Nhƣ̃ng kết quả đa ̣t đƣơ ̣c trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật việt nam 03 (Trang 78 - 81)

Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới đất nước, kinh tế - xã hội nước ta trong những năm qua đã có nhiều thay đổi, quy mô và tiềm lực kinh tế được nâng lên và tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hố, xã hội tiếp tục phát triển.An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Bảo vệ tài ngun, mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu có những chuyển biến tích cực. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hồ bình, ổn định được giữ vững để phát triển đất nước. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả.Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao.Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn

dân tộc tiếp tục được phát huy.Tuy nhiên, kinh tế - xã hội phát triển, các

quan hệ xã hội phát triển cũng kéo theo sự gia tăng các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động. Từ đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những tranh chấp phát sinh từ các quan hệ này ngày một nhiều, đa dạng và phức tạp dẫn đến các vụ việc dân sự Tòa án phải thụ lý giải quyết ngày một nhiều năm sau thường tăng hơn năm trước. Trong nhiều vụ việc dân sợ Tòa án đã thụ lý giải quyết mâu thuẫn giữa các đương sự rất gay gắt, chứng cứ thiếu, gồm nhiều mẩu tin tức vụn vặt, rời rạc nên việc thu thập rất khó khăn làm cho việc giải quyết bị kéo dài nhiều

năm gây tốn kém rất nhiều tiền của và cơng sức cho đương sự và cả Tịa án. Theo số liệu trong các báo cáo tổng kết công tác hằng năm của TANDTC trong 4 năm trở lại đây (từ năm 2011 đến năm 2014) thì các Tịa án các cấp đã phải thụ lý và giải quyết một khối lượng khổng lồ các vụ việc dân sự điều đó cho thấy các Tịa án đã phải giải quyết, xử lý rất nhiều vấn đề về chứng cứ. Cụ thể:

- Năm 2011, Toà án nhân dân các cấp đã giải quyết, xét xử được

222.386 vụ việc, đạt 90%, tăng hơn cùng kỳ năm trước 28.014 vụ việc; trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 207.230 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.730 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.426 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,5% (do nguyên nhân chủ quan 1,4% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,9% (do nguyên nhân chủ quan 1,4% và do nguyên nhân khách quan 0,5%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,1%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,1%.[58]

- Năm 2012,Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 271.306 vụ, tăng

24.391 vụ so với cùng kỳ năm trước; đã giải quyết, xét xử được 246.215 vụ việc (đạt 90%), tăng 23.829 vụ việc. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 231.546 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.484 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.185 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,3% (do nguyên nhân chủ quan 1,2% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,7% (do nguyên nhân chủ quan 1,2% và do nguyên nhân khách quan 0,5%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,4%. Trong năm qua, các Tòa án cũng đã thụ lý 342 yêu cầu tuyên bố phá sản, trong đó đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản đối với 06 trường hợp, ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với 260 trường hợp (trong đó đã ra quyết định tuyên bố phá sản đối với 01 trường hợp) và trả lại đơn yêu cầu đối với 02 trường hợp.

Các trường hợp còn lại đang được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.[59]

- Năm 2013,Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 301.912 vụ, tăng

30.606 vụ; đã giải quyết, xét xử được 274.303 vụ việc (bằng 91%, vượt 1% so với chỉ tiêu đề ra), tăng 28.088 vụ việc so với cùng kỳ năm trước; trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 259.636/285.794 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.509/14.845 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.158/1.273 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,1% (do nguyên nhân chủ quan 1% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,6% (do nguyên nhân chủ quan 1,1% và do nguyên nhân khách quan 0,5%).[60]

- Năm 2014,Tòa án nhân dân các cấp thụ lý 320.912 vụ việc, đã giải

quyết, xét xử 294.443 vụ việc, đạt 91,7% (so với năm 2013, số thụ lý tăng 19.000 vụ việc, giải quyết tăng 20.140 vụ việc). Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 279.800 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.548 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.095 vụ việc. Các Tòa án đã hòa giải thành 137.437 vụ việc dân sự (bằng 54%). Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1% (do nguyên nhân chủ quan 0,9% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,5% (do nguyên nhân chủ quan 1% và do nguyên nhân khách quan 0,5%).[61]

Qua khảo sát thực tiễn công tác giải quyết các vụ việc dân sự và các số liệu thống kê công tác giải quyết các vụ việc dân sự hằng năm nêu trên của các Tịa án cho thấy các Tịa án đã có rất nhiều cố gắng trong cơng tác giải quyết các vụ việc dân sự, đã tập trung khắc phục việc để các vụ việc dân sự bị quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự về cơ bản, các Toà án đã thực hiện đúng quy định của pháp luật, từ việc hướng dẫn cho đương sự thực hiện các nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ cho đến việc Tịa án tích cực xác minh, thu

thập chứng cứ trong những trường hợp do pháp luật quy định, đồng thời việc nghiên cứu xác định chứng cứ, bảo quản, bảo vệ và sử dụng chứng cứ để giải quyếtcác vụ việc dân sự cũng ngày càng tốt và mang tính chuyên nghiệp hơn. Trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định thì tỷ lệ bản án, quyết định bị sửa hoặc bị hủy do không cung cấp, thu thập đầy đủ được các chứng cứ hoặc xác định khơng chính xác giá trị chứng cứ không nhiều.

Sở dĩ việc giải quyết các vụ việc dân sự của các Tòa án nước ta trong những năm gần đây đạt được các kết quả nêu trên, xét dưới góc độ vấn đề chứng cứ cho thấy có ba nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất là do hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được hồn thiện hơn, trong đó có pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự, đặc biệt là các quy định về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự đã không ngừng được hồn thiện. Ngồi các quy định của BLTTDS, LSĐBSBLTTDS thì cịn có các văn bản hướng dẫn của HĐTPTANDTC và các cơ quan có thẩm quyền. Thứ hai, do các Tịa án đã có nhiều nỗ lực cố gằng, áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cũng như chất lượng công tác xét xử. Việc giải quyết các vụ việc nhờ đó cũng ngày một tốt hơn, trong đó có việc thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ. “Với việc quan tâm thu thập chứng cứ, xem xét

kỹ thực địa trong quá trình giải quyết và chú trọng việc rà soát bản án trước khi ban hành, nên số lượng các bản án tun khơng rõ ràng, gây khó khăn cho cơng tác thi hành án dân sự đã giảm rõ rệt (600 trường hợp).”[59]. Thứ ba là

do các đương sự ngày càng nhận thức tốt hơn nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của mình. Trong nhiều vụ việc dân sự, các đương sự đã chủ động hoặc nhờ luật sư hoặc người khác thu thập đủ chứng cứ cung cấp cho Tịa án và tích cực tham gia vào việc nghiên cứu và đánh giá chứng cứ góp phần làm cho việc đánh giá và sử dụng chứng cứ của Tòa án được tốt hơn.

3.1.2. Nhƣ̃ng ha ̣n chế, bất câ ̣p trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về chứng cứ trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật việt nam 03 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)