- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5%
1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát
2.2.1. Thanh tra Chính phủ và sự cần thiết tiếp cận vốn ODA
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA, Thanh tra Chính phủ là một chủ thể tham gia vào quá trình tạo lập nguồn vốn ODA trên cơ sở xác định tầm quan trọng và cần thiết tiếp cận vốn ODA đối với việc nâng cao năng lực phát triển ngành thanh tra nói riêng và năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, cơng chức nói chung.
Theo quy định của Luật Thanh tra ban hành năm 2004, Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004 và 2005), Luật Khiếu nại 2011, nhiệm vụ của toàn ngành thanh tra được xác định cụ thể như sau:
Thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của thủ trưởng cùng cấp; giúp thủ trưởng cùng cấp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện các nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng; tham gia xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng [22].
Tiếp đó, bên cạnh những nhiệm vụ này Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng đặt ra cho ngành thanh tra nhiều nhiệm vụ quan trọng về phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng. Tuy nhiên việc triển khai Luật phịng, chống tham nhũng một cách có hiệu quả vẫn còn là một thách thức lớn. Các cơ chế xử lý tham nhũng hiện hành mới chỉ là các biện pháp xử lý bước đầu và chưa thực sự triệt để do hệ thống chính trị, hành chính và tài
chính đang phải thích nghi với việc giảm bớt các quy định về thủ tục một cách nhanh chóng và tự do hóa thị trường. Việc Việt Nam liên tục khơng có thứ hạng cao trong Bảng Chỉ số tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (Theo Bảng chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch thế giới, Việt Nam xếp thứ 25 của nhóm cuối với số điểm từ 2.4-2.6/10 từ năm 2001 và thứ hạng tương tự trong Bảng chỉ số quản trị quốc gia tồn cầu "Kiểm sốt tham nhũng" do Ngân hàng Thế giới thực hiện) là bằng chứng cho thấy việc xử lý tham nhũng hiện vẫn là một thách thức lớn đối với Việt Nam . Mặc dù Luật Phòng, chống tham nhũng đã coi công tác chống tham nhũng như là một phần quan trọng trong q trình cải cách hành chính , song vẫn cần hồn thiện hơn nữa về thể chế và xác định tầm quan trọng của việc tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng như tính minh bạch , trách nhiệm giải trình , tiếp cận thơng tin và sự tham gia giám sát của nhân dân. Với chức năng quản lý nhà nước về cơng tác phịng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ xây dựng chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn và thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật về phịng, chống tham nhũng; thiết lập, duy trì và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về phịng, chống tham nhũng nhằm phục vụ cho cơng tác theo dõi, thông tin và báo cáo về thực trạng tham nhũng và các nỗ lực về phòng, chống tham nhũng.
Để thực hiện thành công những nhiệm vụ được giao, qua đó góp phần thực hiện thành cơng các chương trình, chiến lược quốc gia, năng lực của ngành thanh tra cần được tăng cường tổng thể theo các nội dung trụ cột như: xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về các lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành thanh tra; xây dựng và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, thanh tra viên, kết hợp với đổi mới công tác cán bộ, nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực cho cơ quan thanh tra nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương cũng như hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành, tăng cường nhân rộng kinh
nghiệm thực tiễn tốt trong quá trình triển khai các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục mới trong toàn ngành thanh tra cần thực hiện trong một giai đoạn nhất định và một nguồn tài chính đủ và phù hợp trong khi ngân sách nhà nước hàng năm trong dự toán chưa thể đảm bảo để triển khai đồng bộ các giải pháp trên thực tế.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tranh thủ sự trợ giúp quốc tế trong việc nâng cao năng lực và hoàn thiện thể chế ngành thanh tra, trong cơng tác phịng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã nhận thức rõ vai trò của của nguồn vốn ODA đối với hoạt động của Thanh tra Chính phủ. Chính vì lẽ đó, cùng với sự giúp đỡ của SIDA và UNDP, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị với các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam để thảo luận về khả năng hợp tác trong lĩnh vực này. Sau Hội nghị, SIDA đã cam kết hỗ trợ Thanh tra Chính phủ xây dựng và triển khai Chương trình "Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra đến năm 2010". Tháng 12 năm 2004, tại Hội nghị Nhóm tư vấn các Nhà tài trợ (CG) quốc tế diễn ra tại Hà Nội, Chính phủ Thụy Điển đã chính thức cam kết hỗ trợ tài chính cho Chính phủ Việt Nam thực hiện các dự án liên quan đến công tác chống tham nhũng và được Nhóm các nhà tài trợ quốc tế cử giữ vai trò điều phối giữa các Nhà tài trợ quốc tế có quan tâm đến lĩnh vực này.
Việc tiếp cận nguồn vốn ODA của Thanh tra Chính phủ chứng tỏ quyết tâm của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ trong việc tăng cường năng lực ngành bằng việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động của ngành, nguồn vốn ODA còn nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực cho cả cơ quan thanh tra nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương, cũng như cả hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chun ngành thơng qua việc hồn thiện khung pháp lý về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và nhân rộng kinh nghiệm thực tiễn tốt trong quá trình triển khai các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục mới trong toàn ngành thanh tra.
Xuất phát từ những đặc thù nêu trên, nguồn vốn ODA tại Thanh tra Chính phủ có điểm chung là khoản viện trợ ODA khơng hồn lại khơng ràng buộc nói cách khác là khoản ODA khơng hồn lại khơng kèm theo những điều khoản ràng buộc liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Vốn đối ứng do Thanh tra Chính phủ tự cân đối trong ngân sách hàng năm căn cứ dự toán ngân sách nhà nước cho các hoạt động của chương trình, dự án ODA.
Đối với Thanh tra Chính phủ, căn cứ tiếp cận nguồn vốn ODA cũng khơng nằm ngồi các quy định của pháp luật, cụ thể là: Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001 đến 2010 trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm của tồn hệ thống chính trị từ đến năm 2010 là: "đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế"; Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã xác định rõ mục tiêu cải cách: "xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước" với 4 nội dung chính: cải cách thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính cơng.