- Kế hoạch thực hiện Đề án 30:
2.1.1. Cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2001-2005 (giai đoạ nI thực hiện Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn
thực hiện Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001 - 2010)
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/CP và Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 07/KH-UB ngày 06/6/2002 về cải cách hành chính giai đoạn 2002 - 2005, triển khai đồng bộ bốn lĩnh vực cải cách hành chính là: cải cách thể chế, tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cơng chức và cải cách tài chính cơng. Trong đó, cải cách TTHC là một nội dung trong lĩnh vực cải cách thể chế và được triển khai thực hiện như sau:
- Sốt xét các thủ tục giải quyết cơng việc giữa các cơ quan nhà nước: căn cứ theo quy định về chế độ làm việc của các cơ quan nhà nước (Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND, các văn bản pháp quy của Chính phủ) để thực hiện việc rà soát, xét, phát hiện những quy định, thủ tục còn rườm rà, chồng chéo cần phải bãi bỏ.
- Soát xét các TTHC trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức: UBND tỉnh đã tổ chức sốt, xét tồn bộ những TTHC đang áp dụng để giải quyết các công việc của công dân và các tổ chức; đặc biệt tập trung soát xét các TTHC ở những lĩnh vực "nhạy cảm", "vấn đề nóng" đang được dư luận quan tâm như thủ tục về cấp giấy phép trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư xây dựng, đất đai …
Trong giai đoạn này, Sở tư pháp đã được giao nhiệm vụ thực hiện công tác cải cách TTHC như:
+ Đổi mới quy trình, thủ tục, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính các cấp; quy định và phân cơng trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo, phối hợp soạn thảo và cơ quan thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính các cấp ban hành. Tăng cường năng lực các sở, ban, ngành trong việc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
+ Rà sốt lại tồn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã ban hành; đưa ra danh mục các văn bản, các nội dung cần hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung để các cơ quan có thẩm quyền quyết định.
+ Tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về các TTHC nhằm phát hiện các quy định chồng chéo, gây phiền hà cho nhân dân để đề nghị sửa đổi, bổ sung; từng bước đơn giản hóa các TTHC trên mọi lĩnh vực hoạt động của các cơ quan nhà nước có liên quan đến quyền, nghĩa vụ cơng dân. Mẫu hóa các loại giấy tờ mà cơng dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có u cầu giải quyết các cơng việc về sản xuất kinh doanh và đời sống; cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm giải quyết cơng việc của cá nhân và tổ chức, phải niêm yết công khai đầy đủ mọi thủ tục giải quyết từng cơng việc, thời hạn giải quyết, mức phí, lệ phí, lịch làm việc tại trụ sở…
Năm 2003, thực hiện Quyết định số 181/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 1263/QĐ-UB ngày 26/6/2003 về việc phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình "một cửa" của thị xã Ninh Bình (nay là Thành phố Ninh Bình), các Quyết định số 1909/2004/QĐ-UB ngày 11/8/2004 về việc thực hiện cơ chế "một cửa" trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân tại các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh Ninh Bình.
Cơ chế "một cửa" được hiểu là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối "bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" tại cơ quan hành chính nhà nước. Cơ chế "một cửa" được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để tiến hành cải cách TTHC, đơn giản hóa TTHC.
Kết thúc giai đoạn này, cùng với kết quả của cải cách hành chính thì cơng tác cải cách TTHC trên tất cả các lĩnh vực cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, nhất là các Sở có nhiều thủ tục liên quan trực tiếp đến giải quyết công việc của tổ chức và công dân như: Sở Xây dựng, Sở tư pháp, Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Sở nội vụ đã thực hiện cơng khai hóa, đơn giản hóa các TTHC; khắc phục tình trạng khơng rõ trách nhiệm hoặc đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết công việc; rút ngắn thời gian giải quyết công việc; bước đầu triển khai rà soát các TTHC, từng bước loại bỏ các thủ tục rườm rà, bất hợp lý. Việc cải cách TTHC đã góp phần hạn chế tình trạng gây phiền hà ở một số cơng chức có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết công việc của dân, nâng cao một bước hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết cơng việc.
- Việc thực hiện cơ chế "một cửa" đã triển khai ở 5 cơ quan thuộc UBND tỉnh là Sở tài nguyên môi trường, Sở lao động thương binh và xã hội, Sở Kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp (Theo Quyết định số 1909/2004/QĐ-UB ngày 11/8/2004); và 8/8 huyện, thị xã; 28/145 xã, phường, thị trấn đạt kết quả bước đầu đáng ghi nhận: công khai thủ tục, phí, lệ phí và thời gian giải quyết cơng việc; quy trình thủ tục giải quyết cơng việc được rút ngắn, giảm bớt các đầu mối tiếp nhận hồ sơ quy vào bộ phận "một cửa", tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và nhân dân trong q trình giải quyết cơng việc, như TTHC trong việc giới thiệu địa điểm xây dựng các cơng trình rút ngắn từ 20 ngày xuống 15 ngày; thủ tục cấp phép xây dựng giảm từ 30 ngày xuống 15 ngày, thủ tục đăng ký kinh doanh là 10 ngày… Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, cán bộ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên chất lượng thực hiện cơ chế "một cửa" chưa cao; tiến độ triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" ở các xã, phường, thị trấn còn chậm do trụ sở UBND cấp xã hiện chưa được xây dựng theo đúng quy chuẩn.
Như vậy, việc thực hiện cơ chế "một cửa" và tổng soát xét các TTHC trên mọi lĩnh vực đã tạo được bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, cơng dân, giảm phiền hà cho tổ chức và công dân, chống được tệ tham nhũng của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Nhưng thực tế, ở một số lĩnh vực TTHC vẫn còn rườm rà chưa thuận tiện cho tổ chức và công dân, do việc quy định và tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, thống nhất; việc rà sốt TTHC vẫn cịn nặng tính thụ động, chủ yếu dựa trên cơ sở những quy định mới được ban hành của các cơ quan trung ương để rà soát, sửa đổi cho phù hợp; chưa chú trọng tự rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan rà sốt tìm những mâu thuẫn, bất cập trong hệ thống TTHC để sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tạo sự thống nhất trong hệ thống các thủ tục.