Giai đoạn trước năm 1945, Việt Nam cịn dưới ách nơ lệ của thực dân, phong kiến Việt Nam, kinh tế xã hội chưa phát triển nên việc lập pháp cũng còn nhiều hạn chế. Ở thời kỳ đầu việc lập pháp chưa phát triển, chơa có sự tách bạch giữa các quy định hình sự, dân sự và tố tụng. Tuy vậy, các quy định về chứng minh và chứng cứ bước đầu đã được quy định trongQuốc triều Hình luật (Luật Hồng Đức) - Bộ luật được ban hành vào thế kỷ thứ XV dưới thời nhà Lê. Trong Quốc triều Hình luật quy định cả vấn đề hình sự và dân sự. Tuy nhiên, Quốc triều Hình luật quy định về vấn đề hình sự là chủ yếu, các quy định về dân sự chưa nhiều và chưa tách bạch mà được quy định xen kẽ trong các chương: Cấm vệ, Hộ hôn, Điền sản và Tạp luật. Các quy định điều chỉnh về hoạt động chứng minh và chứng cứ trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tư tưởng của Nhà nước phong kiến với các quan điểm Nho giáo, những hủ tục lạc hậu và các chế tài hà khắc được phản ánh một cách đậm nét. Tuy nhiên, vẫn có thể nói, lĩnh vực tố tụng, trong đó có TTDS là một trong những lĩnh vực được chú trọng quy
định và đạt nhiều thành tựu trong hệ thống pháp luật Việt Nam ở thế kỷ XV -XVIII.
Trong Quốc triều Hình luật, chế định chứng minh và chứng cứ được thể hiện đặc trưng trong những quy định về xét xử, như việc xác định chứng cứ là cơ sở để định tội. Theo quy định tại Điều 668 của Quốc triều Hình luật thì:“Các hình quan tra hỏi tù phạm, trước hết theo sự tình mà
thẩm xét lời lẽ của tù khai; nếu xét đi xét lại, còn chưa quyết định được tội, cần phải tra hỏi nữa, thì lập hội đồng các quan án, rồi mới tra khảo, trái luật này thì xử phạt 60 trượng. Nếu tang chứng đã rõ ràng, tình lý khơng cịn đáng ngờ nữa, thì dù kẻ tội phạm khơng nhận tội, cũng chiếu tình trạng mà định án.”[87]
Như vậy, việc xét xử phải dựa trên các chứng cứ trên cơ sở xem xét lời khai của các tù nhân. Các quy định đã được kế thừa quy định trong pháp luật Việt Nam về sau này trong việc xác định nguồn chứng cứ qua lời khai của người làm chứng, đương sự và các phương pháp thu thập chứng cứ như lấy lời khai của người làm chứng, tiến hành đối chất. Theo quy định của Quốc triều Hình luật, lời khai của người làm chứng là một chứng cứ có giá trị trong việc giải quyết vụ án. Vì vậy, việc xác định tính chính xác lời khai của người làm chứng được pháp luật quy định khá chặt chẽ thông qua quy định phải xác định tính khách quan của người làm chứng và chế tài rất nghiêm khắc áp dụng đối với tội khai không trung thực của người làm chứng:"Người làm
chứng khơng thể là người vốn ngày thường có quan hệ thân thích hay thù ốn với đương sự. Giấu giếm là có tình thân hay thù ốn, người làm chứng sẽ bị ghép vào tội làm chứng gian, khơng khai rõ sự thực. Hình quan và ngục tri tình mà dung túng đều phải tội"[Điều 714]Tuy khái niệm chứng
cứ, loại chứng cứ, việc xác định chứng cứ chưa được quy định cụ thể và riêng biệt nhưng trong Quốc Triều Hình luật về xét xử, việc định tội dựa trên các chứng cứ khách quan đã được quy định khá rõ nét. Quy định "định án" khi tang chứng đã rõ ràng, tình lý khơng đáng ngờ của Quốc triều Hình luật đã phản ánh bước đầu các vấn đề về chứng cứ đã đượcquy định sơ khai trong pháp luật.
Kế thừa các quy định của Quốc triều Hình luật về việc xét xử, định tội bằng việc xem xét các chứng cứ, khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Quốc triều Khám tụng điều lệ được ban hành đã có những quy định tương đối cụ thể về việc giải quyết cácloại án kiện và chỉ ra các căn cứ, chứng cứ để dựa vào đó xét xử. Cơ sở để xác định chứng cứ đối với mỗi một loại án kiện được quy định riêng, trong đó đặc biệt đề cập đến nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của người kiện tụng:“Những người kiện tụng có đơn cáo trạng
khiếu nại về: Ruộng đất khơng xuất trình văn khế, cưới xin khơng sính lễ cheo hỏi, tài sản khơng có chúc thư, tiền nợ khơng có nghiệm án, trộm cướp khơng có tang vật, cờ bạc khơng có tang chứng, ức hiếp khơng phải là người hiền quý danh vọng thì các nhà mơn khơng được nhận khám tụng. Nếu nhận bừa thì gom xét sự việc trước sau luận bácđi.” [84; tr 247]Như
vậy, theo quy định này thì để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện thì người kiện phải xuất trình được những giấy tờ, chứng cứ kèm theo. Trên cơ sở các giấy tờ làm bằng đó, quan tịa mới được khám tụng (thụ lý vụ án). Nếu người khởi kiện khơng xuất trình được các chứng cứ thì yêu cầu của họ sẽ bị bác. Điều này cho thấy sự phát triển của các quy định của pháp luât tố tụng về chứng minh và chứng cứ so với giai đoạn trước khi ban hành bộ luật Quốc triều Khám tụng điều lệ.“Điểm nổi bật của các quy định pháp
luật tố tụng trong giai đoạn này là giá trị chứng minh của các loại chứng cứ đã được xác định là cơ sở để đánh giá chứng cứ mặc dù cịn chưa mang tính khái qt và chưa trở thành một nguyên tắc tố tụng.”[84; tr 247]Về giá
trị chứng minh của các loại chứng cứ, Quốc triều Khám tụng điều lệ đã xác định chứng cứ bằng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn các chứng cứ khác. Khi giải quyết việc kiện, chứng cứ bằng văn bản được viện dẫn làm căn cứ cho việc kiện và xét xử ràng buộc trách nhiệm đối với các quan tịa. Ngồi ra, việc xác định tính khách quan của chứng cứ bước đầu cũng đã được ghi nhận trong pháp luật:"Lệ kiện tụng sự lăng mạ, phàm lúc lăng mạ phải có
mặt mới được phép viện dẫn chứng cứ làm chứng, trong án trạng liệt ghi tên họ người đó đầu tiên để tra hỏi. Nếu dẫn chứng bừa để giúp tụng lý thì dù phải cũng phạt 5 quan tiền quý"[84; tr 279]Đây là những quy định khá
tiến bộ và đặt nền móng cho việc xây dựng chế định chứng minh và chứng cứ trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam sau này.
Năm 1802, Nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt Luật lệ (Luật Gia Long) thay thế cho Quốc triều Hình luật. Hoàng Việt Luật lệ tuy vay mượn nhiều quy định của pháp luật nhà Thanh và có nhiều điều độc đốn nhưng vẫn có kế thừa một số quy định của Quốc triều Hình luật, Quốc triều Khám tụng điều lệ.Hoàng Việt Luật lệ là một bộ luật hoàn chỉnh và đầy đủ nhất của pháp luật Việt Nam vào thời kỳ đó. Sự hồn chỉnh được thể hiện với tính chất là một bộ luật tổng hợp luật, lệ và quy định về Hình, Hộ, Binh, Cơng, Lễ… thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hộiViệt Nam thời đó. Trong Hồng Việt Luật lệ, các quy định về chứng cứ và chứng minh nằm rải rác trong các quy định về Hình, Hộ, Binh, Cơng, Lễ…. Tuy nhiên, tập trung nhất vẫn là trong các quy định về "Hình luật". Theo đó, khi khởi kiện người đưa đơn phải tiến hành thu thập và cung cấp cho Tòa án các chứng cứ mới được chấp nhận:"Phàm đơn gửi Tòa án chỉ cho phép một đơn thưa một việc, thưa
chuyện phạm tội thật có bằng chứng. Thừa Thẩm quan lúc xử kiện, cung chứng đã xác thực mà có một, hai người khơng đến hầu tịa thì khơng liên quan gì đến bản án."[84, tr.438]Việc kiểm tra các chứng cứ tại phiên tòa là
cơ sở để đánh giá chứng cứ đã được đề cập đến trong các quy định của văn bản pháp luật này.Theo đó, lời khai của người làm chứng phải được kiểm tra và ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với người chứng về lời khai trung thực của mình. "Trong đơn từ liên can đến chứng cớ phải có hai người đồng cam kết ký tên khi tra, xét xử. Nếu hư đốn, đem lời không thật để làm chứng tá thì chiếu đó trị tội. Người làm chứng không thật, ngang ngược chứng bừa thì đồng loạt xử trị với kẻ vu cáo"[83, tr.339]
Năm 1858, đế quốc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng xâm lược nước ta lần thứ nhất. Từ sau Bản hòa ước Giáp thân ngày 6 thán 6 năm 1884 được ký kết, Việt Nam về phương diện pháp lý đã trở thành thuộc địa của Pháp. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, tổ chức tư pháp ở nước ta rất phức tạp, bên cạnh các Tòa án Việt Nam cịn có các Tịa án Pháp. Các Tịa án Pháp có thẩm quyền xét xử tất cả các việc có liên quan đến người Pháp hoặc người nước
ngoài được ưu đãi như người Pháp. Các Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết những việc xảy ra giữa người Việt Nam với nhau hoặc người nước ngồi có địa vị như người Việt Nam. Về luật tố tụng, các Tòa án Pháp áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự của Pháp năm 1806, các Tòa án Việt Nam áp dụng Bộ Dân sự tố tụng Bắc kỳ năm 1917, Bộ Hộ sự và Thương sự tố tụng Trung kỳ năm 1942, Bộ Dân sự tố tụng Nam kỳ tức Nghị định 16/3/1910. Trong các Bộ luật Tố tụng dân sự này đều có quy định các vấn đề cơ bản về chứng cứ, chứng minh như quy định về nguồn chứng cứ bao gồm: Thư chứng, vật chứng, lời khai của người làm chứng… Ngoài ra, trong giai đoạn này các quy định về chứng cứ, chứng minh còn được quy định cả trong các văn bản pháp luật dân sự như quy định coi tập quán là một loại chứng cứ, quy định về nghĩa vụ chứng minh của đương sự, trách nhiệm xem xét và sử dụng chứng cứ của Tòa án v.v..
Như vậy, trong giai đoạn trước năm 1945 do nền sản xuất phong
kiến lạc hậu, kinh tế xã hội Việt nam lúc đó chưa phát triển nên trình độ lập pháp cịn hạn chế và các quy định về chứng cứ của pháp luật Việt Nam chưa phát triển. Thời gian đầu, chưa có sự phân biệt giưa các quy định về hình sự, dân sự, hành chính và tố tụng.Các quy định về tố tụng, trong đó có các quy định về chứng cứ trong TTDS còn nằm trong các quy định về hình sự là chủ yếu. Tuy nhiên, bước đầu trong các văn bản pháp luật như Quốc triều Hình luật, Quốc triều Khám tụng điều lệ và Hoàng Việt Luật lệ được Nhà nước phong kiến Việt Nam ban hành đã có các quy định về chứng cứ và chứng minh trong TTDS. Đến khi thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, Nhà nước phong kiến Việt nam dưới sự bảo hộ của Pháp đã ban hành một số văn bản pháp luật quy định về TTDS như Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng Bắc Kỳ năm 1910; Bộ Trung kỳ pháp viện biên chế năm 1935; Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng Trung kỳ năm 1942v.v... Các văn bản này đã quy định tương đối đầy đủ các vấn đề về TTDS, trong đó có các vấn đề cơ bản về chứng cứ và chứng minh trong TTDS. Tuy những quy định này còn mang dấu ấn của tư tưởng phong kiến nhưng cũng có nhiều tiến bộ đã đặt nền tảng cho việc xây dựng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam sau này.