Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Phúc Yên
3.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Phúc Yên
3.2.2.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
Thực hiện chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã; UBND thành phố đã tiến hành công tác xác định địa giới hành chính của thành phố với các huyện lân cận và của các xã, phường trực thuộc. Việc lập và quản lý Hồ sơ địa giới hành chính đảm bảo đúng quy định. Đến nay toàn bộ hệ thống bản đồ địa giới hành chính của thành phố đã giao nộp và quản lý theo quy định.
3.2.2.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Giai đoạn 2011- 2020, thành phố Phúc Yên đã thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 và Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 13/02/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Bên cạnh đó, trong các năm kế hoạch vẫn rà soát nhu cầu sử dụng đất đối với các dự án phát sinh trong năm kế hoạch trình UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố Phúc Yên để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Sau khi quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố được UBND tỉnh phê duyệt; UBND thành phố đã tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết và thực hiện.
- Nhìn chung, cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm đầu tư và từng bước hoàn thiện; các quy hoạch luôn đặt mục tiêu phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất đai, gắn liền với bảo vệ mơi trường bền vững; đã góp phần tích cực đưa việc quản lý, sử dụng đất vào nề nếp, mang tính khoa học, đảm bảo quản lý đất đai chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt đã tạo được quỹ đất thu hút đầu tư, triển khai thực hiện các chương trình, dự án phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
3.2.2.3. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Về cơng tác giao đất: Từ đầu năm 2013 tính đến năm 2020 UBND thành
phố đã hoàn thiện giao đất tại thực địa được 13,5 ha, giao hoàn thiện cho 372 hộ gia đình, cá nhân và 24 dự án một số dự án như: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm bao bì giấy cao cấp và linh kiện điện tử của Công ty Cổ phần kỹ thuật Bao bì Cửu Long; Dự án Khu nhà ở TMS Land Hùng Vương của Công ty cổ phần TMS Bất động sản; Dự án khu đất dịch vụ, giãn dân, đất tái định cư và đất đấu giá QSD đất tại khu Gò Sỏi, phường Nam Viêm; Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và gạch Block tại phường Phúc Thắng của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Vĩnh Phúc,...
- Về cơng tác cho th đất: Tính đến năm 2020 UBND thành phố Phúc Yên đã
xét duyệt cho 13 dự án và 06 hộ gia đình cá nhân thuê tại các phường, xã như Hùng Vương, Xuân Hòa, Cao Minh, Ngọc Thanh,.. để thực hiện dự án xây dựng Xưởng gỗ và Xưởng cơ khí; Xây dựng xưởng sửa chữa ô tô, thu gom xử lý rác thải công nghiệp, dự án làm trang trại,...
- Về công tác thu hồi đất:
+ UBND thành phố đã thông báo thu hồi đất cho 128 cơng trình, dự án, 29 tổ chức và 1.430 hộ gia đình, cá nhân. Thực hiện thu hồi đất 12 dự án, diện tích thu hồi là 60.296,5 m2. Và ban hành thông báo thu hồi đất cho 25 cơng trình, dự án với tổng diện tích 145.266,7 m2 chủ yếu là các cơng trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
+ Tính đến năm 2020 UBND thành phố tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, bàn giao mặt bằng đối với 26,61 ha để làm dự án Bến xe khách kiêm bãi đỗ xe tại
phường Nam Viêm; Dự án Mở rộng tuyến đường Hoàng Quốc Việt tại phường Trưng Trắc và phường Tiền Châu; dự án đường Nguyễn Văn Cừ từ đường 301 đến khu du lịch sinh thái thung lũng Thanh Xuân tại xã Ngọc Thanh; Dự án Xử lý cấp bách, ngập úng khu vực Công ty HONDA Việt Nam tại phường Phúc Thắng;... Riêng năm 2013, UBND thành phố đã phê duyệt bồi thường GPMB với tổng diện tích là 19,66 ha (Trong đó: Diện tích đất nơng lâm nghiệp: 169.693,2 m2; Diện tích đất ở: 130 m2; Diện tích đất khác: 26.824,9 m2).
+ Phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường và UBND xã, phường giao đất tại thực địa cho một số dự án như: Công ty cổ phần xây dựng số 2 (Vinaconex 2) tại phường Trưng Nhị; Công ty TNHH sản xuất bao bì Phú Thịnh tại phường Phúc Thăng; Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải tại xã Ngọc Thanh; Giao đất tại thực địa cho khách hàng trúng đấu giá quyền sử dụng đất thương phẩm thuộc dự án khu biệt thự và vui chơi giải trí Đại Lải, xã Ngọc Thanh (8 hộ);
- Về cơng tác chuyển mục đích sử dụng đất: Quyết định cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản) sang đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân tại tất cả các xã, phường trên địa bàn, góp phần tăng thu ngân sách cho Nhà nước.
3.2.2.4. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác cấp GCN QSD đất (bao gồm cấp GCN QSD đất lần đầu, đất dịch vụ, đất trúng đấu giá) thường xuyên được quan tâm, giải quyết. UBND thành phố thành lập Tổ cơng tác rà sốt cấp GCNQSDĐ trên địa bàn. Đồng thời phối hợp với Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Phúc Yên tăng cường giám sát các địa phương trong q trình thực hiện cơng tác cấp GCNQSDĐ, kịp thời giải quyết các vướng mắc cho các địa phương và người sử dụng đất.
Tính năm 2013 đến năm 2020, phịng TN&MT đã tham mưu và trình UBND thành phố cấp 3312 GCNQSD đất. Trong đó giai đoạn 5 năm kỳ cuối (2016-2020) UBND thành phố Phúc Yên đã phê duyệt 2.085 GCN QSD đất trong đó cấp GCN QSD đất lần đầu 804 GCN, cấp đất dịch vụ 857 GCN, cấp đất trúng đấu giá 424 GCN với tổng diện tích được cấp giấy từ năm 2017-2020 là 112,86 ha.
3.2.2.5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, hàng năm phịng Tài ngun và Mơi trường phối hợp với các phịng, ban có liên quan, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố tiến hành thống kê diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng và theo đối tượng quản lý, tổng hợp, xây dựng báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường đảm bảo thời gian quy định.
Hồn thiện cơng tác thống kê đất đai hàng năm theo đúng quy định. Công tác thống kê được thực hiện hàng năm trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai là năm 2014 và 2019.
Công tác kiểm kê đất đai năm 2014 và năm 2019 được UBND thành phố, UBND các xã, phường triển khai thực hiện tốt, đúng quy định, hướng dẫn tại Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 và Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018. Kết quả kiểm kê đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt. Đặc biệt cơng tác kiểm kê đất đai đến nay đã được thực hiện với phương pháp mới (số liệu diện tích các loại đất được trích xuất ra từ bản đồ kết quả điều tra khoanh đất) nên đã có sự thống nhất giữa bản đồ và bảng số liệu.
Qua đợt kiểm kê đất đai 2014, 2019 và thống kê hàng năm để các cấp, các ngành nắm lại toàn bộ quỹ đất đã sử dụng, chưa sử dụng tại thời điểm kiểm kê, cập nhật những thông tin mới nhất về tình tình hình biến động đất đai hàng năm trên địa bàn, đánh giá và nhìn nhận lại quá trình sử dụng đất đai hàng năm. Từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hình sử dụng đất đã được quy hoạch; phục vụ cho xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của nhiều ngành như: nông nghiệp, lâm nghiệp,... để xây dựng các dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
3.2.2.6. Những ưu điểm và những mặt tồn tại cần khắc phụ trong công tác quản lý
đất đai trên địa bàn thành phố Phúc Yên
a. Những ưu điểm.
Nhìn chung cơng tác quản lý nhà nước về đất đai của thành phố đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đã từng bước đi vào nề nếp. Nguồn tài nguyên đất đai đã được khai thác có hiệu quả, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của thành phố.
Công tác đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, thanh tra, kiểm tra việc việc sử dụng đất được quan tâm đúng mức là tiền đề để quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, nhờ đó cơng việc thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Công tác Tài nguyên và Môi trường thành phố Phúc Yên là một trong những điểm sáng của tỉnh, nhờ làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn thành phố.
b. Những tồn tại cần khắc phục.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức trong cơng tác tuyên truyền, quán triệt, xây dựng và ban hành chương trình hành động, kế hoạch, tổ chức thực hiện Nghị quyết. Công tác thể chế các quan điểm, chủ trương của Đảng trong Nghị quyết còn nhiều bất cập. Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra chưa đạt được; lợi thế, tiềm năng chưa được phát huy đầy đủ; việc thực hiện các định hướng tiếp tục đổi mới và hồn thiện chính sách, pháp luật về đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Sự liên kết giữa các chủ sử dụng đất, các cơ quan, đơn vị có chức năng nhiệm vụ liên quan còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả.
3.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố Phúc Yên giai đoạn 2018-2021. thành phố Phúc Yên giai đoạn 2018-2021.
3.2.3.1. Thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố
Phúc Yên.
Bảng 3.3. Tổng số tổ chức, khu đất, diện tích sử dụng đất của các tổ chức kinh tế phân theo loại hình doanh nghiệp từ năm 2018-2021
STT Loại hình tổ chức Tổng số tổ chức Tổng số khu đất sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Công ty cổ phần 5 6 20,03 4,95 2 Công ty TNHH 3 3 383,78 94,84 3 Tư nhân 1 1 0,72 0,18 4 Loại hình khác 2 2 0,12 0,03 Tổng số 11 12 404,65 100,00
Sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần đã kéo theo sự thay đổi về tỷ trọng giữa các loại hình tổ chức kinh tế. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ những yếu kém phải tổ chức, sắp xếp lại. Khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài nước phát triển ngày càng phát triển và thể hiện được vai trị của mình trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, tổ chức kinh tế vốn đầu tư nhà nước khơng cịn giữ vai trò như thời kỳ trước. Rất nhiều lĩnh vực trước đây do tổ chức kinh tế vốn đầu tư nhà nước độc tôn, độc quyền như xuất khẩu, kinh doanh tiền tệ, sản xuất điện, cơ khí chế tạo, vận tải, viễn thơng... nay đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có nhiều ngành tổ chức kinh tế vốn đầu tư nhà nước khơng cịn tỷ trọng khống chế. Như vậy, xu hướng phát triển mạnh của các loại hình tổ chức kinh tế tất yếu dẫn đến sự giảm dần của tỷ trọng, vai trò tổ chức kinh tế vốn đầu tư nhà nước. Tuy nhiên, việc giảm tỷ trọng và vai trò của tổ chức kinh tế vốn đầu tư nhà nước hồn tồn khơng ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò chủ đạo của nhà nước vì Nhà nước sẽ tăng cường sử dụng các hình thức tác động gián tiếp (điều tiết, hỗ trợ, kích thích) bằng các cơng cụ khác nhau vừa phù hợp với Cơ chế thị trường vừa đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực tác động của Nhà nước.
Tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển chưa từng thấy cả về số lượng, quy mô và đã tham gia vào hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp đáng kể vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Sự thay đổi nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư trong nước đã ý thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình doanh nghiệp, có xu hướng chọn loại hình tổ chức kinh tế hiện đại, tạo cơ sở để tổ chức kinh tế của họ có thể ổn định, phát triển khơng hạn chế về quy mô và thời hạn hoạt động với quản trị nội bộ ngày càng chính quy và minh bạch hơn. Thực tế trên phần nào chứng tỏ các nhà đầu tư đã có xu hướng đầu tư dài hạn hơn, cơng khai hơn, có quy mơ lớn hơn.
3.2.3.2. Cơ cấu sử dụng đất của các tổ chức kinh tế phân loại theo mục đích sử
dụng đất giai đoạn từ năm 2018-2021
Bảng 3.4. Cơ cấu theo mục đích sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên được giao, cho thuê sử dụng trong giai đoạn 2018-2021 STT Mục đích sử dụng Diện tích được giao
(ha) Cơ cấu (%) 1 Đất xây dựng cơ sở y tế 0,09 0,02 2 Đất ở tại đô thị 8,05 1,99 3 Đất cụm công nghiệp 9,14 2,26 4 Đất thương mại dịch vụ 384,67 95,06 5 Đất giao thông 2,70 0,67 Tổng số 404,65 100 Nguồn: Sở TN & MT tỉnh Vĩnh Phúc
Qua bảng trên ta thấy, các tổ chức kinh tế được giao, cho thuê đất đều sử dụng vào mục đích sản xuất, thương mại phi nông nghiệp. Điều này cũng cho thấy phương hướng phát triển kinh tế của thành phố Phúc Yên nói riêng và của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và cũng là bức tranh rõ nét về cơ cấu các ngành kinh tế tại Phúc Yên. Kinh tế nông nghiệp dần được thay thế bằng thương mại, dịch vụ để tận dụng những ưu thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên. Đây là sự khẳng định cho chủ trương, đường lối của lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên nói riêng và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
3.2.3.3. Tình hình giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên.
Bảng 3.5. Kết quả giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên từ năm 2018-2021
STT Hình thức sử dụng đất tổ chức kinh tế Số lượng Diện tích (ha) Tỷ lệ %
1 Giao đất 01 10.75 2,66
- Có thu tiền 01 8.05 1,99
- Không thu tiền 01 2.70 0,67
2 Thuê đất 10 393.9 97,34
- Trả tiền một lần 0 - -
- Trả tiền hàng năm 10 393.9 97,34