Căn cứ, khoản vay, điều kiện và nội dung thỏa thuận vay vốn ODA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại thanh tra chính phủ (Trang 35 - 39)

- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5%

1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát

2.1.2. Căn cứ, khoản vay, điều kiện và nội dung thỏa thuận vay vốn ODA

vốn ODA

2.1.2.1. Căn cứ

Khi hoạch định chính sách vay nợ, các quốc gia trên thế giới (các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản … cũng như các nước đang phát triển như Trung Quốc, Xin-ga-po, Thái Lan, Phi-lip-pin …) căn cứ vào những vấn đề: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch ngân sách nhà nước hằng năm, nhu cầu chi tiêu và đầu tư của nhà nước, yêu cầu và nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ. Nhà nước dự kiến mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hướng vào các đối tượng ở trong và ngồi nước bằng những hình thức huy động vốn thích hợp và có chính sách lãi suất căn cứ vào mặt bằng lãi suất thị trường. Chính sách vay nợ của nhà nước phải lành mạnh hóa nền tài chính tiền tệ quốc gia, góp phần ổn định giá trị đồng nội tệ; mở rộng các hoạt động đầu tư theo định hướng của nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư; góp phần kiến tạo một thị trường tài chính năng động.

Để tiếp cận nguồn vốn ODA, theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 131/2006/NĐ-CP các cơ quan tiếp nhận ODA phải dựa trên các cơ sở như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của cả nước, ngành, vùng và các địa phương; Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo; Chiến lược quốc gia vay và trả nợ nước ngồi và Chương trình quản lý nợ trung hạn của quốc gia; Định hướng thu hút và sử dụng ODA; Các chương trình đầu tư cơng; các chương trình mục

tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu của các ngành, các địa phương; Chiến lược, chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.

Để hợp thức hóa cam kết vốn ODA bằng các văn kiện pháp lý quốc tế, Chính phủ (đại diện là các Bộ, cơ quan ngang Bộ cùng với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các nhà tài trợ tiến hành đàm phán, ký điều ước quốc tế cụ thể về ODA trên cơ sở các chương trình và dự án được các bên thơng qua. Việc ký kết và phê duyệt thỏa thuận khung về vay ODA, thỏa thuận vay cụ thể nhân danh Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.

Để hợp thức hóa cam kết vốn ODA bằng các văn kiện pháp lý quốc tế, Nghị định 131/2006/NĐ-CP quy định: tùy theo tính chất nguồn vốn, cơ quan nào chủ quản chương trình, dự án ODA, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành đàm phán, ký điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Thực tế cho thấy đối với các chương trình, dự án do địa phương là cơ quan chủ quản, trong nhiều trường hợp Bộ quản lý ngành không được mời tham gia đàm phán với nhà tài trợ về nội dung chương trình, dự án ODA mặc dù Điểm b Khoản 1, Điều 45 của Nghị định 131/2006/NĐ-CP đã quy định cụ thể các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan trình Chính phủ về việc ký kết điều ước cụ thể về ODA cho chương trình, dự án thuộc lĩnh vực phụ trách.

2.1.2.2. Khoản vay

Theo quy định tại Luật Quản lý nợ công, vay ODA thông qua thỏa thuận vay được thực hiện như sau: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì vận động, xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA, tổ chức đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về vay ODA, phân bổ vốn ODA cho chương trình, dự án và quản lý nguồn vốn. Việc tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay cụ thể

do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ phân cơng đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển cho Bộ Tài chính thỏa thuận vay đã được ký kết để Bộ Tài chính tổ chức thực hiện.

Các thỏa thuận vay cụ thể được ký kết khi chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay nước ngoài để thực hiện và đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan hoặc đề án sử dụng vốn vay cho các mục tiêu khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nội dung thỏa thuận vay đã được phê duyệt.

2.1.2.3. Điều kiện

Nguồn vốn ODA bao gồm viện trợ khơng hồn lại và vốn vay trong đó chủ yếu là vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển, thời gian hoàn trả dài (thường là 20-30-40 năm) và có thời gian ân hạn (từ 10-12 năm), phải hồn trả cả gốc lẫn lãi. Chính phủ nước tiếp nhận vốn ODA vừa phải quản lý và sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật nước mình, vừa phải theo quy định của Nhà tài trợ theo điều ước quốc tế được ký kết, đồng thời chịu sự quản lý, giám sát của cả hai bên. Trong khơng ít trường hợp phải tn thủ một số điều kiện do nước cung cấp vốn quy định, như mục đích sử dụng, thủ tục giải ngân, phương thức cung ứng vật tư, thiết bị...

Hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được vốn ODA là: (i) GDP bình quân đầu người thấp (dưới 1.000 USD). Nước có GDP bình qn đầu người càng thấp thì thường nhận được vốn ODA viện trợ khơng hồn lại càng lớn hoặc khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi dài; (ii) Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận vốn ODA.

Nhìn chung, các chủ thể cung cấp ODA đều có chính sách riêng và những quy định ràng buộc khác nhau đối với các nước tiếp nhận. Do vậy, ODA ln bị ràng buộc trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là những ràng buộc nhất định về chính trị, kinh tế hoặc khu vực địa lý.

Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hóa mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà khơng hồn tồn phù hợp, thậm chí là khơng cần thiết đối với các nước nghèo. Ví dụ như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).

Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của nước viện trợ. Cụ thể là quốc gia cấp ODA buộc quốc gia tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hố, dịch vụ do họ sản xuất. Ngồi ra, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thỏa thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.

2.1.3. Lãi suất

Vốn ODA cung cấp qua hình thức vay thường có lãi suất ưu đãi (tín dụng ưu đãi). Trong trường hợp cho vay lại vốn vay ODA, lãi suất được tính như sau:

- Cho vay lại bằng ngoại tệ: Trường hợp vay lại bằng ngoại tệ gốc vay nước ngoài, lãi suất cho vay lại bằng 2/3 (hai phần ba) lãi suất thương mại tham chiếu tương ứng với thời hạn cho vay lại tại thời điểm xác định điều kiện cho vay lại. Trường hợp mức 2/3 lãi suất thương mại tham chiếu nêu trên thấp hơn lãi suất vay nước ngoài, lãi suất cho vay lại bằng lãi suất vay nước ngoài. Trường hợp cho vay lại bằng ngoại tệ khơng có lãi suất thương mại tham chiếu, lãi suất cho vay lại bằng lãi suất vay nước ngoài.

- Cho vay lại bằng tiền Việt Nam (Việt Nam đồng): Lãi suất cho vay lại được xác định bằng lãi suất cho vay bằng ngoại tệ cộng với tỷ lệ rủi ro tỷ giá giữa ngoại tệ và Việt Nam đồng. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính tốn và cơng bố mức rủi ro tỷ giá giữa Việt Nam đồng và ba loại ngoại tệ chính là đồng USD Mỹ, EURO và JPY. Trường hợp thị trường ngoại hối có biến động lớn, Bộ Tài chính có thể cơng bố lại mức rủi ro tỷ giá ngay trong kỳ áp dụng. Trường hợp ngoại tệ gốc trong Hiệp định vay khác với ba loại ngoại tệ này, mức rủi ro tỷ giá áp dụng là mức rủi ro tỷ giá của đồng USD.

Ngoài ra, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lãi suất ưu đãi theo mức bằng 30% mức lãi suất cho vay lại bằng ngoại tệ hoặc Việt Nam đồng tương ứng, nhưng không thấp hơn lãi suất vay nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại thanh tra chính phủ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)