việc bảo đảm thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát có hiệu quả
- Muốn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có chất lượng, hiệu quả đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra phải bảo đảm nguồn lực về kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát. Vì vậy, cấp ủy các cấp phải hết sức quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, điều kiện cần thiết cho Ủy ban kiểm tra các cấp hoạt động có hiệu quả.
- Trước mắt, phải bảo đảm các phương tiện, điều kiện chủ yếu sau phục vụ công tác kiểm tra, giám sát:
+ Phương tiện đi lại để cán bộ làm cơng tác kiểm tra, giám sát có điều kiện tiếp cận, dự họp, trao đổi trực tiếp, hoặc tiếp xúc với đối tượng kiểm tra, đặc biệt là đối tượng giám sát.
+ Máy ghi âm để ghi các ý kiến trao đổi, thảo luận của tổ chức đảng, đảng viên, ý kiến phản ảnh của các tổ chức nhà nước, đồn thể chính trị - xã hội…và của quần chúng (khi cần thiết). Máy ghi hình để ghi lại các hình ảnh, tài liệu, hồ sơ, chứng cứ phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
+ Trang thiết bị, phương tiện hiện đại (máy tính, các thiết bị kỹ thuật khác…) để tổ chức hộp thư điện tử, trang Web, hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra các cấp để thu nhận thông tin phản ảnh từ các tổ chức nhà nước, đồn thể chính trị - xã hội, của đảng viên và quần chúng về tình hình tổ chức đảng và đảng viên là đối tượng kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra các cấp,…phục vụ thiết thực cho cơng tác kiểm tra, giám sát.
+ Có chế độ phụ cấp ưu đãi nghề hợp lý để cán bộ kiểm tra chấp hành tốt chế độ sinh hoạt, ăn, nghỉ ở nơi đến kiểm tra, giám sát; không để địa phương, đơn vị nơi được kiểm tra, giám sát thanh toán tiền ăn, nghỉ của cán bộ kiểm tra.
KẾT LUẬN
"Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" [30, Điều 4]. Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta phải "đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", đề ra những yêu cầu, biện pháp cho phù hợp, đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, đấu tranh kiên quyết với những phần tử cơ hội, xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy trong sạch, vững mạnh...
Để thực hiện được điều đó, Đảng ta - người lãnh đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của Nhà nước và xã hội. Kiểm tra đối với nhà nước và xã hội là một chức năng không thể tách rời quyền lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, thơng qua các cơ quan, tổ chức của mình Đảng kiểm tra hoạt động của Nhà nước, trong đó có kiểm tra hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, những người có chức vụ, mọi cán bộ, cơng chức trong bộ máy đó. Đảng kiểm tra hệ thống hành chính nhà nước bằng cách nghe các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước tương ứng báo cáo về mọi mặt hoạt động của bộ máy do mình chỉ đạo, lãnh đạo và trực tiếp kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước của những đảng viên đó.
Đảng có quyền và trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các đảng viên và tổ chức của Đảng hoạt động trong bộ máy nhà nước trong việc
chấp hành và bảo đảm thực hiện đúng, có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền. Là đảng viên của đảng cầm quyền, trách nhiệm của các đảng viên, trước hết là các đảng viên được Đảng phân công nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, và các tổ chức đảng hoạt động trong bộ máy nhà nước, là phải làm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thực hiện đúng, đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng. Do vậy, các đảng viên và tổ chức đảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng, thơng qua đó, Đảng kiểm sốt được tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm bộ máy nhà nước thực hiện đúng và có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, giữ vững bản chất của Nhà nước.
Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đã nêu: Giữ vững bản chất và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tố chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay. Đồng thời Đảng ta yêu cầu:
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát: Các cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.... Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hoạt động của hệ thống Ủy ban kiểm tra các cấp. Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra đảng với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xem xét khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên [14, tr. 162-163].
Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tại buổi làm việc ngày 16/9/2011, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu: Điều mà cán bộ, đảng viên, nhân dân lo lắng là sự xuống cấp về
phẩm chất đạo đức trong một bộ phận cán bộ đảng viên dẫn đến uy tín của Đảng, lịng tin của nhân dân giảm sút, một số cán bộ cấp trên không gương mẫu. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại. Nhiệm vụ đặt ra là phải chặn đứng hư hỏng, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Chính vì vậy, u cầu đặt ra cho công tác kiểm tra thời gian tới rất cao. Phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra; nâng cao bản lĩnh, trình độ, sức chiến đấu; thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra giám sát cần lấy phòng ngừa, xây dựng, biểu dương mặt tốt nhưng phải xử lý nghiêm minh những tiêu cực sai trái trong đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật đảng. Để đạt được điều đó, Đảng phải coi trọng và làm tốt cơng tác kiểm tra, giám sát mới góp phần thiết thực và có hiệu quả trong việc phịng ngừa, khắc phục những nguy cơ có thể nảy sinh của đảng cầm quyền.
Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của mọi tổ chức đảng, là một bộ phận quan trọng trong tồn bộ cơng tác xây dựng đảng, là biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Cơng tác kiểm tra, giám sát không chỉ để khắc phục những khuyết điểm, yếu kém về nhận thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ cơng tác kiểm tra, giám sát, mà cịn làm cho Đảng thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, đảm bảo lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp cách mạng, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Có thể khẳng định, lãnh đạo mà khơng có kiểm tra, giám sát thì coi như khơng có lãnh đạo vì như Bác Hồ đã nói: "Chín