Các toán tử trong OLAP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiết kế Data Warehouse và ứng dụng trong hệ thống thông tin ngành điện (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 3 : OLAP VÀ DATAWAREHOUSE

3.4. Các toán tử trong OLAP

Trong khi làm việc với OLAP, chúng ta thường sử dụng một số các toán tử cơ bản. Các tốn tử này được minh hoạ theo hình vẽ bên dưới với mơ hình đa chiều của cơng ty AllElectronics.

Hình 22: Các tốn tử trong OLAP

Lược đồ đa chiều này bao các chiều như Thành phố, Thời gian, và Sản phẩm. Chiều

Thành phố được nhóm theo tiêu chí là thành phố (city), chiều Thời gian được nhóm theo các tiêu chí tháng (quarter), chiều Sản phẩm nhóm theo tiêu chí loại sản phẩm (type). Độ đo cho lược đồ dữ liệu này là doanh số bán hàng (dollars_sold) (tính theo đơn vị hàng nghìn). Các thành phố được mơ phỏng trên hình vẽ là: Chicago, New York, Toronto, và Vancouver.

3.4.1. Toán tử cuốn lên

Toán tử cuốn lên (roll-up hay drill-up) thực hiện nhóm dữ liệu trên mơ hình dữ liệu đa chiều hay cịn gọi là phép tốn giảm chiều. Hình bên trên minh hoạ kết quả của tốn tử cuốn lên mơ hình dữ liệu đa chiều với việc nhóm dữ liệu trên chiều Thành phố. Chiều

Thành phố được phân cấp theo thứ tự: đường < phố < quận < quốc gia tương ứng với

các thuộc tính street, city, province_or_state, country. Tốn tử này chỉ ra việc nhóm

mức độ cao hơn là quốc gia. Kết quả của mơ hình đa chiều thu được là một khung

nhìn tổng hợp dữ liệu theo từng quốc gia chứ không phải là cách mô tả chi tiết theo từng thành phố.

Khi toán tử cuốn lên thực hiện giảm chiều, một số các chiều trong mơ hình sẽ bị loại bỏ đi. Ví dụ như khi ta quan tâm đến toán tử cuốn lên trên chiều Thành phố thì ta

thường quan tâm đến việc nhóm dữ liệu theo khu vực hơn là theo chiều thời gian.

3.4.2. Toán tử khoan sâu

Toán tử khoan sâu (drill-down) là ngược với toán tử cuốn lên. Toán tử này thực hiện đưa ra khung nhìn dữ liệu từ mức tổng quát đến mức chi tiết. Hình vẽ trên chỉ ra kết quả của toán tử này được thực hiện trên mơ hình dữ liệu đa chiều Bán hàng bằng cách đưa ra chi tiết dữ liệu theo chiều Thời gian với độ phân cấp là ngày < tháng < quý <

năm tương ứng với các thuộc tính là day, month, quarter, year. Toán tử này đi đến

mức chi tiết từ cấp độ xem xét dữ liệu theo từng quý xuống đến mức độ chi tiết hơn là dữ liệu theo tháng. Đây là kết quả chi tiết bán hàng theo từng tháng thay vì kết quả tổng hợp bán hàng theo từng quý như khung nhìn ban đầu.

Tốn tử khoan sâu là việc đưa ra thêm dữ liệu chi tiết cho nên toán tử này thực hiện bằng cách thêm chiều tới mơ hình dữ liệu.

3.4.3. Tốn tử cắt lát và thu nhỏ

Toán tử cắt lát (slice) thực hiện đưa ra một khung nhìn về một chiều cụ thể từ mơ hình đa chiều ban đầu. Trong hình vẽ trên, tốn tử này thực hiện đưa ra dữ liệu bán hàng với tiêu chuẩn chỉ xét dữ liệu là quý 1. Toán tử thu nhỏ (dice) thực hiện tạo ra một mơ hình đa chiều nhỏ hơn. Hình vẽ trên chỉ ra tốn tử thu nhỏ thực hiện trên việc lựa chọn ra 3 chiều với các tiêu chuẩn lần lượt là: (thành phố = “Toronto” và “Vancouver”),

(thời gian = “Q1” và “Q2”) và (sản phẩm =“thiết bị an ninh” và “máy tính”).

3.4.4. Tốn tử xoay

Tốn tử xoay (pivot hay rotate) là phép tốn trực quan thực hiện việc xoay khung nhìn dữ liệu theo một trục xoay nào đó. Hình vẽ trên mơ tả tốn tử xoay thực hiện trên trục xoay là sản phẩm và thành phố trên mơ hình dữ liệu đa chiều ban đầu.

3.4.5. Một số toán tử khác

Một vài hệ thống OLAP đưa thêm một số toán tử khác nữa như khoan ngang (drill- across) thực hiện các truy vấn lên quan đến nhiều bảng sự kiện. Toán tử khoan xuyên (drill-through) sử dụng công cụ SQL để đưa ra dữ liệu ở mức độ chi tiết cùng với các dữ liệu trong các bảng quan hệ của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiết kế Data Warehouse và ứng dụng trong hệ thống thông tin ngành điện (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)