Cho đến nay vẫn còn ít nghiên cứu về tình trạng đông cầm máu và thay đổi tế bào ở PNCT.
Gần đây tác giả Hoàng Hương Huyền (2010) nghiên cứu về tình trạng đông cầm máu ở PNCT 3 tháng cuối cho thấy tỷ lệ các rối loạn đông máu ở
quí 3 thai kỳ qua các bất thường xét nghiệm PT, APTT, Fibrinogen, theo thứ tự 5.4%, 0.85%, 83.2%.[2]
Tác giả Đoàn Thị Bé Hùng (2007) nghiên cứu tỷ lệ và nguyên nhân các rối loạn đông máu thường gặp trong sản khoa tại bệnh viện Hùng Vương cho thấy tỷ lệ nguyên nhân gây rối loạn đông máu thường gặp ở sản phụ trước sinh là bệnh lý GTC (46,4%), bệnh lý TSG (18,2%), hội chứng HELLP (8,2%), rau bong non (6,4%), các nguyên nhân khác (2,7%) [9]
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1.Nhóm thai phụ
Gồm 195 thai phụ mang thai 3 tháng cuối đến khám thai tại khoa sản bệnh viện phụ sản Hà Nội.
Tất cả các sản phụ đều làm xét nghiệm SLTC, PT, APTT, định lượng fibrinogen, SLHC, hematocrit, SLBC, công thức bạch cầu.
2.1.1.1.Tiêu chuẩn chọn thai phụ
- Tuổi thai từ 28 tuần, tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối.
- Chu kỳ kinh nghuyệt đều, nhớ chính xác ngày đầu của kỳ kinh cuối hoặc tuổi thai được khẳng định qua kết quả siêu âm lần đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
2.1.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ thai phụ
- Thai phụ có các bệnh liên quan đến rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc các bệnh lý huyết học mắc phải trước khi mang thai.
- Thai phụ đang điều trị các thuốc ảnh hưởng đến đông cầm máu và tế bào trong vòng 10 ngày trước đó.
2.1.1.3.Tiêu chuẩn phân chia tuổi thai:
• 28 – 32 tuần
• 33 – 37 tuần
• ≥ 38 tuần
2.1.2.Nhóm chứng
Gồm 30 phụ nữ bình thường khỏe mạnh trong độ tuổi sinh đẻ. - Không mang thai.
- Không có tiền sử rối loạn chỉ số tế bào, đông máu.
- Không dùng các thuốc có ảnh hưởng đến chỉ số tế bào và dông máu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, vừa hồi cứu vừa tiến cứu có đối chứng. Mỗi thai phụ có một phiếu nghiên cứu theo mẫu thống nhất.
2.2.2.Các biến số nghiên cứu
2.2.2.1.Thông tin chung
- Tuổi thai phụ: ≤ 19, 20 – 24, 25 – 29, 30 – 34, 35 – 39, ≥ 40. - Nơi cư trú: Hà Nội và các tỉnh khác.
- Tuổi thai: 28 – 32 tuần, 33 – 37 tuần, ≥ 38 tuần. - Thứ tự lần sinh: lần 1, lần 2, lần 3.
2.2.2.2.Thông số tế bào
Số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu: tăng, bình thường, giảm. Hb,Hct,MCV,MCHC: tăng, bình thường, giảm.
Công thức bạch cầu: bình thường, bất thường.
2.2.2.3.Thông số đông cầm máu
Fibrinogen: tăng, bình thường, giảm. PT, APTT, TT: tăng, bình thường, giảm.
2.2.2.4.So sánh các giá trị:
- Giá trị trung bình các xét nghiệm
- Tỷ lệ phần trăm thai phụ có giá trị tăng, bình thường, giảm.
*Quy trình nghiên cứu:
- Lựa chọn đối tượng nghiên cứu, thai phụ có thai từ 28 tuần trở đi. - Thực hiện xét nghiệm đông cầm máu ở thai phụ có thai 28 tuần trở đi.
- Tính giá trị trung bình của từng loại xét nghiệm và tỉ lệ thai phụ có các rối loạn xét nghiệm đông máu, tế bào.
- So sánh kết quả xét nghiệm đông máu, tế bào của thai phụ có thai 28 tuần trở lên với nhóm chứng.
2.2.3.Phương tiện và vật liệu nghiên cứu
*Mẫu máu xét nghiệm:
Lấy máu khi thai phụ đến khám thai vào tuần 28 trở đi của thai kỳ.Lấy vào buổi sáng.
Lấy 5ml máu tĩnh mạch cho vào 2 ống nghiệm: Ống đông máu có sẵn chất chống đông natri citrate 3,8% với tỷ lệ 1/10.Ống tế bào có sẵn chất chống đông EDTA nước.
Mẫu máu được bảo quản 250C và vận chuyển bằng hộp xốp, vận chuyển mẫu về khoa xét nghiệm trước 2 giờ sau khi lấy máu.
*Dụng cụ:
- Máy ly tâm hang Hitachi
- Máy đông máu CA 1500 hãng Sysmex
- Máy đếm tế bào tự động XT 1800i hang Sysmex. *Các hóa chất: hang Sysmex
2.2.4.Các kỹ thuật xét nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá
Các kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện theo quy trình đang được áp dụng tại phòng xét nghiệm Đông máu, khoa huyết học - truyền máu bệnh viên Bạch Mai.
* Đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu: Được đếm bằng máy đếm tế
bào tự động.
Đánh giá kết quả:
- SLTC bình thường: 150 - 450G/l, SLTC giảm: < 150G/l, SLTC tăng: > 450G/l.
- SLHC bình thường: 3,9- 5,4 T/l, SLHC giảm: ≤ 3,5 T/l, SLHC tăng: ≥ 5,5 T/l.
- Hb bình thường: 120 – 160 g/l, Hct bình thường 0,4 – 0,45 L/L.
- SLBC bình thường: 4- 10 G/l. SLBC giảm: ≤ 4 G/l, SLBC tăng: ≥ 12 G/l.
- Số lượng bạch cầu trung tính: 41- 74%. - Số lượng bạch cầu ưa axít: 2- 4%. - Số lượng bạch cầu ưa bazơ:0- 1%. - Số lượng bạch cầu Mono: 1-4%. - Số lượng bạch cầu Lympho:25- 35%.
* Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT).
- Nguyên lý: APTT là thời gian phục hồi Ca++ của một huyết tương nghèo TC mà trong đó đã có sẵn cephalin và kaolin. Cephalin có tác dụng thay thế yếu tố 3 TC, kaolin có tác dụng hoạt hóa tối đa yếu tố tiếp xúc. Đây là một xét nghiệm có độ nhạy cao trong phát hiện bất thường con đường đông máu nội sinh.
- Đánh giá kết quả:
• Bình thường: rAPTT = APTT bệnh (giây)/APTT chứng (giây): 0,85 – 1,25
• APTT kéo dài (rAPTT) tăng gặp trong trường hợp rối loạn đường đông máu nội sinh do thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố tham gia đường đông máu nội sinh: VIII, IX, XI, XII, hoặc có chất ức chế đường đông máu nội sinh: Lupus Anticoagulant, hoặc điều trị heparin…
• APTT rút ngắn (r APTT giảm) gặp trong trường hợp tăng hoạt hóa con đường đông máu nội sinh.
* Thời gian Prothrombin (PT).
- Nguyên lý: PT là thời gian đông của huyết tương đã được chống đông sẵn
bằng natri citrate sau khi cho vào một lượng thromboplastin tổ chức và canxi tối ưu. Xét nghiệm này đánh giá toàn bộ các yếu tố của quá trình đông máu ngoại sinh.
- Đánh giá kết quả:
• PT% ( tỷ lệ prothrombin) bình thường: 70-140%.
• PT% giảm trong các trường hợp rối loạn đường đông máu ngoại sinh: giảm tổng hợp do suy giảm chức năng gan, thiếu vitamin K, do tiêu thụ, do điều trị chống đông dạng kháng vitamin K.
• PT% tăng gặp trong các trường hợp tăng hoạt hóa đường đông máu ngoại sinh: đa chấn thương, phẫu thuật vùng tiểu khung…
• INR: chỉ số bình thường hóa quốc tế (International normalized ratio). ISI
PT bệnh INR =
PT chứng
Trong đó, ISI (International Sensitivy Index = chỉ số độ nhạy quốc tế)
Kết quả PT thể hiện bằng INR được sử dụng để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh liều lượng thuốc chống đông dạng kháng Vitamin K).
* Định lượng fibrinogen:
- Nguyên lý: với một lượng thừa thrombin, thời gian đông của mẫu huyết
tương pha loãng sẽ tương quan trực tiếp với nồng độ fibrinogen.
- Đánh giá kết quả:
• Nồng độ fibrinogen bình thường: 2-4g/l.
• Nồng độ fibrinogen tăng: >4g/l.