Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên 2018-2021

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

2018 – 2021 ĐVT: % TT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1 Nông nghiệp 0,47 0,51 0,53 0,52 2 Công nghiệp, TTCN 90,18 95,26 95,01 95,02 3 Thương mại, dịch vụ 9,35 4,23 4,46 4,46 4 Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Phịng Tài chính kế hoạch thành phố Phúc Yên 3.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

Dân số trung bình năm 2021 của thành phố Phúc Yên ước là 110.377 người. Tỷ lệ phát triển dân số trung bình năm 2021 ước 1,02%.

Với tỷ lệ đơ thị hóa cao, cơ cấu kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, lối sống người dân Phúc Yên được quen với văn hóa đơ thị trong thời gian dài sẽ là lợi thế quan trọng trong quá trình hình thành lối sống văn minh đơ thị.

Năm 2021, tồn thành phố giải quyết việc làm cho 1,7 nghìn lao động, riêng xuất khẩu lao động đạt 20 người.

Phúc Yên có tỷ lệ dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở xã Ngọc Thanh khoảng 4.790 người, chiếm 36% dân số xã Ngọc Thanh và chiếm 80% số người dân tộc

trên địa bàn thành phố. Mặc dù vậy, xã Ngọc Thanh có các điều kiện phát triển kinh tế xã hội tương đối tốt.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu giao đất, thuê đất cho tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên. giao đất, thuê đất cho tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên.

3.1.3.1 Những yếu tố thuận lợi

- Có vị trí địa lý thuận tiện tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Tây Bắc, và cảng hàng khơng quốc tế Nội Bài, đầu mối giao thương và vận tải vùng đồng bằng sông Hồng, quốc gia và quốc tế.

- Có vị trí gắn với các hạ tầng giao thông kết nối vùng lãng thổ như: Cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đầu mối giao thương và vận tải vùng đồng bằng sông Hồng, quốc gia và quốc tế; Đường sắt quốc gia; và một số mạng lưới hạ tầng vùng tương lai như đường sắt cao tốc; Vành đai 5 thủ đơ Hà Nội.

- Có các điều kiện tự nhiên, cảnh quan sườn đồi hấp dẫn thuận lợi cho phát triển đô thị xanh, đô thị sinh thái.

- Có các lợi thế tiềm năng cảnh quan tự nhiên và lợi thế về địa điểm để phát triển du lịch, du lịch sinh thái, khu đô thị du lịch.

- Có cơ cấu kinh tế phát triển với tỷ lệ công nghiệp mơ ước trên 95%, đảm bảo ổn định cơ cấu kinh tế và là trụ đỡ của nền kinh tế Phúc Yên.

- Người lao động tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức trong mơi trường làm việc cơng nghiệp, có tác phong chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngồi gắn giai đoạn dài phát triển cơng nghiệp.

3.1.3.2 Những khó khăn, hạn chế và thách thức

- Quỹ đất nơng nghiệp, chưa sử dụng cịn ít tạo ra áp lực trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Mơi trường nước, khơng khí hiện nay vẫn nằm trong mức giới hạn cho phép, tuy nhiên để phát triển thành phố theo hướng du lịch sinh thái, phát triển đơ thị xanh đó cũng là một khó khăn, thách thức khơng nhỏ.

- Thời tiết diễn biến bất thường tác động đến sản xuất nông nghiệp; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- Kinh tế trên địa bàn tăng trưởng cao, nhưng chưa bền vững, phụ thuộc nhiều vào kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ phát triển chưa đồng đều giữa các ngành và các thành phần kinh tế.

- Chưa khai thác hiệu quả các lợi thế du lịch, chưa có các cơ chế chính sách, mơ hình hiệu quả, độc đáo về phát triển đơ thị, du lịch, phát huy các lợi thế về điều kiện tự nhiên, cảnh quan mặt nước, đồi núi và vị thế gần các trung tâm giao thông quốc tế và vùng thủ đơ Hà Nội.

- Chưa có nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư cho con người và nguồn nhân lực chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế phát triển công nghiệp – du lịch – dịch vụ, giáo dục đào tạo trong Tam giác hội nhập vùng - Cụm đô thị trung tâm (Hà Nội - Bắc Ninh - Vĩnh Yên) của vùng thủ đô Hà Nội.

- Chưa đáp ứng đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng đồng bộ các hạt nhân phát triển đô thị bền vững như các khu công viên, vườn hoa, hệ thống giáo dục, thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí, y tế… góp phần xây dựng nếp sống, văn hóa, văn minh đô thị, cải thiện môi trường.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục có hiệu quả. Một số vỉa hè, lòng đường còn bị lấn chiếm làm nơi bán hàng kinh doanh, gây mất cảnh quan đô thị nhưng chưa được xử lý kịp thời.

- Các tồn tại khó khăn, nút thắt về giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm của tỉnh và thành phố, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông phục vụ phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ.

- Đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.

3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Phúc Yên

3.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2021

Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 tổng diện tích tự nhiên của thành phố có có 11.948,60 ha. Diện tích các loại đất được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Phúc Yên STT Chỉ tiêu sử dụng đất Hiện trạng năm 2020 (ha) Kết quả thực hiện Tăng (+), giảm (-) ha Diện tích (ha) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 11.948,60 11.948,60 1 Đất nông nghiệp NNP 8.193,44 -5,73 8.187,71 1.1 Đất trồng lúa LUA 2.000,85 -3,84 1.997,01

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa

nước LUC 1.702,41 -3,84 1.698,57

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 481,34 -0,05 481,29 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 988,62 -1,76 986,86

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.532,69 1.532,69

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 630,81 630,81

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 2.363,09 2.363,09

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 187,04 -0,08 186,96

1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 9,00 9,00

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.733,01 5,73 3.738,74

2.1 Đất quốc phòng CQP 191,69 191,69

2.2 Đất an ninh CAN 3,99 3,99

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 50,00 50,00

2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 8,51 8,51

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 137,52 0,56 138,08 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 185,12 185,12 2.7 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 14,97 14,97 2.8 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia,

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Hiện trạng năm 2020 (ha) Kết quả thực hiện Tăng (+), giảm (-) ha Diện tích (ha) Trong đó: - Đất giao thông DGT 739,52 -0,07 739,45 - Đất thủy lợi DTL 440,77 440,77

- Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 15,72 15,72

- Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 13,85 13,85

- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào

tạo DGD 105,52 1,52 107,04

- Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 72,64 72,64 - Đất cơng trình năng lượng DNL 4,30 0,22 4,52 - Đất cơng trình bưu chính viễn thông DBV 0,56 0,56 - Đất có di tích lịch sử-văn hố DDT 2,49 2,49

- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,87 0,87

- Đất cơ sở tôn giáo TON 9,40 9,40

- Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hoả

táng NTD 58,05 58,05

- Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 0,36 0,36

- Đất chợ DCH 3,19 3,19

2.9 Đất khu vui chơi, giải trí cơng cộng DKV 15,19 15,19 2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 688,31 1,21 689,52 2.11 Đất ở tại đô thị ODT 594,37 2,29 596,66 2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 24,48 24,48 2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự

nghiệp DTS 9,05 9,05

2.14 Đất tín ngưỡng TIN 3,85 3,85

2.15 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối SON 162,14 162,14 2.17 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 171,54 171,54 2.18 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,04 5,04

Qua bảng trên ta thấy, theo số liệu thống kê thành phố Phúc Yên có 8.187,71 ha đất nơng nghiệp chiếm 68,52%; 3.738,74 ha đất phi nông nghiệp chiếm 31,29%, đất chưa sử dụng là 38,78 ha chiếm 0,19%. Cơ cấu, diện tích đất đai thành phố Phúc Yên không biến động nhiều từ năm 2020 sang năm 2021: diện tích đất nơng nghiệp giảm 5,73 ha, chủ yếu là đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.

3.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Phúc Yên

3.2.2.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Thực hiện chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã; UBND thành phố đã tiến hành cơng tác xác định địa giới hành chính của thành phố với các huyện lân cận và của các xã, phường trực thuộc. Việc lập và quản lý Hồ sơ địa giới hành chính đảm bảo đúng quy định. Đến nay toàn bộ hệ thống bản đồ địa giới hành chính của thành phố đã giao nộp và quản lý theo quy định.

3.2.2.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Giai đoạn 2011- 2020, thành phố Phúc Yên đã thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 và Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 13/02/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Bên cạnh đó, trong các năm kế hoạch vẫn rà soát nhu cầu sử dụng đất đối với các dự án phát sinh trong năm kế hoạch trình UBND tỉnh, Sở Tài ngun và Mơi trường phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố Phúc Yên để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Sau khi quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố được UBND tỉnh phê duyệt; UBND thành phố đã tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết và thực hiện.

- Nhìn chung, cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm đầu tư và từng bước hoàn thiện; các quy hoạch luôn đặt mục tiêu phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất đai, gắn liền với bảo vệ mơi trường bền vững; đã góp phần tích cực đưa việc quản lý, sử dụng đất vào nề nếp, mang tính khoa học, đảm bảo quản lý đất đai chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt đã tạo được quỹ đất thu hút đầu tư, triển khai thực hiện các chương trình, dự án phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

3.2.2.3. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Về công tác giao đất: Từ đầu năm 2013 tính đến năm 2020 UBND thành

phố đã hoàn thiện giao đất tại thực địa được 13,5 ha, giao hồn thiện cho 372 hộ gia đình, cá nhân và 24 dự án một số dự án như: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm bao bì giấy cao cấp và linh kiện điện tử của Công ty Cổ phần kỹ thuật Bao bì Cửu Long; Dự án Khu nhà ở TMS Land Hùng Vương của Công ty cổ phần TMS Bất động sản; Dự án khu đất dịch vụ, giãn dân, đất tái định cư và đất đấu giá QSD đất tại khu Gò Sỏi, phường Nam Viêm; Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và gạch Block tại phường Phúc Thắng của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Vĩnh Phúc,...

- Về công tác cho thuê đất: Tính đến năm 2020 UBND thành phố Phúc Yên đã

xét duyệt cho 13 dự án và 06 hộ gia đình cá nhân thuê tại các phường, xã như Hùng Vương, Xuân Hòa, Cao Minh, Ngọc Thanh,.. để thực hiện dự án xây dựng Xưởng gỗ và Xưởng cơ khí; Xây dựng xưởng sửa chữa ơ tơ, thu gom xử lý rác thải công nghiệp, dự án làm trang trại,...

- Về công tác thu hồi đất:

+ UBND thành phố đã thông báo thu hồi đất cho 128 cơng trình, dự án, 29 tổ chức và 1.430 hộ gia đình, cá nhân. Thực hiện thu hồi đất 12 dự án, diện tích thu hồi là 60.296,5 m2. Và ban hành thông báo thu hồi đất cho 25 cơng trình, dự án với tổng diện tích 145.266,7 m2 chủ yếu là các cơng trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

+ Tính đến năm 2020 UBND thành phố tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, bàn giao mặt bằng đối với 26,61 ha để làm dự án Bến xe khách kiêm bãi đỗ xe tại

phường Nam Viêm; Dự án Mở rộng tuyến đường Hoàng Quốc Việt tại phường Trưng Trắc và phường Tiền Châu; dự án đường Nguyễn Văn Cừ từ đường 301 đến khu du lịch sinh thái thung lũng Thanh Xuân tại xã Ngọc Thanh; Dự án Xử lý cấp bách, ngập úng khu vực Công ty HONDA Việt Nam tại phường Phúc Thắng;... Riêng năm 2013, UBND thành phố đã phê duyệt bồi thường GPMB với tổng diện tích là 19,66 ha (Trong đó: Diện tích đất nơng lâm nghiệp: 169.693,2 m2; Diện tích đất ở: 130 m2; Diện tích đất khác: 26.824,9 m2).

+ Phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường và UBND xã, phường giao đất tại thực địa cho một số dự án như: Công ty cổ phần xây dựng số 2 (Vinaconex 2) tại phường Trưng Nhị; Công ty TNHH sản xuất bao bì Phú Thịnh tại phường Phúc Thăng; Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải tại xã Ngọc Thanh; Giao đất tại thực địa cho khách hàng trúng đấu giá quyền sử dụng đất thương phẩm thuộc dự án khu biệt thự và vui chơi giải trí Đại Lải, xã Ngọc Thanh (8 hộ);

- Về công tác chuyển mục đích sử dụng đất: Quyết định cho phép chuyển mục

đích sử dụng đất nơng nghiệp (đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản) sang đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân tại tất cả các xã, phường trên địa bàn, góp phần tăng thu ngân sách cho Nhà nước.

3.2.2.4. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Công tác cấp GCN QSD đất (bao gồm cấp GCN QSD đất lần đầu, đất dịch vụ, đất trúng đấu giá) thường xuyên được quan tâm, giải quyết. UBND thành phố thành lập Tổ cơng tác rà sốt cấp GCNQSDĐ trên địa bàn. Đồng thời phối hợp với Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Phúc Yên tăng cường giám sát các địa phương trong quá trình thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ, kịp thời giải quyết các vướng mắc cho các địa phương và người sử dụng đất.

Tính năm 2013 đến năm 2020, phịng TN&MT đã tham mưu và trình UBND thành phố cấp 3312 GCNQSD đất. Trong đó giai đoạn 5 năm kỳ cuối (2016-2020) UBND thành phố Phúc Yên đã phê duyệt 2.085 GCN QSD đất trong đó cấp GCN QSD đất lần đầu 804 GCN, cấp đất dịch vụ 857 GCN, cấp đất trúng đấu giá 424 GCN với tổng diện tích được cấp giấy từ năm 2017-2020 là 112,86 ha.

3.2.2.5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, hàng năm phịng Tài ngun và Mơi trường phối hợp với các phịng, ban có liên quan, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố tiến hành thống kê diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng và theo đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)