Của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trong quá trình tổ chức thi “một số hồ sơ thí sinh chưa có sự thống nhất giữa giấy khai sinh, học bạ, sổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (Trang 31 - 37)

“một số hồ sơ thí sinh chưa có sự thống nhất giữa giấy khai sinh, học bạ, sổ điểm hoặc thiếu giấy chứng nhận ưu tiên ưu đãi. Việc ghi điểm vào sổ và học bạ cịn nhiều sai sót, chữa điểm khơng đúng quy định”.

Ở một số Trường có hiện tượng tuyển sai đối tượng (tuyển ở mức điểm, đối tượng ưu tiên thấp hơn mức điểm, mức ưu tiên công bố xét tuyển),

hiện tượng này xảy ra ở một số ít các cơ sở đào tạo ngồi cơng lập, đặc biệt xuất hiện phổ biến hơn sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho tuyển Nguyện vọng 2, Nguyện vọng 3, cho thí sinh thi nhờ địa điểm tại các cơ sở khác có tổ chức thi. Nhiều thí sinh khơng đủ tiêu chuẩn thi tuyển (tiêu chuẩn về thời

gian tốt nghiệp, thời gian công tác, hạng tốt nghiệp, ngành tốt nghiệp...) vẫn

được đưa vào danh sách tham gia dự thi và theo học sau khi được công bố trúng tuyển.

Hầu hết Hội đồng tuyển sinh các cơ sở đào tạo đều quyết định tuyển vượt chỉ tiêu đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao, đặc biệt, hiện tượng này là rất phổ biến trong tuyển sinh hệ vừa làm, vừa học (tại chức cũ) xuất phát từ nhu cầu đào tạo và nhu cầu về nguồn thu

kinh phí từ các cơ sở đào tạo. Trên thực tế, nhiều trường đã tuyển vượt trên 50% đến 100% chỉ tiêu tuyển sinh.

Theo Báo cáo Tổng kết công tác tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm

2006-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì:

- Hội đồng Tuyển sinh và cán bộ coi thi một số Trường chưa làm tròn trách nhiệm, làm việc riêng trong lúc coi thi để thí sinh sử dụng tài liệu, sử dụng điện thoại di động trong lúc đang thi…

- Một số Hội đồng Tuyển sinh chưa thực hiện tốt quy định về Ban Đề thi của Quy chế Tuyển sinh như: Hội đồng công bố đề thi quá sớm, do đó khó bảo đảm tính bí mật của đề thi; Khơng cách ly cán bộ ra đề thi; Thành phần Ban Đề thi khơng có Trưởng Mơn thi, khơng có người phản biện đề thi; Chưa bảo đảm quy định về cách lý cán bộ ra đề thi.

- Hội đồng Tuyển sinh các Trường đã cố gắng thực hiện quy trình chấm thi 02 vịng độc lập tại 02 phịng chấm riêng biệt. Tuy nhiên, tại một số Trường vẫn còn hiện tượng cán bộ chấm thi vòng 1 và vòng 2 ngồi cùng một phòng, cán bộ chấm thi vịng 1 có biểu hiện đánh dấu để cán bộ vòng 2 chấm theo hoặc cán bộ chấm thi vịng 2 khơng chấm điểm theo từng ý, chỉ ghi điểm cả câu…

Ngoài ra, trong lĩnh vực tuyển sinh, phần lớn ở các Trường đều xảy ra hiện tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể:

- Tại một số Trường chưa có cơ chế kiểm sốt chặt chẽ dẫn đến việc cán bộ nhà trường tham gia trực tiếp vào cơng tác tuyển sinh có người thân là thí sinh dự thi. Điều này dẫn đến việc tính bí mật cần thiết ở các khâu của quá trình tuyển sinh dễ bị lộ.

- Hiện tượng để lộ số phách bài thi vẫn xảy ra tại một số Hội đồng thi. Số phách bài thi thực chất là số ký hiệu thay thế cho tên và số báo danh của thí sinh được Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh quyết định phương thức ghi cho mỗi bài thi. Khi chấm thi, cán bộ chấm thi khơng thể phát hiện ra bài thi của thí sinh nào. Tuy nhiên, hiện tượng “để lộ số phách” và “biết điểm” trước khi ghép phách và tên, số báo danh vẫn xảy ra. Tại Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh năm 2001 phát hiện 1 trường hợp thí sinh móc nối với cán bộ Phịng Cơng tác Chính trị sinh viên của trường tráo đổi bài thi 3 môn văn, sử, địa.

- Từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cán bộ chấm thi biết được bài thi là của thí sinh và dễ dàng chấm nâng đỡ cho thí sinh. Tuy nhiên nhiều trường hợp cán bộ chấm thi chấm đúng trên bài những cố ý lập bảng điểm sai lệch với kết quả chấm trên bài thi để nếu bị thanh tra, kiểm tra thì đây chi là lỗi sơ suất kỹ thuật.

- Tại một số Hội đồng thi vẫn xảy ra hiện tượng đe dọa dùng vũ lực ngăn cản cán bộ coi thi thực hiện nhiệm vụ. Hiện tượng này thường xảy ra ở những Hội đồng thi liên trường, tức là những hội đồng thi tổ chức bên ngồi trụ sở chính của nhà trường và ở các khu vực thi ngoại tỉnh theo quy định

của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ví dụ như Hội đồng thi Vinh, Hội đồng thi Quy Nhơn, Hội đồng thi Cần Thơ...

Ngoài ra, ở một số Hội đồng thi cán bộ, giáo viên chưa nắm vững quy chế nghiệp vụ thi, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác coi thi nên đã để đề thi lọt ra ngoài. Một số Hội đồng coi thi Bổ túc Trung học phổ thông để xảy ra hiện tượng thi hộ hoặc nhận bài giải từ bên ngồi. Hiện tượng này khơng phải cá biệt mà tương đối phổ biến trong nhiều hội đồng thi, tiêu biểu là hội đồng coi thi THPT Phú Xuyên A, THPT Đồng Quan, THPT Dân lập Xuân Mai tỉnh Hà Tây và THPT Nam Đàn 2 tỉnh Nghệ An.

Cũng theo Báo cáo kết quả thanh tra tuyển sinh đại học, cao đẳng

năm 2007 của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, tình trạng vi phạm các

quy định về tuyển sinh năm 2007 đã được hạn chế so với năm 2006 nhưng vẫn tồn tại. Cụ thể, qua thanh tra phát hiện một số sai sót của cán bộ coi thi mang điện thoại di động vào phòng thi, cán bộ coi thi không thực hiện đúng quy định về ký giấy thi, giấy nháp khi phát cho thí sinh....Nói chung, cơng tác tuyển sinh hàng năm đều có hiện tượng vi phạm Quy chế.

Về một số vi phạm quy định về đánh gía kết quả học tập của người học, vi phạm quy định về quản lý, cấp phát văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân

Tại mỗi cơ sở đào tạo, chất lượng đào tạo thể hiện thông qua một trong những nội dung quan trọng đó là kết quả học tập của người học. Mặt khác, kết quả học tập của người học phản ánh về hình thức thơng qua văn bằng tốt nghiệp mà văn bằng là cơ sở của khả năng tiếp cận việc làm, do đó có thể thấy việc đánh giá đúng kết quả học tập của người học là hết sức quan trọng.

Thời gian vừa qua, nhiều cơ sở đào tạo vẫn còn tồn tại hiện tượng “ xin điểm, mua điểm ”. Đây là hệ quả của bệnh “tiêu cực trong thi cử”, của việc chưa đầu tư và quan tâm đúng mực tới việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, năng lực quản lý cho đội ngũ nhà giáo.

Hiện tượng làm sai lệnh điểm của sinh viên xảy ra ở nhiều trường, trong đó Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được xem là hiện tượng điển hình khiến nội bộ nhà trường mất ổn định trong một thời gian khá dài. Cụ thể là, 3 thí sinh móc nối với giáo viên chấm thi đánh dấu bài thi để được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp hệ chính quy; hay tại Đại học Huế, việc chấm và làm sai lệnh kết quả bài thi Cao học cũng đã bị phát hiện với số lượng nhiều bài thi.

Việc cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, việc làm giả văn bằng, chứng chỉ, văn bằng, chứng chỉ thật nhưng nội dung bị tẩy xóa; văn bằng, chứng chỉ thật nhưng được cấp cho người học không tuân theo đúng quy trình đào tạo, cấp khơng đúng thẩm quyền… xảy ra với mức độ nghiêm trọng ở một số cơ sở đào tạo và gây bức xúc lớn trong xã hội. Điều đáng lo ngại nhất là hiện tượng “học giả, bằng thật”, tức là không chấp hành nghiêm các quy định của quy chế đào tạo từ tuyển sinh, chấp hành chế độ học tập, quy trình đánh giá đến việc thi cử, đánh giá xếp loại và tốt nghiệp, dẫn đến người học được cấp văn bằng, chứng chỉ khơng đúng trình độ tương ứng, chất lượng thật sự thấp nhưng không thể xử lý. Hiện tượng này có cả ở hệ đào tạo chính quy nhưng đặc biệt phổ biến ở hệ vừa làm, vừa học, các hình thức đào tạo từ xa. Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2000 đến đầu năm 2003, các đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra 1.060.312 văn bằng đại học, trong số đó đã phát hiện 5.506 văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp.

Tại một số cơ sở đào tạo, việc cấp văn bằng, chứng chỉ có nội dung sai gây trở ngại cho người sử dụng cũng vẫn thường xảy ra. Hiện tượng này xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản : thứ nhất, do cẩu thả, cơ sở đào tạo viết bằng sai một số nội dung cá nhân của người được cấp bằng ; thứ hai,

trong xu thế hội nhập, nhiều chuyên ngành đào tạo mới ra đời được xã hội chờ đón, chính vì vậy, khi cấp bằng, lợi dụng việc đào tạo cùng khối ngành,

một số cơ sở đào tạo đã cố ý thay đổi tên nội dung chuyên ngành để tạo điều kiện cho người học sử dụng tấm bằng phục vụ cho chuyên ngành sai đó.

Về một số vi phạm quy định sử dụng nhà giáo, về bảo đảm tỷ lệ giáo viên, giảng viên cơ hữu trong các cơ sở giáo dục, vi phạm quy định về học phí, lệ phí

Về vấn đề sử dụng giảng viên, hiện tượng vi phạm hành chính xảy ra rất đáng quan tâm. Theo kết quả giám sát củ Uỷ ban Văn hóa-Giáo dục- Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng năm 2006 tại phiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì „„ 20% giáo viên chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, khoảng 11,6-23,8% (tuỳ theo cấp học) giáo viên không đáp ứng được yêu cầu chun mơn. Có từ 3-5% giáo viên các cấp phổ thơng chưa đạt trình độ chuẩn về đạo đức nghề nghiệp ‟‟.

Trên thực tế, theo quy định về thành lập trường, các trường ngồi cơng lập khi thành lập đề án mở trường phải lập danh sách giảng viên gồm giảng viên của trường và giảng viên kiêm chức cam kết giảng dạy tại trường khi trường được thành lập. Tuy nhiên, số giảng viên của trường và kể cả giảng viên kiêm chức thường là ảo. Sau khi được phép thành lập trường, các cơ sở đào tạo này tổ chức tuyển sinh ngay để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. Đến khi tiến hành đào tạo, hầu hết các trường thực hiện theo phương thức này đều không đủ giáo viên, giảng viên và vi phạm quy định về tỷ lệ giáo viên, giảng viên cơ hữu trên tổng số giáo viên, giảng viên trong cơ sở giáo dục.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng đã xuất hiện một số hiện tượng vi phạm nghiêm trọng trong quản lý tài chính ở các trường đại học, đặc biệt là của các trường ngồi cơng lập, tiêu biểu như : Đại học Châu á, Đại học Dân lập Đông Đô, ĐH Hùng Vương….

Trong những Trường kể trên, những tiêu cực ở Trường Đại học Dân lập Đông Đô là một trong những vụ khá điển hình, mặc các cơ quan hữu trách đã từng bước xử lí, song cho đến nay nó vẫn để lại những suy nghĩ,

đánh giá khác nhau; một bài học cảnh tỉnh cho những người làm công tác quản lý giáo dục; Xử lý nghiêm khắc đối với những sai phạm của trường đại học dân lập Đông Đô cũng như với những sai phạm của các cơ sở giáo dục khác sẽ đảm bảo cho ngành giáo dục Việt Nam đi theo đúng định hướng XHCN, chống khuynh hướng thương mại hoá giáo dục.

Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường được thành lập theo Quyết định số 534/TTG ngày 3/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian hoạt động chưa dài, nhưng nội bộ trường đã có những thời mất ổn định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo: Trong các năm 1997, 1998, 1999 do xảy ra sai phạm trong quản lý, nội bộ mất đoàn kết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thanh tra và xử lý sai phạm: cách chức một số cán bộ, giải thể Hội đồng quản trị khoá 1, lập Hội đồng quản trị lâm thời, củng cố tổ chức, chấn chỉnh hoạt động của trường. Hội đồng quản trị trong những năm 2000- 2001, do nội bộ có một số vấn đề rắc rối nên không đề cử được Hiệu trưởng theo quy định của Quy chế trường Đại học Dân lập Đông Đô. Trường chỉ có Quyền Hiệu trưởng, khơng có Phó Hiệu trưởng, gây trở ngại, ách tắc cho công tác quản lý.

Tuy thời gian hoạt động chưa lâu, nội bộ trường đã có những bất ổn định nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác đào tạo, gây dư luận xã hội xấu, đơn thư tố cáo liên tục gửi về các cơ quan chức năng, từ tháng 10/1998, cơ quan Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo phải vào cuộc và đã phát hiện: Từ khi có quyết định thành lập (1994), trường Đơng Đơ khơng có bất cứ khoản vốn góp bằng tiền mặt hoặc tài sản. Việc vi phạm các quy định của Nhà nước trong công tác tổ chức cán bộ, tuyển sinh đào tạo và quản lý tài chính của Trường Đại học Dân lập Đơng Đơ đã được công luận thể hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

Thu nhập của các thành viên trong Hội đồng quản trị nhà trường đã gây cho dư luận bất bình, trong số 06 thành viên của Hội đồng quản trị , trung bình mỗi người thu nhập gần 20 triệu đồng / tháng. Mượn cớ trả

lương cho một số cán bộ, nhân viên trong trường, Ban giám hiệu cũ yêu cầu ông Trần Văn Đắc (nguyên Q. Hiệu trưởng) trích quỹ nhà trường ra 760 triệu đồng để chi, nhưng phương thức chi trả lại không công khai; đa số được 2-3 triệu đồng, một số được 19 triệu một số chức sắc trưởng Khoa, Phịng thì được 24 triệu , riêng các vị trong Ban GH thì mỗi vị được khoảng 70- 80 triệu; Theo nhận xét của cơ quan Thanh tra Bộ Giáo dục & Đào tạo thì mặc dù chưa có quy định về mức thu nhập cho loại hình này, nhưng với đặc điểm nghề nghiệp như trên là hồn tồn khơng thoả đáng, trái với quy định về sử dụng nguồn thu phí từ đào tạo.

Về vấn đề học phí, lệ phí cũng đang tồn tại nhiều hiện tượng vi phạm. Nhiều cơ sở đào tạo ngồi cơng lập vi phạm quy định về học phí do thu học phí ở mức cao hơn so với quy định. Đây là vấn đề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần xem xét điều chỉnh mức thu học phí bởi đây là những cơ sở đào tạo do dân đầu tư kinh phí, khơng được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Hiện tượng thu lệ phí vượt mức quy định cho hoạt động tuyển sinh cũng xảy ra ở nhiều cơ sở đào tạo. Một số cơ sở đào tạo hiện vẫn thu lệ phí

phục vụ thi tốt nghiệp, thực chất pháp luật khơng quy định loại lệ phí này,

tuy nhiên các cơ sở đào tạo vẫn ngang nhiên ban hành và thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)