Biểu đồ 4.10 cho thấy, thời gian chủ yếu của Thằn lằn cá sấu là ẩn nấp trong ống, chiếm 56,3% tổng thời gian quan sát. Tiếp đến là thời gian nghỉ ngơi chiếm 39,7%. Các hoạt động còn lại của Thằn lằn cá sấu diễn ra khá ít. Thời gian di chuyển chỉ chiếm 3% tổng thời gian quan sát, tập tính phơi nắng 0,4%, tập tính cung cấp nƣớc cho da 0,5%, tập tính quan sát 0,1%, tập tính lẩn trốn 0,1%, tập tính ăn 0%.
Do thời gian quan sát đúng thời điểm giao mùa giữa đông và hè, không phải thời gian hoạt động nhiều của Thằn lằn cá sấu. Tại thời điểm này lồi gần nhƣ khơng hoạt động hoặc hoạt động rất ít. Nên thời gian chủ yếu của Thằn lằn cá sấu vẫn là trốn trong ống và nghỉ ngơi. Các tập tính khác diến ra rất ít. Đặc biệt tập tính ăn khơng bắt gặp một lần nào trong suốt thời gian nghiên cứu. Tập
tính cung cấp nƣớc cho da chỉ chiếm 0,5% do thời gian nghiên cứu độ ẩm khơng khí khá cao từ 85- 95%, da của Thằn lằn cá sấu cũng ít bị khơ hơn nên số lần bắt gặp chúng xuống nƣớc để cung cấp nƣớc cho da ít hơn. Tập tính lẩn trốn chỉ xảy ra khi Thằn lằn cá sấu cảm thấy có mối nguy hiểm. Trong đợt quan sát tỷ lệ xuất hiện tập tính lẩn trốn chỉ chiếm 0,1%. Trong điều kiện nuôi nhốt các cán bộ tại trạm đã cố gắng giảm những nguyên nhân có thể gây cho Thằn lằn cá sấu cảm thấy nguy hiểm nhất. Hành động gây cho Thằn lằn cá sấu cảm thấy nguy hiểm trong quá trình quan sát là do vào những ngày có đồn học sinh đến Trạm tham gia khóa học giáo dục mơi trƣờng, các em đƣợc dẫn tham quan khu chuồng nuôi và gây ra những tiếng động lớn, khá ồn ào làm cho Thằn lằn cá sấu hoảng sợ.
4.2.2. Thành phần thức ăn của Thằn lằn cá sấu trong điều kiện nuôi nhốt tại Trạm ĐDSH Mê Linh Trạm ĐDSH Mê Linh
Theo kết quả nghiên cứu từ năm 2012, 2013 đến 2018 cho thấy, trong điều kiện nuôi nhốt tại Trạm ĐDSH Mê Linh, Thằn lằn cá sấu thƣờng ăn 3 loại
thức ăn chính đó là Sâu quy, Giun đất và Dế. Tuy nhiên, các loại thức ăn này đƣợc cung cấp theo những tỷ lệ khác nhau dựa trên việc lựa chọn thức ăn của loài.
Việc lựa chọn thức ăn của Thằn lằn cá sấu đƣợc thể hiện trong biểu đồ 4.11:
Hình 4.11: Biểu đồ lựa chọn thức ăn của Thằn lằn cá sấu trong điều kiện nuôi nhốt.
Hai phần đánh số hình ảnh đƣợc ghi ở trên chƣa thống nhất. Từ biểu đồ 4.11, có thể thấy rằng:
Lƣợng thức ăn cung cấp cho Thằn lằn cá sấu nhiều nhất là giun đất, lƣợng cung cấp ít nhất là sâu quy. Vì trong những tháng đầu năm 2012 tiến hành cho ăn giun và sâu quy sau thời gian quan sát thấy Thằn lằn lằn cá sấu ăn ít hoặc gần nhƣ khơng ăn sâu quy nên sau đó tiến hành cho ăn giun nhiều hơn và cho ăn bổ sung thêm dế.
Trong tổng lƣợng thức ăn mà Thằn lằn cá sấu đã ăn, Sâu quy là loại thức ăn chiếm tỷ lệ ít nhất, chỉ 0,34%. Loại thức ăn đƣợc lựa chọn nhiều nhất là Giun đất, chiếm tới 85,54%. Dế cũng là loại thức ăn mà Thằn lằn cá sấu khá ƣa thích chiếm 14,12% tổng lƣợng thức ăn mà Thằn lằn cá sấu đã ăn.
Qua thời gian quan sát chúng tơi nhận thấy loại thức ăn ƣa thích của Thằn lằn cá sấu là Giun đất và Dế. Từ tháng 3 đến tháng 8 Thằn lằn cá sấu ăn nhiều hơn các tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Những ngày nhiệt độ ngoài trời xuống thấp dƣới 200C thì chúng ít hoạt động và ăn rất ít hoặc khơng ăn vì đây là thời điểm trú đơng của lồi. Mỗi lần cho ăn mỗi cá thể Thằn lằn cá sấu trung bình ăn hết 5g thức ăn gồm giun đất và dế.
Tỷ lệ các loại thức ăn cung cấp cho Thằn lằn cá sấu đƣợc thể hiện trong hình 4.12:
Hình 4.12: Biểu đồ tỷ lệ thức ăn cung cấp cho Thằn lằn cá sấu trong điều kiện nuôi tại Trạm ĐDSH Mê Linh
Kết quả tỷ lệ thức ăn cung cấp cho Thằn lằn cá sấu có thể thấy rằng, trong điều kiện nuôi nhốt, Giun đất là loại thức ăn chủ yếu, luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khẩu phần ăn đƣợc cung cấp (83,39%), tiếp đó là Dế (chiếm 13,5%) và Sâu quy là loại thức ăn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (chỉ 3,11%). Giun đất là loại thức ăn đƣợc Thằn lằn cá sấu yêu thích nhất cũng là loại thức ăn có sẵn tại trạm, chỉ cần 1 -2 giờ ra vƣờn là có thể đủ cho Thằn lằn cá sấu ăn 2 lần liên tiếp. Dế cũng là 1 trong 2 loại thức ăn ƣa thích của lồi, để có dế cung cấp cho TLCS ăn thì cần tiến hành ni tại phịng ni của Trạm. Mức dinh dƣỡng của dế thay đổi theo từng đợt nuôi. Việc mức dinh dƣỡng cao hay thấp là do cách ni và nguồn thức ăn của chúng. Có những đợt khơng đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn tại Trạm. Sâu quy là loại thức ăn Thằn lằn cá sấu khơng thích ăn nhất trong 3 loại đây là lý do sâu quy không đƣợc lựa chọn là thức ăn thƣờng xuyên cho ăn đối với Thằn lằn cá sấu. Sâu quy là loại thức ăn không bảo quản đƣợc lâu dài.
Mặc dù tỷ lệ lựa chọn thức ăn của Thằn lằn cá sấu đối với 3 loại thức ăn là khác nhau tuy nhiên không thể cho chúng ăn chỉ một loại thức ăn vì khơng thể cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng cho loài. Từ đó cần kết hợp các loại thức ăn để cung cấp đầy đủ chế độ dinh dƣỡng cho loài. Dế giúp cung cấp lƣợng canxi cần thiết cho cơ thể Thằn lằn cá sấu. Sâu quy cung cấp canxi và một số chất dinh dƣỡng khác cho cơ thể Thằn lằn cá sấu.
4.2.3. Tình hình sinh trưởng của Thằn lằn cá sấu trưởng thành
Tổng hợp kết quả theo dõi sự sinh trƣởng và phát triển của Thằn lằn cá sấu trong điều kiện nuôi nhốt tại Trạm ĐDSH Mê Linh, các chỉ tiêu về kích thƣớc cơ thể của các cá thể Thằn lằn cá sấu thể hiện trong bảng 4.2.
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp sinh trƣởng của Thằn lằn cá sấu trƣởng thành.
Chỉ số quan sát Tháng 1 Tháng 3 Lƣợng sinh trƣởng SVL (mm) 150,0 147,9 -2,1 Tal (mm) 164,6 163.1 -1,5 HL (mm) 33,9 33,3 -0,6 HW (mm) 20,5 21,1 0,6 G (gam) 86,6 79,4 -1,7
Ghi chú: SVL: Chiều dài thân, TAL: Chiều dài đuôi, HL: Chiều dài đầu, HW: Chiều rộng đầu, G: trọng lượng.
Từ bảng trên nhận thấy, trong 3 tháng theo dõi sinh trƣởng của Thằn lằn cá sấu nuôi nhốt tại Trạm ĐDSH Mê Linh, các chỉ tiêu sinh trƣởng đều giảm. Trọng lƣợng trung bình giảm 1,7g/3 tháng, chiều dài thân trung bình giảm 2,1mm/3 tháng, chiều dài đuôi giảm 1,5mm/3 tháng, chiều dài đầu giảm 0,6mm/3 tháng. Duy nhất chỉ tiêu chiều rộng đầu tăng 0,6mm/3 tháng. Các chỉ tiêu sinh trƣởng giảm do thời gian quan sát đúng thời điểm chuyển giao giữa mùa đông và mùa hè, chƣa kết thúc giai đoạn nghỉ đơng của lồi nên các hoạt động của loài diễn ra rất ít, tiêu tốn ít năng lƣợng và chúng gần nhƣ khơng ăn.
Từ đó có thể thấy rằng, cần có những điều chỉnh về chế độ dinh dƣỡng, lƣợng thức ăn cung cấp cho Thằn lằn cá sấu sau khi kết thúc giai đoạn ngủ đơng của lồi, đồng thời kiểm tra các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của Thằn lằn cá sấu từ đó đƣa ra các biện pháp tăng sinh trƣởng của loài.
4.3. Một số đặc điểm cơ bản về sinh sản của loài
Theo kết quả nghiên cứu và số liệu theo dõi tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh từ năm 2012 đến nay, kết hợp với những quan sát trong thời gian nghiên cứu, đƣa ra một số kết luận sau:
Trong môi trƣờng nuôi nhốt, Thằn lằn cá sấu động dục và giao phối trong điều kiện nhiệt độ khoảng 25-300C, độ ẩm 78-85% vào tháng 5-6, đẻ con vào tháng 1, 2 và 3. Thằn lằn cá sấu thƣờng đẻ từ 2-4 con/lứa, trọng lƣợng con sơ sinh khoảng 2g, tổng chiều dài thân từ 100– 110 mm.
Tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh khi thằn lằn cá sấu cái đến kỳ sinh nở sẽ có một số biểu hiện nhƣ thƣờng xuyên nằm ra bên ngoài trên đất hoặc trên các cành cây, nằm im mấy ngày liền và sau đó nó sẽ sinh khác với giai đoạn thơng thƣờng chúng chủ yếu nằm trong các ống tre. Khi Thằn lằn cá sấu con sinh ra sẽ đƣợc các cán bộ tại trạm đƣa vào phịng ni cách biệt với mẹ.
Thằn lằn cá sấu khác biệt với các loài thằn lằn khác thuộc lớp bò sát bởi chúng đẻ con chứ khơng đẻ trứng, hiện tƣợng nỗn sinh thai, trứng đƣợc nở trực tiếp trong cơ thể con mẹ Nhƣng cũng giống với các lồi khác đó là khi con non
đƣợc sinh ra các cá thể bổ mẹ khơng có hiện tƣợng chăm sóc, bảo vệ con. Chính vì vậy tỷ lệ sống sót của Thằn lằn cá sấu con rất thấp. Để nâng cao khả năng sống sót của các cá thể con các cán bộ tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh tiến hành tách các thể con khi vừa mới đƣợc sinh ra nhằm đảm bảo nhiệt độ môi trƣờng, sinh cảnh sống thích hợp cho các cá thể con.
Thằn lằn cá sấu con đƣợc nuôi trong hộp nhựa trong suốt và cũng đƣợc tạo mơi trƣờng giống với ngồi tự nhiên nhƣ cũng có ống tre, có nƣớc, có đá, có cành để leo trèo.
Thằn lằn cá sấu con sẽ đƣợc theo dõi hàng ngày và cho ăn Giun đất nhỏ. Thời gian cho ăn khoảng 3 ngày/ 1 lần vào mùa đông, mùa hè có thể cho ăn hàng ngày với lƣợng thức ăn ít. Những ngày có nắng con non sẽ đƣợc đem ra phơi nắng 1giờ/ ngày, nhƣng không phơi muộn hơn 9:00 vào buổi sáng và không phơi trƣớc 16:00 buổi chiều. Nếu khơng có nắng thì sẽ đƣợc bật đèn có tia UVB trong 8-10 giờ/ ngày. Việc phơi nắng và bật đèn giúp Thằn lằn cá sấu hấp thụ canxi và đẩy nhanh q trình tiêu hóa thức ăn cho lồi.
Trong năm 2013, tại Trạm đa dạng sinh học Mê linh đã tiến hành theo dõi sinh trƣởng và phát triển của 3 cá thể thằn lằn cá sấu con đẻ năm 2013, kết quả thống kê trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Theo dõi tăng trƣởng của Thằn lằn cá sấu con sinh sản năm 2013 năm 2013
Theo dõi tăng trƣởng của Thằn lằn cá sấu con sinh sản năm 2013
Mã số Chỉ tiêu Sơ sinh T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T 11 S13 Trọng lƣợng (g) 2 5 7 9 10 11 12 14 13 13 TL (mm) 100 120 132 164 166 167 178 184 187 189
S14 Trọng lƣợng (g) 2 5 7 9 10 12 14 17 16 16 TL (mm) 100 117 128 143 144 156 168 185 185 187 S15 Trọng lƣợng (g) 2 5 7 8 9 11 11 11 11 11 TL (mm) 102 120 133 165 167 170 179 184 184 185
Ghi chú: TL: tổng chiều dài
Thằn lằn cá sấu con trong điều kiện nuôi nhốt phát triển khá đều đặn trong 3 tháng đầu, trọng lƣợng tăng trung bình khảng 2,5g/tháng, kích thƣớc cơ thể của các cá thể non tăng trƣởng rất rõ rệt khoảng 10- 32 mm/tháng. Sau 3 tháng đầu các cá thể con vẫn tiếp tục tăng nhƣng không tăng theo điều kiện nhiệt độ giống nhƣ các loài đã trƣởng thành. Thức ăn chủ yếu cho các cá thể Thằn lằn cá sấu non là giun đất nhỏ.