.945.753 ha, chiếm 14,93% tổng diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 78,74% diện tích đất theo đối tượng quản lý. Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý 9.870 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 0,16% diện tích đất theo đối tượng quản lý. Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý 1.325.176 ha, chiếm 4% tổng diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 21,10% diện tích đất theo đối tượng quản lý.
Kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay, việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại các địa phương đã tiếp tục được thực hiện, đáp ứng đầy đủ yêu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; các quy định mới về căn cứ, điều kiện, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã cơ bản được các địa phương triển khai thực hiện; đã sàng lọc được các nhà đầu tư kém năng lực hạn chế đáng kể việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan, sử dụng kém hiệu quả, để hoang hóa; việc giao đất thơng qua đấu giá quyền sử dụng đất đã được chú trọng thực hiện hơn đối với đất ở, góp phần quan trọng tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: việc giao đất có thu tiền và cho th đất theo hình thức đấu giá thực hiện cịn hạn chế; việc giám sát sử dụng đất tại các dự án, cơng trình cịn lỏng lẻo, nhiều trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng đã nhiều năm mà không xử lý; việc chuyển sang thuê đất đối với các tổ chức sự nghiệp cơng lập tự chủ tài chính vẫn chưa được các địa phương triển khai thực hiện, (Báo cáo Bộ Tài nguyên và môi trường năm 2020)
1.3.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3.3.1. Một số kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá tình hình giao đất và cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trong giai đoạn 2015–2018 tại tỉnh Lâm Đồng. Kết quả cho thấy: (i) Tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho 543 tổ chức kinh tế với tổng
diện tích là 13.208,55 ha; (ii) Cho thuê đất được thực hiện với tất cả các loại tổ chức kinh tế trong khi đó, việc giao đất khơng được thực hiện cho loại hình tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; (iii) Các loại đất được giao cho các tổ chức kinh tế nhiều nhất là đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm. Các loại đất được cho thuê nhiều nhất là đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm và đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; (iv) Việc giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế được thực hiện ở tất cả các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh; (v) Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất được các tổ chức kinh tế đánh giá ở mức khá tốt. Tuy nhiên, một số tổ chức kinh tế cho rằng họ vẫn gặp một số khó khăn nhất định trong việc chuẩn bị đủ hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, Nguyễn Thị Hải (2019).
Đỗ thị Tám và Nguyễn Minh Giáp (2015) khi nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Mê Linh, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hạn chế các trường hợp vi phạm Luật đất đai. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Mê Linh có 217 tổ chức kinh tế, sử dụng 927,50 ha đất. Trong đó có 25 tổ chức kinh tế sử dụng đất sai mục đích với diện tích 14,27 ha; có 9 tổ chức kinh tế cho thuê lại với diện tích là 13,20 ha; có 5 tổ chức kinh tế bị tranh chấp với diện tích 13,10ha; có 16 tổ chức kinh tế góp vốn liên doanh với diện tích 34,74ha và còn 84,55ha của 13 tổ chức chưa đưa vào sử dụng. Để khắc các sai phạm này cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách, giải pháp về kinh tế, giải pháp về khoa học công nghệ và giải pháp về quản lý
1.3.3.2 Một số kết quả đạt được
Công tác giao và cho thuê đất thời gian qua đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực. Các chính sách ưu đãi về giao và cho thuê đất đối với các dự án đầu tư của Nhà nước ta cũng như của các địa phương đã tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tiếp cận với đất đai dễ dàng hơn. Các chủ đầu tư có thể tiếp cận thơng tin và lựa chọn địa điểm xây dựng phù hợp nhất với dự án của mình. Đây cũng là một trong những điều kiện đảm bảo cho các chủ dự án thực hiện tốt dự án qua đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Thủ tục và quy trình giao và cho thuê đất đã được cải tiến, góp phần rút ngắn thời gian giao đất cho chủ dự án. So với trước đây, thủ tục giao và cho thuê đất đã được đơn giản hơn rất nhiều theo cơ chế “một cửa”, các sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối tiếp nhận và trả hồ sơ, các chủ dự án xin giao đất, cho thuê đất không cần phải ôm hồ sơ chạy đi chạy lại giữa các sở ngành như trước đây. Điều này góp phần tiết kiệm thời gian cho cơ quan quản lý cũng như cho chủ dự án, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư, do đó cũng làm cho đất đai được đưa vào sử dụng sớm hơn, tránh được hiện tượng đất đai bỏ hoang, gây lãng phí đất. Vì vậy có thể nói đất đai được sử dụng có hiệu quả hơn.
1.3.3.3. Những tồn tại chính
a. Thủ tục hành chính liên quan đến đất cịn phức tạp
Mặc dù theo quy định của Luật Đất đai 2013, thời gian giải quyết một hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất kéo dài không quá 20 ngày nhưng trên thực tế thì khi giải quyết các hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải trải qua nhiều cơ quan có liên quan nên thời gian giải quyết thường bị kéo dài.
b. Cơng tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giao đất cho các dự án
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là vấn đề nan giải nhất hiện nay đối với cả các nhà quản lý đất đai và các chủ dự án. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng cịn nhiều vướng mắc chủ yếu là do khó khăn trong việc thoả thuận giá đền bù. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giao và cho thuê đất đối với các dự án, làm chậm tiến độ giao đất cho các dự án .
c. Công tác quản lý đất sau khi giao và cho thuê còn lỏng lẻo
Có thể nói việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai sau khi giao và cho thuê chưa được quan tâm đúng mức. Rất nhiều những sai phạm trong sử dụng đất của các dự án đầu tư không được phát hiện như sử dụng đất sai mục đích, nhiều dự án được giao và cho thuê đất nhưng không đi vào triển khai thực hiện dự án, tình trạng “dự án treo”, đất đã giao bị bỏ hoang không sử dụng. Thanh tra và kiểm tra việc sử dụng đất của các dự án đầu tư một cách thường xuyên là biện pháp quản lý tốt nhất đối với đất đai nhằm làm cho đất đai được sử dụng một cách đúng đắn góp
phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
1.3.3.4. Nguyên nhân chính của những tồn tại
Một là, cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai đối với các cấp chính quyền địa phương và nhân dân chưa được thực hiện một cách sâu rộng và liên tục. Vì vậy, nhận thức về pháp Luật Đất đai của các tổ chức kinh tế và ngay cả đối với cán bộ địa chính ở các cấp cịn hạn chế, ảnh hưởng tới công tác giao và cho thuê đất.
Hai là, hệ thống các quy định về giao và cho thuê đất không ổn định. Điều này thể hiện trong việc các chính sách, các quy định pháp luật về giao và cho thuê đất thường xuyên thay đổi, các văn bản luật, nghị định, thông tư, chỉ thị về quản lý đất đai thiếu tính đồng bộ, có sự mâu thuẫn và chồng chéo gây khó khăn trong công tác triển khai thực hiện các văn bản này, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giao và cho thuê đất.
Ba là, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành vẫn cịn rất hạn chế. Cơng tác giao và cho thuê đất là cơng tác có liên quan đến nhiều cơ quan và ban ngành như Kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài chính, thuế, giao thơng vận tải, và nhiều ngành có liên quan khác. Một cơ quan thực hiện không tốt công việc của mình thì sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ chung của tất cả các cơ quan và ban ngành liên quan, do đó ảnh hưởng đến kết quả của công tác giao và cho thuê đất.