Theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân (cấp tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương) nơi có trụ sở của trọng tài đang thụ lý giải quyết tranh chấp.
Theo Điều 49 Luật Trọng tài thương mại thì: "Các bên tranh chấp có
quyền u cầu Hội đồng trọng tài, tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan" [23].
Như vậy, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã mở rộng thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho cả hai cơ quan tài phán hiện nay, đó là, tịa án nhân dân cấp tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương và Hội đồng trọng tài đang giải quyết tranh chấp.
Tại khoản 1 Điều 50 Luật Trọng tài thương mại quy định: "Theo yêu
cầu của một trong các bên tranh chấp, Hội đồng trọng tài có thể chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác" [23].
Khoản 1 Điều 52 có quy định "theo yêu cầu của một bên, Hội đồng
trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp" [23].
Tóm lại, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã giao thẩm quyền xem xét để áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Theo khoản 1 Điều 54 Luật Trọng tài thương mại có quy định:
Sau khi nộp đơn khởi kiện và trước khi thành lập Hội đồng trọng tài, nếu quyền và lợi tích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi lên tịa án có thẩm quyền, u cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời… [23].
Khoản 3 Điều 54 cũng có quy định trình tự thủ tục, áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(Lưu ý, khoản 1 Điều 54 chỉ quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng không quy định việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án. Nhưng cũng cần phải hiểu rằng, theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì một khi tịa án đã có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì tịa án cũng có quyền thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chính vì vậy, khoản 3 Điều 54 đã thể hiện rõ thẩm quyền thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án).
Để tránh sự chồng chéo trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa hai cơ quan tài phán, Luật trọng tài thương mại cũng đã quy định như sau:
- Khoản 3 Điều 50 quy định: "Trong quá trình giải quyết tranh chấp,
nếu một trong các bên đã yêu cầu tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu tại khoản 2 Điều này, sau lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối" [23].
- Khoản 2 Điều 54 có nêu:
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn u cầu tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì tịa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài [23].
Đồng thời cũng để tránh sự hiểu không đúng về yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của một bên, tại khoản 4 Điều 54 cũng đã quy định:
"Trường hợp một bên yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì yêu cầu này không được coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc không bị coi là sự khước từ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài" [23].
Theo Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 thì trình tự, thủ tục, áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo các
quy định từ Điều 99 đến Điều 126 của Bộ luật Tố tụng dân sự với các biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể như sau:
- Kê biên tài sản đang tranh chấp
- Cấm chuyển dịch về quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp - Cấm thay đổi hiện trạng đang tranh chấp
- Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác. - Phong tỏa tài sản tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước, phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
- Cấm hoặc buộc các đương sự thực hiện hành vi nhất định.
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định. Đối với việc một bên hoặc các bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải thực hiện các thủ tục cụ thể như sau:
- Phải có đơn u cầu tịa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể nêu ở trên và sự cam kết chịu trách nhiệm hậu quả (nếu có thiệt hại xảy ra) của biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Đơn u cầu phải có những nội dung chính sau:
+ Ngày, tháng, năm viết đơn; tên địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
+ Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình; lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
+ Nếu người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải là người đại diện hợp pháp của ngun đơn thì phải có giấy ủy quyền hợp lệ.
- Bên yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền kim khí, đá quý hoặc giấy tờ có giá trị, do tòa án ấn định
nhưng phải tương đương với nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dùng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền u cầu.
- Phải có xác nhận đã thụ lý đơn khởi kiện của trung tâm trọng tài mà đương sự đã gửi đơn đến.
- Phải gửi các tài liệu có liên quan tới vụ tranh chấp (nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch và công chứng hợp lệ).
Sau khi nhận được đơn của đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn 3 ngày tòa án phải xem xét cho thụ lý.
- Nếu đủ điều kiện thụ lý thì yêu cầu đương sự nộp án phí và yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm, đồng thời ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Nếu không đủ điều kiện thụ lý thì trả lại đơn cho đương sự.