Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (Trang 27 - 31)

Chủ tịch Hổ Chí Minh đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng; giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước và giá trị vô cùng to lớn của giáo dục trong xây dựng xã hội mới. Bác khẳng định “ Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ (Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội).

Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh cịn thể hiện qua câu nói bất hủ của Người “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng” (Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội).

Phát triển tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn giữ quan điểm coi “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ yêu cầu về quyền được học tập của nhân dân.

Mở rộng ra, “ phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” có nghĩa là chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta có tầm quan trọng được đặt vào hàng thứ nhất trong số các chính sách được ban hành.

Năm học 2006-2007, cả nước có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên đang học tập tại hơn 46.300 cơ sở giáo dục đào tạo, trong đó có gần 3 triệu trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, 18 triệu học sinh phổ thông, gần 400

ngàn học sinh Trung học chuyên nghiệp và khoảng hơn 1.032.000 sinh viên đại học, cao đẳng.

Theo đánh giá chung, tình hình lĩnh vực giáo dục đào tạo và học sinh sinh viên năm 2007 tiếp tục ổn định, những chủ trương, biện pháp khắc phục những mặt tồn tại, cải cách thi cử, nâng cao chất lượng giáo dục... đang đi đúng hướng. Phát huy hiệu quả cuộc vận động “nói khơng với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát động “nói khơng với vi phạm đạo đức giáo viên và ngồi nhầm lớp” và “nói khơng với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội” được dư luận ủng hộ.

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của của tồn xã hội nói chung và của ngành giáo dục đào tạo nói riêng nhằm xây dựng dựng một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại và chất lượng, hiện vần cịn tồn tại tình trạng vi phạm các quy định về giáo dục làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, giảm một cách đáng kể uy tín của ngành giáo dục.

Về một số vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục:

Hiện nay, các hoạt động thương mại dịch vụ giáo dục phát triển mạnh, đặc biệt là các cơ sở hoạt động thương mại dịch vụ giáo dục có yếu tố nước ngồi theo nhu cầu đào tạo chất lượng cao của xã hội. Trong xu hướng đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về hợp tác quốc tế trong giáo dục đã bộc lộ nhiều bất cập làm cơ sở cho việc này sinh các hoạt động giáo dục chất lượng kém, thu lợi nhuận cao và hoạt động lừa đảo trong giáo dục.

Các cơ sở sai phạm trong thời gian gần đây có thể thấy như: Đại học Quốc tế Châu Á, Công ty VINAJUCO, Trung tâm đào tạo quản lý cao cấp SITC… Trong q trình hoạt động, các cơ sở này đã khơng tiến hành đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý chuyên ngành ở các địa phương như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội. Đây là sai phạm khá nghiêm trọng, bởi

lẽ, chính quyền sở tại và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương không hề biết về hoạt động tuyển sinh của các cơ sở đào tạo này, thực chất chúng chưa được thành lập theo quy định của pháp luật.

Các cơ sở này trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cũng mắc phải nhiều sai phạmm, cụ thể hoạt động đào tạo Thạc sĩ của các cơ sở này chưa được công nhận, việc sử dụng giáo viên nước ngồi khơng đạt tiêu chuẩn và cũng hồn tồn khơng đúng quy định.

Để lừa đảo người học khi chiêu sinh Thạc sĩ, Trung tâm đã sử dụng nhập nhằng các tên gọi Trung tâm Đào tạo quản lý cao cấp SMTC Holding Pte,Ltd và đưa các Logo Tập đoàn SMTC Holding Pte, Ltd, trường American Capital University (ACU) vào các nội dung quảng cáo của chương trình đã cố tình gây hiểu lẫm là Tập đoàn SMTC Holding Pte Ltd trực tiếp thực hiện việc đào tạo hoặc Trung tâm SITC có mối liên kết đào tạo chương trình Thạc sĩ với trường ACU trong khi Tập đoàn SMTC Holding Pte Ltd chưa hề đăng ký hoạt động tại Việt Nam cũng như mục tiêu hoạt động của Trung tâm SITC khơng có chức năng liên kết, đào tạo Thạc sĩ với trường ACU.

Sau khi đóng cửa, Trung tâm SITC còn nợ của các học viên của Trung tâm (đã đóng tiền học nhưng chưa được học), giáo viên và người lao

động của Trung tâm, các đối tác của Trung tâm (tiền thuê địa điểm giảng dạy, trang thiết bị giảng dạy,…) khoảng 27 tỷ đồng (tr.6. Báo cáo Thanh tra Bộ GD&ĐT-2006).

Việc vi phạm các quy định của pháp luật trong việc đăng ký hoạt động đào tạo Thạc sĩ trái phép, quảng cáo chiêu sinh trái quy định của Trung tâm SITC và có dấu hiệu lừa lảo của Michael Yu-Giám đốc Trung tâm SITC đã gây thiệt hại cho học viện, giáo viên và người lao động của Trung tâm, các đối tác của Trung tâm, gây dư luận bất bình, bức xúc trong nhân dân và là bài học trong công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Về một số vi phạm quy định về chương trình, nội dung và kế hoạch giáo giáo dục

Có thể khẳng định rằng, hiện tượng vi phạm quy định về giảng dạy, đặc biệt là giảng không đủ số tiết, bỏ giờ giảng là hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết các cơ sở đào tạo. Giáo viên, giảng viên vẫn đến muộn giờ, nghỉ học nhưng không tổ chức học bù. Ở nhiều cơ sở đào tạo đại học, giảng viên thiếu, việc mời giảng viên bên ngồi cũng đơi lúc gặp phải khó khăn, theo đó, việc giảm bớt giờ giảng thực tế trên lớp là việc rất dễ hiểu. Nhiều lớp học lạm dùng giờ tự quản của học sinh, sinh viên để cắt bớt thời lượng môn học. Đối với các lớp hệ vừa làm, vừa học, thời gian học tối thường tính là 5 tiết, tuy nhiên, nếu thực hiện đúng thì lớp sẽ nghỉ muộn, do đó hầu hết các lớp đều không thực hiện đúng kế hoạch đào tạo về giờ học, nghỉ giữa giờ và số lượng tiết học/ngày học.

Về một số vi phạm quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, chỉ tiêu, thẩm quyền tuyển sinh và một số vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tuyển sinh:

Tuyển sinh là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm trong giáo dục, tính cơng bằng, đúng đắn trong tuyển sinh ln được đề cao và được tồn xã hội quan tâm, theo dõi. Công tác tuyển sinh vì thế ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục ngay từ khâu đầu vào của tất cả các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tuyển sinh - về nguyên lý được tổ chức gồm nhiều khâu và diễn ra rất chặt chẽ, mà ở lĩnh vực tuyển sinh thường xuyên có những hành vi vi phạm hành chính xảy ra, mức độ là hết sức phổ biến và rất phức tạp.

Hành vi tiếp tay cho việc khai man hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển vẫn xảy ra. Thực chất đây là hành vi cố ý bỏ qua những “ sai sót ” ghi trong hồ sơ tuyển sinh của thí sinh, lợi dụng tính phức tạp của tuyển sinh về chế độ ưu tiên để áp dụng có lợi nhưng trái quy định cho thí sinh để trúng tuyển. Theo Báo cáo kết quả công tác thanh tra thi và tuyển sinh năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)