Tiếp nhận hồ sơ; Kiểm tra thuế; Ấn định thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan (Trang 46 - 50)

- Quyền ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu thuế.

1. Tiếp nhận hồ sơ; Kiểm tra thuế; Ấn định thuế

SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT

QUY TRÌNH THỦ TỤC KHAI THUẾ, ẤN ĐỊNH THUẾ, NỘP THUẾ

2.2.1.1 Khai thuế

Hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là hồ sơ hải quan[1 Điều 31]. Ngƣời nộp thuế có nghĩa vụ khai thuế theo từng lần phát sinh, trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài chính phát hành; tự tính thuế và nộp hồ sơ hải quan trực tiếp tại cơ quan hải quan hoặc thông qua giao dịch điện tử. Trƣờng hợp hồ sơ hải

Ngƣời nộp thuế

Khai thuế, tính thuế, nộp hồ sơ hải quan

Nộp thuế

Cơ quan hải quan

1. Tiếp nhận hồ sơ; Kiểm tra thuế; Ấn định thuế Ấn định thuế

công tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đăng ký tờ khai. Nếu không chấp nhận đăng ký, phải thông báo ngay lý do cho ngƣời nộp thuế. Nếu hồ sơ hải quan đƣợc nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan hải quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Kiểm tra hồ sơ khai thuế chƣa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho ngƣời nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.

Thủ tục khai thuế đƣợc xem là phức tạp không chỉ với ngƣời nộp thuế, mà cả với cơ quan hải quan bởi tính đa dạng và chun biệt của các loại hình xuất nhập khẩu hàng hóa cũng nhƣ đối tƣợng áp dụng. Thậm chí, có mặt hàng khi xác định mã số tính thuế, Hội đồng Hải quan thế giới phải tiến hành biểu quyết. Vì nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, vi phạm về thuế trong lĩnh vực hải quan cũng chủ yếu ở nội dung khai thuế của ngƣời nộp thuế, cụ thể là khai báo sai các yếu tố tính thuế, phƣơng pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp.

Bên cạnh đó, có những văn bản hƣớng dẫn Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế xác định một số mặt hàng chỉ đƣợc làm thủ tục hải quan, thủ tục thuế tại những Chi cục Hải quan cụ thể cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp, thậm chí, vi phạm quyền tự do kinh doanh của công dân. Chẳng hạn, hàng tiêu dùng theo danh mục do Bộ Công thƣơng ban hành không đƣợc chuyển cửa khẩu, mà phải làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu đầu tiên; ô tô chở ngƣời dƣới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng chỉ đƣợc làm thủ tục nhập khẩu tại Hải quan các cảng biển Cái Lân, Hải Phịng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu [8]. Do đó, xe ô tô chở ngƣời dƣới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng đƣợc doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam theo đƣờng hàng không qua Sân bay quốc tế Nội Bài hay thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan hải quan báo cáo Bộ Tài chính và xử lý vi phạm hành chính, đồng thời làm thủ tục thơng quan vì đây khơng phải là mặt hàng cấm nhập khẩu, nhƣng cơ quan công an lại không chấp nhận cho đăng ký.

2.2.1.2 Ấn định thuế

Kiểm tra thuế phát hiện có sự khác nhau về yếu tố tính thuế, phƣơng pháp tính thuế và số tiền thuế phải nộp do công chức hải quan xác định so với khai báo của ngƣời nộp thuế, hoặc ngƣời nộp thuế khơng tự tính đƣợc số thuế phải

nộp, cơ quan hải quan sẽ tiến hành ấn định thuế. Ấn định thuế có thể là ấn định yếu tố tính thuế hay tồn bộ số tiền thuế, trong q trình thơng quan hay sau khi hàng hóa đã đƣợc thông quan. Đây là vấn đề thƣờng tạo ra sự xung đột giữa ngƣời nộp thuế và cơ quan hải quan. Ngƣời nộp thuế đƣợc quyền khai thuế, tính thuế dựa trên thơng tin về hàng hóa và trình độ hiểu biết pháp luật hải quan, pháp luật thuế. Ngồi trƣờng hợp khơng tự tính đƣợc số thuế phải nộp, bị ấn định thuế cũng đồng nghĩa với nội dung khai thuế của ngƣời nộp thuế không đƣợc cơ quan hải quan chấp nhận. Khiếu nại về thuế trong lĩnh vực hải quan cũng chủ yếu liên quan đến quyết định ấn định thuế.

Cơ quan hải quan có thể hỗ trợ ngƣời nộp thuế khai thuế, tính thuế trƣớc khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế. Tuy nhiên, khi công chức hải quan đã ký, đóng dấu trên bộ hồ sơ hải quan, mọi sửa đổi, bổ sung chứng từ đều phải có cơ sở pháp lý và đƣợc sự đồng ý của Chi cục trƣởng chi cục hải quan nơi mở tờ khai. Nếu ngƣời nộp thuế sử dụng chứng từ không hợp pháp, hợp lệ; khai báo sai về mã số, thuế suất, số lƣợng, trị giá… so với hàng hóa thực tế, cơ quan hải quan sẽ ấn định thuế.

Luật Quản lý thuế năm 2006 không quy định nội dung truy thu thuế và thời hạn truy thu là 1 năm hay 5 năm tính từ ngày phát hiện nhầm lẫn hay khai báo sai nhƣ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu năm 2005. Có nghĩa là, cơ quan hải quan có thể ấn định thuế đối với tất cả các lô hàng đã thông quan của ngƣời nộp thuế nhằm tạo ra sự công bằng giữa các doanh nghiệp và đảm bảo thu ngân sách nhà nƣớc. Bởi lẽ, nộp thuế là nghĩa vụ, nếu lô hàng nào đƣợc xác định chƣa nộp thuế thì ngƣời nộp thuế đƣơng nhiên phải thực hiện. Quy định này mâu thuẫn với quy định của Luật Hải quan về việc doanh nghiệp phải lƣu hồ sơ hải quan 5 năm kể từ ngày mở tờ khai. Do vậy, nếu sau khi hết hạn lƣu hồ sơ, ngƣời nộp thuế và cơ quan hải quan sẽ gặp khó khăn về cơ sở giải quyết vụ việc.

2.2.1.3 Nộp thuế

Sau khi hồ sơ hải quan đƣợc đăng ký, kiểm tra thuế, hay trƣờng hợp cơ quan hải quan ấn định thuế, tùy từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và loại hàng hóa, đến thời hạn theo quy định của pháp luật, ngƣời nộp thuế có nghĩa vụ nộp

tín dụng và tổ chức dịch vụ khác do cơ quan hải quan ủy nhiệm thu. Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan cũng có thể thực hiện thu số tiền thuế do ngƣời nộp thuế nộp bằng tiền mặt trong trƣờng hợp kho bạc nhà nƣớc không tổ chức điểm thu tại địa điểm làm thủ tục hải quan.

Pháp luật quản lý thuế và pháp luật hải quan quy định ngƣời nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chấp hành tốt pháp luật có thể đƣợc hƣởng ân hạn thuế. Thực tế cho thấy, nhiều trƣờng hợp ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế trây ỳ, nợ đọng thuế, vi phạm nghĩa vụ nộp thuế có ngun nhân từ chính quy định ân hạn thuế. Số liệu thống kê của Ngành Hải quan cho thấy, tính đến cuối năm 2008, nợ thuế quá hạn đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hơn 4.253 tỷ đồng, trong đó nợ chuyên thu là 3.459 tỷ đồng. Hơn nữa, quy định về ân hạn thuế còn làm gia tăng khối lƣợng và áp lực công việc cho cơ quan hải quan khi phải tổ chức quản lý, theo dõi nợ đọng thuế.

Quy định về thứ tự thanh toán tiền thuế theo Điều 45 Luật Quản lý thuế năm 2006 rất khó thực hiện. Khi giải quyết thông quan một lô hàng cụ thể, công chức hải quan phải tra cứu nhiều khoản mục trên hệ thống, đồng thời kiểm tra nội dung hồ sơ hải quan, giấy báo có từ Kho bạc, giấy nộp tiền của doanh nghiệp... mới đủ căn cứ xác định các khoản tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh hay tiền phạt. Trong khi đó, sự chậm luân chuyển, yêu cầu về tính xác thực của chứng từ, chƣơng trình hoạt động thiếu ổn định, áp lực thời gian... là nguyên nhân để rủi ro có thể khơng đƣợc kiểm sốt.

2.2.2 Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế 2.2.2.1 Hoàn thuế 2.2.2.1 Hoàn thuế

Trong lĩnh vực hải quan, hoàn thuế là việc ngƣời nộp thuế yêu cầu và cơ quan hải quan xét hoàn trả lại số tiền thuế mà ngƣời nộp thuế đã nộp dựa trên các căn cứ hoàn thuế do pháp luật quy định.

Pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới cũng quy định chế độ hồn thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu khi có bằng chứng chứng minh việc thu thuế là khơng có căn cứ pháp luật [16 tr. 33-103-530]. Ở Indonesia, chế độ hồn thuế cho hàng hóa nhập khẩu đƣợc quy định tại Điều 27 Luật Hải quan; ở Philippines chế độ

này đƣợc quy định tại tiết 106 Luật Thuế quan; ở Trung Quốc, hoàn thuế đƣợc quy định tại Điều 63 Luật Hải quan.

SƠ ĐỒ TỔNG QT QUY TRÌNH THỦ TỤC HỒN THUẾ

Ở Việt Nam, thủ tục hải quan đối với các loại hình xuất nhập khẩu nhƣ nhập kinh doanh, nhập đầu tƣ, nhập gia công, xuất kinh doanh, tạm nhập tái xuất... là khác nhau. Thủ tục thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là một phần của thủ tục hải quan, cho nên, thủ tục hoàn thuế cũng rất đa dạng. Mặc dù pháp luật quản lý thuế quy định đƣợc hoàn thuế là quyền của ngƣời nộp thuế và cơ quan hải quan có trách nhiệm thực hiện, nhƣng do các yếu tố lịch sử và tâm lý, ngƣời nộp thuế thƣờng cảm thấy e ngại đề nghị hồn thuế, cịn cơng chức hải quan cũng có thể lo lắng về trách nhiệm cá nhân khi quyết định hoàn thuế.

Ngƣợc lại, qua các vụ việc khai khống hàng xuất khẩu và chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nƣớc bị phát hiện cho thấy, vẫn còn nhiều kẽ hở để không chỉ tạo ra cơ chế xin - cho, mà cịn là cơ hội để các chủ thể có liên quan lợi dụng. Ví dụ, việc sử dụng tiền mặt trong thanh tốn; nội dung và tính xác thực của những tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế ...

Hiện tại, sau khi ngƣời nộp thuế nộp đủ hồ sơ yêu cầu hoàn thuế, đối với trƣờng hợp hồ sơ thuộc diện hồn thuế trƣớc kiểm tra sau, trong vịng 15 ngày, cơ quan hải quan phải quyết định hồn thuế hoặc thơng báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trƣớc hoàn thuế sau; đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trƣớc,

Ngƣời nộp thuế Cơ quan hải quan

Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu hoàn thuế và nộp cho cơ quan hải quan

Nhận hoàn thuế

1. Tiếp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)