Hỗ trợ của Tòa án trong việc xác định thẩm quyền của Trọng tà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 87 - 88)

5 Trung tâm Thương mại Cần Thơ 00 00

3.2.2. Hỗ trợ của Tòa án trong việc xác định thẩm quyền của Trọng tà

Luật trọng tài đã tiếp thu nguyên tắc cấm hành vi mâu thuẫn trong tố tụng là nguyên tắc quan trọng đã hình thành lâu đời trong pháp luật tố tụng của các nước phát triển trong luật mẫu UNCITRAL cũng như trong Luật trọng tài của nhiều nước trên thế giới như Luật Trọng tài thống nhất của Hoa Kỳ 1955, Luật Trọng tài của Anh 1996, Luật Trọng tài của CHLB Đức 1998 … Quy định mới của Luật trọng tài (điều 13) xác định: "Khi một bên phát hiện có vi phạm quy định của Luật này hoặc của thỏa thuận Trọng tài mà vẫn thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm trong thời hạn do Luật này quy định thì mất quyền phản đối tại trọng tài hoặc Tịa án" Quy định này có khả năng ngăn chặn một cách có hiệu quả các hành vi cơ hội trong tố tụng trọng tài nhằm đề cao trách nhiệm của các bên trong quá trình tố tụng Trọng tài, hạn chế sự lạm dụng quyền yêu cầu Toà án huỷ quyết định tụngg tài để kéo dài thời gian tranh chấp, gây khó khăn cho phía đối tác. Pháp luật quy định các bên có quyền đưa ra bất cứ sự phản đối nào về thẩm quyền của trọng tài về các bước tố tụng của quá trình trọng tài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên một khi các bên đã biết rằng trọng tài khơng có thẩm quyền nhưng vẫn "im lặng" hoặc vẫn tham gia tố tụng nhưng có phản đối thì được coi là đã chấp nhận thẩm quyền của Trọng tài hoặc được coi là từ bỏ quyền phản đối của mình.

Khắc phục hạn chế tại Điều 30 Pháp lệnh Trọng tài thương mại khi mà các bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng Trọng tài và u cầu Tịa án giải quyết thì q trình tố tụng trọng tài sẽ diễn ra như thế nào? Tác giả xin đưa ra giải pháp như sau: Trong trường hợp này Hội đồng Trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp như bình thường; nếu tịa án quyết định Hội đồng Trọng tài khơng có thẩm quyền thì Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ tố tụng trọng tài. Trường hợp quyết định trọng tài đã được cơng bố thì các bên có quyền u cầu Tịa án hủy quyết định đó. Nếu Tịa án quyết định Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì đương nhiên quyết định trọng tài có hiệu lực thi hành. Quy định như vậy khơng chỉ nhằm giải quyết vụ tranh chấp được nhanh chóng như là một giải pháp đảm bảo phát huy ưu thế của Trọng tài thương mại về mặt tiết kiệm thời gian, mà còn phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Điều 16 Luật Mẫu UNCITRAL quy định: "trong khi yêu

cầu đó đang chờ giải quyết thì Ủy ban trọng tài vẫn có thể tiếp tục tiến hành quá trình tố tụng và đưa ra phán quyết" [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)