Điều chỉnh các quan hệ thừa kế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 25 - 27)

TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1.2.1. Điều chỉnh các quan hệ thừa kế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội kinh tế, xã hội

Trong mỗi quốc gia, pháp luật ln đóng vai trị quan trọng, là cơng cụ điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước, đồng thời là phương tiện không thể thiếu nhằm hướng dẫn các cá nhân, chủ thể trong xã hội thực hiện các hành vi xử sự đúng theo quy định, vừa đảm bảo được lợi ích của cá nhân, vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội.

Pháp luật dân sự ln có vai trị quan trọng trong hệ thống pháp luật, với mục tiêu chính là điều chỉnh các quan hệ tài sản nhằm thúc đẩy phát triển

kinh tế - xã hội và tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Để thực hiện mục đích đó, chế định thừa kế đóng vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh việc chuyển dịch tư liệu sản xuất, thành quả lao động và các giá trị văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau.

Phát triển kinh tế xã hội gắn liền với sự phát triển của các quan hệ sở hữu, bởi quan hệ sở hữu quyết định đến việc phân phối thành quả lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các giai cấp trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, quan hệ sản xuất dựa trên nền tảng là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu tập trung trong tay giai cấp thống trị và được chuyển cho các thế hệ con cháu theo trình tự thừa kế. Vì thế, điều chỉnh quan hệ thừa kế gắn liền với việc điều chỉnh các quan hệ sở hữu. Cá nhân có tài sản có quyền tự do đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực và ngành nghề pháp luật không cấm. Tài sản của họ để lại cho người nào thừa kế là căn cứ theo di chúc của người để lại di sản hoặc theo điều kiện, trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc chế độ sở hữu tồn dân. Cá nhân có quyền sở hữu những tư liệu sản xuất không thuộc tài sản của toàn dân. Nhà nước khuyến khích cá nhân đầu tư trí tuệ, cơng sức, tài sản và vốn để sản xuất kinh doanh dưới các hình thức pháp luật cho phép. Tài sản của cá nhân được pháp luật bảo hộ, cá nhân có quyền để lại thừa kế tài sản của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, hình thức sở hữu tư nhân khơng được khuyến khích phát triển. Trong trường hợp được phép lao động riêng lẻ thì cá nhân có quyền sở hữu tư liệu sản xuất nhỏ phục vụ kinh tế gia đình, pháp luật cho phép cá nhân để lại thừa kế những tư liệu sản xuất đó. Khi kinh tế thị trường hình thành, để khuyến khích cá nhân, hộ gia đình an tâm đầu tư phát triển sản xuất, Nhà nước cho phép các cá nhân, các chủ thể khác có quyền sử dụng đất, trong đó có quyền để lại thừa kế và nhận thừa kế quyền sử

dụng đất để các thế hệ con cháu tiếp tục sản xuất kinh doanh, làm giàu cho gia đình và cho xã hội.

Như vậy, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ln gắn liền với sự phát triển các quan hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu là tiền đề của quan hệ thừa kế, do vậy, pháp luật phải điều chỉnh quan hệ thừa kế và quan hệ sở hữu phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)