SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ DIỆN THỪA KẾ VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 76 - 77)

THỪA KẾ VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Khi xây dựng Bộ luật Dân sự năm 1995, tiếp đến là Bộ luật Dân sự năm 2005, chúng ta đã kế thừa truyền thống lập pháp của ông cha và học tập kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới, do đó, xét về tổng thể Bộ luật Dân sự đã được xây dựng tương đối toàn diện và phù hợp với điều kiện phát triển và hội nhập. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã khắc phục phần nào những thiếu sót trước đây, nhiều lĩnh vực đã được quy định cụ thể hơn, đầy đủ hơn, phản ánh trình độ và kỹ thuật lập pháp ở nước ta về lĩnh vực dân sự nói chung và lĩnh vực pháp thừa kế nói riêng đã đạt trình độ cao và phù hợp hơn với thực tế đời sống xã hội.

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của loại quan hệ này, bên cạnh những quy định tương đối chi tiết, cụ thể so với hệ thống văn bản pháp luật về thừa kế trước đây, thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế, đặc biệt là việc áp dụng những quy định về diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự 2005 cho thấy những quy phạm của chế định này vẫn còn những bất cập, chưa thực sự đáp ứng được những tình huống phát sinh của quan hệ thừa kế, các tranh chấp về thừa kế vẫn tiếp tục gia tăng và có những diễn biến phức tạp. Do vậy, hồn thiện Bộ luật Dân sự nói chung và các quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật nói riêng là yêu cầu cần thiết.

Từ những vấn đề về lý luận, xã hội và thực tiễn, có thể khái qt việc hồn thiện những quy định về diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật xuất phát từ những yêu cầu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)