Về tƣ tƣởng chỉ đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Luận án TS. Luật 62 38 01 01 (Trang 56 - 58)

Nhiệm kỳ vừa qua, bên cạnh những thuận lợi nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức do cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế tồn cầu, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại; tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng; các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hịa bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có những diễn biến phức tạp... Những khó khăn thách thức đó đặt ra cho cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói chung và nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp nói riêng rất nặng nề. Trước tình đó, nhiệm vụ chính trị, yêu cầu về công tác xây dựng Đảng đã đặt ra: Phải bảo vệ và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, một Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo cả hệ thống chính trị, trong điều kiện đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước; mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế.

Đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, tư tưởng chỉ đạo phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, coi đó là giải pháp quan trọng góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp đổi mới thành công.

Mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát là góp phần bảo vệ và giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực cầm quyền của Đảng; khắc phục cơ bản tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức trong Đảng; ngăn chặn và đẩy lùi một bước sự suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ; giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm. Tạo được sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong tồn Đảng về cơng tác kiểm tra, giám sát. Nâng cao ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đề cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng ở các cơ quan nhà nước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Đảng, kịp thời phát hiện nhân tố mới để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm ngay từ lúc mới manh nha.

Mặc dù tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và đang thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, góp phần làm nên những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong những thành tựu chung đó, có sự đóng góp tích cực của ngành kiểm tra đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Luận án TS. Luật 62 38 01 01 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)