Phân loại chứng cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật việt nam 03 (Trang 37 - 43)

Sự phong phú và đa dạng các nguồn chứng cứ dẫn đến sự phong phú và đa dạng các loại chứng cứ.Mỗi loại chứng cứ, ngoài những đặc điểm chung như khách quan, liên quan mật thiết đến vụ việc dân sự và phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá theo trình tự do pháp luật quy định thì cịn có những đặc điểm riêng của chúng như chứng cứ rút ra từ vật chứng, tài liệu thì mang tính ổn định cịn chứng cứ rút ra từ lời khai của đương sự, người làm chứng thì có khi bị thay đổi. Để giúp cho việc nghiên cứu xây dựng các quy định về chứng cứ và việc xem xét, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong thực tiễn được tốt, lý luận về chứng cứ còn đề cập tới việc phân loại chứng cứ. Theo đó, mỗi chứng cứ có thể được xếp vào các loại khác nhau tùy theo các đặc điểm của chúng và tùy theo cách phân loại. Và việc phân loại chứng cứ cũng chỉ mang tính chất tương đối.

Theo các cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý đã được cơng bố thì trên thực tế có rất nhiều cách phân loại chứng cứ khác nhaunhưng mục đích chung của việc phân loại chứng cứ là xếp chúng thành những nhóm nhất định. “Tuy vậy, việc phân loại chứng cứ không làm thay đổi giá trị

chứng minh của chứng cứ.Việc phân loại chứng cứ chủ yếu có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu và đưa ra những quy định về chứng cứ.Bên cạnh đó, nó cũng có ý nghĩa đối với việc sử dụng chứng cứ trong giải quyết vụ việc dân sự.”[77, tr.175]Đối với việc nghiên cứu và đưa ra những quy

định về chứng cứ, việc phân loại chứng cứ có ý nghĩa giúp cho việc lựa chọn, xây dựng được các quy định về chứng cứ được khoa học, phù hợp với thực tiễn. Đối với việc thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, việc phân loại chứng cứ có ý nghĩa giúp cho việc thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ được đúng đắn và nhanh chóng. Ở Việt Nam, các cách phân loại chứng cứ mang tính phổ biến bao gồm: Phân loại chứng cứ căn cứ vào nguồn chứng cứ; phân loại chứng cứ căn cứ vào hình thức tạo thành chứng cứ; phân loại

chứng cứ căn cứ hình thức tồn tại của chứng cứ; phân loại chứng cứ căn cứ vào mối liên hệ giữa chứng cứ với các tình tiết, sự kiện cần chứng minh của vụ việc dân sự; phân loại chứng cứ căn cứ giá trị chứng minh của chứng cứ đối với vụ việc dân sự v.v…

Thứ nhất, phân loại chứng cứ căn cứ vào nguồn thu nhận chứng cứ.

Căn cứ vào nguồn thu nhận chứng cứ, chứng cứ được phân thành chứng cứ theo người và chứng cứ theo vật. Về ý nghĩa thực tiễn, cách phân loại này giúp xác định các phương pháp thu thập chứng cứ được phù hợp và việc đánh giá, sử dụng chứng cứ được chính xác hơn.

Chứng cứ theo người là chứng cứ rút ra từ lời khai của đương sự, người làm chứng. Như nêu ở trên, đương sự, người làm chứng là người tham gia vào sự việc, chứng kiến sự việc nên lời khai của họ thường chứa đựng những thông tin về vụ việc dân sự.Từ lời khai của họ có thể rút ra được các chứng cứ.Ví dụ:Trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa A và B, C là người làm chứng đã chứng kiến việc thỏa thuận giao kết hợp đồng vay tài sản giứa các bên và A đã trao tài sản cho vay cho B. C đã khai với Tịa án tồn bộ những gì mình đã biết về vụ việc thì những thơng tin trong lời khai của C được sử dụng với tư cách là chứng cứ theo người. Chứng cứ theo người có đặc điểm là phụ tuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức, khả năng nhớ và phản ánh lại sự kiện của đương sự, người làm chứng. Đặc biệt, chúng phụ thuộc nhiều vào thái độ khách quan của đương sự, người làm chứng trong việc tham gia tố tụng. Tất cả những yếu tố này đòi hỏi Tòa án phải lựa chọn, áp dụng các phương pháp thu thập, nghiên cứu và đánh giá loại chứng cứ này cho phù hợp. Chẳng hạn, khi lấy lời khai của người làm chứng thì phải xác định những yếu tố về khả năng nhận thức, mối quan hệ của họ đối với đương sự v.v...“Đối với những chứng cứ được

rút ra từ con người như đương sự, người làm chứng việc nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chúng rất phức tạp. Nét chung nhất của con người với

nghĩa là nguồn chứng cứ bị chi phối rất lớn bởi yếu tố lợi ích, tâm lý, khả năng nhận thức, nhớ và phản ánh lại những gì họ thấy, sự quan tâm của họ đối với sự kiện v.v.. Tất cả những yếu tố này đều phải tính đến khi nghiên cứu, đánh giá và sử dụng các chứng cứ được rút ra từ đương sự, người làm chứng.”[77, tr.176]

Chứng cứ theo vật là những chứng cứ được rút ra từ những vật khác nhau của thế giới vật chất như vật chứng, tài liệu, giấy tờ có chứa đựng những tin tức về vụ việc dân sự.Ví dụ:Trong vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hỏa hoạn A gây ra. Để chứng minh cho yêu cầu của mình, B đã xuất trình cho Tịa án chiếc xe máy của mình bị cháy một phần trong vụ hỏa hoạn đó. Những thông tin, dấu vết do hậu quả của vụ hỏa hoạn để lại trên chiếc xe sẽ được Tòa án dùng để xác định các vấn đề của vụ án là chứng cứ theo vật. Do là bản chất là những thông tin, dấu vết được lưu giữ bởi các vật, tài liệu, giấy tờ nên chứng cứ theo vật ít có thay đổi về giá trị chứng minh trong quá trình sử dụng. Vì vậy, trên thực tế việc thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ theo vật thường ít phức tạp hơn việc thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ theo người. “Thông thường, các chứng cứ được rút ra từ các vật, tài liệu việc

nghiên cứu, đánh giá và sử dụng không mấy phức tạp vì chúng ít bị chi phối bởi ngoại cảnh.”[77, tr.176]Tuy vậy, những thông tin, dấu vết liên

quan đến vụ việc dân sự trên các vật chứng, tài liệu, giấy tờ cũng có thể bị tẩy, xóa mất. Vì vậy, để bảo đảm sử dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi thu thập được các chứng cứ này phải bảo quản cẩn thận để không bị mất, giảm giá trị chứng minh.

Thứ hai, phân loại chứng cứ căn cứ vào hình thức tạo thành chứng cứ.

Căn cứ vào hình thức tạo thành chứng cứ, chứng cứ được phân thành chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại. Về ý nghĩa thực tiễn, cách phân loại này giúp cho việc thu thập, đánh giá chứng cứ được đầy đủ hơn. Có chứng

cứ thuật lại mà chưa có chứng cứ gốc thì có thể căn cứ vào đó mà thu thập chứng cứ gốc.

Chứng cứ gốc là những thơng tin, tình tiết, sự kiện thực tế đầu tiên về sự kiện cần chứng minh. Ví dụ: Bản Hợp đồng vay tài sản được lập giữa A và B khi hai bên thỏa thuận cho nhau vay tài sản. Chứng cứ gốc là nguồn đầu tiên về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự nên việc phản ánh các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự sẽ rõ ràng hơn. Việc kiểm tra, xác minh và đánh giá chứng cứ gốc dễ dàng, ít phức tạp. Chứng cứ gốc có độ chính xác cao nên được tin cậy hơn trong việc sử dụng. Trên thực tế, thông thường trong một vụ việc mà có nhiều loại chứng cứ, có cả chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại thì chứng cứ gốc sẽ được quan tâm sử dụng nhất.

Chứng cứ thuật lại là chứng cứ được sao chép từ chứng cứ khác. Ví dụ: Bản sao Hợp đồng vay tài sản nói trên được lập giữa A và B khi hai bên thỏa thuận cho nhau vay tài sản. Như vậy, giữa chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại có khâu trung gian. Là chứng cứ, thì dù là chứng cứ gốc hay là chứng cứ thuật lại đều có giá trị chứng minh. Nếu trong vụ việc dân sự khơng có chứng cứ gốc thì Tịa án vẫn có thể căn cứ vào chứng cứ thuật lại để giải quyết vụ việc dân sự. Tuy vậy, nếu so với chứng cứ gốc thì độ tin cậy của chứng cứ thuật lại khơng được cao vì việc sao chép lại được thực hiện bởi con người cụ thể, phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của họ. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như ngày nay mà người sao chép không khách quan trong việc sao chép, cố tình làm sai lệch nội dung của chứng cứ thì những thơng tin ban đầu của chứng cứ gốc được sao chép lại sẽ khơng cịn chính xác nữa.“Tam sao thường hay thất bản”, do đó, khi sử dụng chứng cứ thuật lại cần phải đối chiếu với chứng cứ gốc và các loại chứng cứ khác.

Thứ ba, phân loại chứng cứ căn cứ vào mối liên hệ giữa chứng cứ với các sự kiện cần chứng minh.

Cứ căn cứ vào mối liên hệ giữa chứng cứ với các sự kiện cần chứng minh, chứng cứ được phân thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.Về ý nghĩa thực tiễn, cách phân loại chứng cứ này làm cho việc đánh giá nghiên cứu, chứng cứ được toàn diện và đúng đắn.

Chứng cứ trực tiếp là những tin tức, tình tiết, sự kiện thực tế có mối liên hệ trực tiếp đến các tình tiết, sự kiện cần chứng minh trong vụ việc dân sự, căn cứ vào nó có thể xác định ngay có hay khơng có các tình tiết, sự kiện làm cơ sở cho các yêu cầu của đương sự. Mối quan hệ giữa chứng cứ với vụ việc dân sự là mối quan hệ trực tiếp nên dựa vào nó là có thể xác định được ngày các tình tiết, sự kiện cần chứng minh.Ví dụ:Bản Hợp đồng vay tài sản lập giữa A và B là chứng cứ trực tiếp chứng minh cho sự tồn tại của sự kiện giao kết hợp đồng làm cơ sở cho yêu cầu đòi nợ của A. Khi khởi kiện với những chứng cứ trực tiếp được xuất trình thì việc chấp nhận yêu cầu của đương sự sẽ có căn cứ hơn.

Chứng cứ gián tiếp là những tin tức, tình tiết, sự kiện thực tế khơng có mối liên hệ trực tiếp đến các tình tiết, sự kiện cần chứng minh trong vụ việc dân sự nhưng nếu căn cứ vào nó có thể rút ra được giả thiết về các tình tiết, sự kiện làm cơ sở cho các yêu cầu của đương sự. Mối quan hệ giữa chứng cứ gián tiếp với vụ việc dân sự là mối quan hệ gián tiếp vì vậy bản thân chúng đứng độc lập thì chỉ có giá trị đưa ra được giả thiết về sự kiện, tình tiết cần chứng minh. Tuy vậy, nếu được sử dụng kết hợp với các chứng cứ khác thì chứng cứ gián tiếp cũng giúp cho việc làm sang tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự để giải quyết đúng vụ việc dân sự. Ví dụ: Trong vụ tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tai nạn giao thông đã nêu trên bị đơn chống lại nguyên đơn và cho rằng trong ngày xảy ra tai nạn bị đơn ở địa điểm khác. Để khẳng định điều này, bị đơn đã xuất trình hóa đơn thanh tốn tiền nghỉ khách sạn, giấy đi cơng tác.Nếu những tài liệu này là xác thực thì có thể được sử dụng với tư cách là chứng cứ gián tiếp để giải quyết vụ án.

Thực tiễn xét xử của Tòa án đã cho thấy, trong nhiều vụ việc dân sự đều chỉ có các chứng cứ gián tiếp. Đặc biệt, tình trạng này khá phổ biến ở những tranh chấp phức tạp được Tòa án thụ lý giải quyết. Tuy chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp đều có giá trị chứng minh như nhau nhưng việc thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ gián tiếp mang tính phức tạp hơn việc việc thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trựctiếp. Giá trị chứng minh của chứng cứ gián tiếp phụ thuộc vào sự sử dụng kết hợp với các chứng cứ khác, do đó sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu xem xét, sử dụng chứng cứ gián tiếp một cách độc lập. Vì vậy, yêu cầu trong việc nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ gián tiếp là phải nghiên cứu, đánh giá và sử dụng cùng với nhiều chứng cứ khác.

Thứ tư, phân loại chứng cứ căn cứ giá trị chứng minh của chứng cứ đối với vụ việc dân sự.

Cứ căn cứ giá trị chứng minh của chứng cứ đối với vụ việc dân sự, chứng cứ được phân thành chứng cứ tuyệt đối và chứng cứ tương đối.Về ý nghĩa thực tiễn, cách phân loại này giúp cho việc nhận thức, đánh giá và sử dụng chứng cứ được thuận tiện hơn.

Chứng cứ tuyệt đối là các suy đoán do luật định, văn bản viết đã lập sẵn, lời thú nhận trước Tòa án. Đối với loại chứng cứ này có giá trị ràng buộc Tòa án sử dụng trong giải quyết vụ việc dân sự, bởi giá trị chứng minh của chúng đã được pháp luật định sẵn. Thực chất đây là sự suy đoán pháp lý về giá trị chứng minh của các thơng tin, tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự. Ví dụ: Bản hợp đồng mua tài sản đã được công chứng hợp pháp. Đối với những sự kiện, tình tiết ghi trong văn bản đã được công chứng, chứng thực hợp pháp thì khơng phải chứng minh.Vì vậy, chúng có giá trị tuyệt đối. Về vấn đề này, theo ông Coulon thì: “Giá trị làm bằng của

văn bản chứng thực được cơng nhận ở tất cả Tịa án, dù là tòa dân sự, tòa thương mại hay tòa lao động…Nếu trong văn bản chứng thực có những nội

dung khơng phải là những nội dung mà cơng chứng viên đã xác minh thì chỉ có giá trị cho tới khi có chứng cứ ngược lại.”[37, tr.25]

Chứng cứ tương đối là những chứng cứ khơng có giá trị ràng buộc đối với Tòa án trong việc sử dụng mà Tịa án có tồn quyền trong việc xem xét, đánh giá giá trị chứng minh của chúng và sử dụng chúng. “Đặc trưng của chứng cứ tương đối là khơng có giá trị ràng buộc đối với Thẩm phán.”[37, tr.25] Các chứng cứ tương đối bao gồm lời khai của người làm chứng, các hành vi được xác minh tại Tòa án. Các chứng cứ này chỉ được sử dụng để chứng minh một hành vi pháp lý trong những trường hợp đặc biệt.

Như vậy, có thể nói rằng mỗi cách phân loại chứng cứ đều mang một

ý nghĩa riêng.Tuy vậy, việc phân loại chứng cứ đều hướng đến một mục đích là làm sao cho việc sử dụng chứng cứ được hiệu quả hơn trong TTDS, để bảo đảm việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật việt nam 03 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)