của Quốc hội, chính phủ, các bộ, ngành và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp. Xây dựng tổ chức thực hiện tốt cơ chế công khai minh bạch để việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có hiệu quả
Để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát có kết quả thực tế, địi hỏi vừa phải có đầy đủ các quy định của Đảng, vừa phải có đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền các cấp. Vì vậy, phải ban hành đầy đủ hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp… tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới đảm bảo thực hiện cống tác kiểm tra, giám sát có kết quả. Thực hiện tốt việc rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để loại bỏ những văn bản không phù hợp, những văn bản cần sửa đổi bổ sung hay ban hành mới để có chương trình, lộ trình thực hiện cho phù hợp trong toàn quốc, trong từng địa phương, đơn vị. Khi có đầy đủ, đồng bộ chính sách, pháp luật, các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp mới có cơ sở, điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của mình. Đồng thời, qua thực hiện việc kiểm tra, giám sát, Ủy ban kiểm tra phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật khơng cịn phù hợp cần điều chỉnh, những lĩnh vực, quan hệ xã hội còn thiếu sự điều chỉnh
của pháp luật để đề nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp.
Sớm ban hành Luật giám sát của nhân dân để tạo điều kiện phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là vai trò của Mặt trận tổ quốc các cấp và của nhân dân trong công tác giám sát cán bộ, đảng viên, công chức theo hướng: đạo luật phải tạo cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện tốt quyền giám sát mà Hiến pháp đã quy định; thể chế hóa quan điểm của Đảng về cụ thể hóa hiến pháp, về vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; hệ thống hóa các quy định của các văn bản pháp luật từ sau Hiến pháp năm 1992 đến nay vào một đạo luật về giám sát của nhân dân bảo đảm tính pháp lý, hiệu lực thực thi; xác định rõ tính chất giám sát của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức thành viên là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra của nhà nước và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngồi việc ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện trong thực tế, còn phải thực hiện tốt việc minh bạch hóa, cơng khai hóa chính sách, pháp luật, các hoạt động của các cơ quan công quyền, các tổ chức có chức năng phục vụ, dịch vụ công… Công khai, minh bạch là cơ sở để bảo đảm nhà nước pháp quyền hoạt động có hiệu quả, là cơ sở để thực hiện tốt quyền dân chủ của nhân dân. Vì cơng khai, minh bạch là cơ sở để nhân dân có điều kiện thực hiện tốt quyền giám sát của mình và tạo điều kiện phát huy được dân chủ cao hơn, thu hút và tạo điề kiện cho nhân dân tham gia các công việc chung của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt vai trị, trách nhiệm của mình trong giám sát tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức.
Tiến hành rà soát để bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các quy chế, quy định, hướng dẫn cụ thể về việc công khai, minh bạch của từng cấp, từng ngành, tổ chức đảng, chính quyền và đồn thể chính trị - xã hội và tổ chức
thực hiện nghiêm túc trong thực tế. Có quy chế cụ thể và tổ chức thực hiện tốt việc phối hợp trao đổi thông tin giữa Ủy ban kiểm tra với các tổ chức nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các cơ quan thơng tin đại chúng, phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện công tác giám sát giữa các tổ chức này với Ủy ban kiểm tra và ngược lại.Trước hết tiến hành nghiên cứu ban hành Luật về quyền được thơng tin để có cơ sở pháp lý cho tổ chức, cơng dân có điều kiện tiếp cận thông tin để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm giám sát của mình.