Thay đổi về tiểu cầu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự thay đổi xét nghiệm tế bào và đông máu ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối 2 (Trang 25 - 27)

Tiểu cầu có vai trò rất quan trọng trong cầm máu và đông máu. Với phụ nữ có thai, sự giảm số lượng hoặc chức năng tiểu cầu cần được lưu ý, bởi các nguy cơ chảy máu có thể xảy ra và đặc biệt là lúc đẻ.

- Số lượng tiểu cầu (SLTC) thường giảm nhẹ.Nguyên nhân giảm tiểu cầu ở phụ nữ có thai có thể do máu bị pha loãng hoặc do tăng dung nạp tiểu cầu, hoặc do giảm sự tạo tiểu cầu ở tủy.

* Giảm tiểu cầu(GTC) do thai: Gặp khoảng 10% phụ nữ mang thai.Đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến GTC trong thai kỳ, chiếm hơn 70% trường hợp GTC khi mang thai [25], [27].

GTC do thai xuất hiện ở hình thái GTC sinh lý trên thai kỳ bình thường, xảy ra trong 3 tháng giữ và 3 tháng cuối, không đi kèm với các biến chứng liên quan đến thai và không làm GTC cho thai lúc mới sinh.

GTC do thai có đặc điểm: - GTC nhẹ.

- Không có triệu chứng xuất huyết trên lâm sàng. - Không có tiền sử chảy máu, xuất huyết.

- Xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. - Không kèm theo tăng HA và protein niệu. - Không có phối hợp GTC bào tthai.

- SLTC trở về bình thường 2 đến 12 tuần sau khi sinh [25]

* Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP: idiophatic thrombocytopaenic purpura)

- ITP chiếm 1% thai kỳ và chiếm 5% GTC đi kèm với thai.

- Là nguyên nhân thường gặp nhất của GTC ở 3 tháng đầu thai kỳ - Nguyên nhân : Do sự có mặt của kháng thể kháng TC dẫn đến TC bị hệ thống lưới nội mô nhận ra và bị tiêu hủy ở lách.

- GTC thường rất nặng nề và có nguy cơ cao làm GTC con lúc mới sinh do kháng thể kháng TC của mẹ truyền cho con qua rau thai.

- SLTC thường giảm nặng dưới 50G/l

- Có tiền sử GTC trước khi có thai hoặc vào 3 tháng đầu của thai kỳ. - Không kèm theo tăng HA và protein niệu.

- SLTC không hồi phục sau sinh.

1.3.2.Thay đổi về các yếu tố đông máu

Trong thời kỳ mang thai, hầu hết các yếu tố đông máu đều tăng hoạt tính [12],[13],[23],[28].

Yếu tố VII có thể tăng gấp 10 lần, yếu tố VIII tăng đáng kể trong quá trình thai nghén.Yếu tố von Willebrand, yếu tố VIII cũng tăng lên trong quá trình thai nghén bình thường [41].Sự tăng lên của yếu tố von Willebrand phản ánh sự tăng tổng hợp protein của nhau thai.Trên lâm sàng thì sự tăng nồng độ yếu tố willebrand dự báo biến chứng sản khoa như : Tăng huyết áp thai kỳ hoặc nhiễm độc thai nghén, là bằng chứng của tổn thương mạch máu. Một số tác giả đã nghiên cứu vấn đề trên và từ đó đưa ra đề xuất định lượng yếu tố von Willebrand vào phác đồ xét nghiệm theo dõi thai nghén có nguy cơ [13].

Yếu tố II, V, IX, XII cũng đều tăng trong quá trình thai nghén.

Yếu tố XIII - yếu tố ổn định sợi huyết tăng rất sớm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, và sau đó lại giảm dần và ổn định ở mức bình thường.

Tuy nhiên, có một yếu tố duy nhất có nồng độ giảm đó là yếu tố XI. Điều này có thể được hiểu là trong thai nghén bình thường, sự giảm yếu tố XI là để cân bằng với sự tăng nồng độ các yếu tố đông máu khác.[32].

Nồng độ Fibrinogen bình thường từ 2 – 4g/l, khi có thai nồng độ tăng khoảng 50% ( 3- 6 g/l ). Chính nồng độ Fibrinogen tăng đã góp phần làm cho tốc độ máu lắng khi có thai tăng lên. [8], [23].

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự thay đổi xét nghiệm tế bào và đông máu ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối 2 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w