Tổ chức (doanh nghiệp)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 97 - 99)

- Các TTHC đã được rà sốt và có phương án đơn giản hóa TTHC và tiến độ thực thi trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội: [44]

3.3.2.2. Tổ chức (doanh nghiệp)

- Cần tiếp tục thay đổi nhận thức của tổ chức, doanh nghiệp về TTHC và cải cách TTHC: xuất phát từ lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp thì cộng đồng doanh nghiệp chính là đối tượng sẽ thụ hưởng rất nhiều các tác động

tích cực của cơng cuộc cải cách TTHC. Chẳng hạn như: phần lớn các chi phí tuân thủ các TTHC liên quan đến hoạt động doanh nghiệp là do khu vực doanh nghiệp gánh chịu nên chỉ tính đơn giản là nếu như các phương án đơn giản hóa TTHC được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và thơng qua thì tổng số chi phí cho TTHC tiết kiệm được từ phía các doanh nghiệp phải lên tới con số hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm - đây là một con số không nhỏ; ngồi ra cũng phải nói đến chi phí tiết kiệm được tính tốn trên phần lớn các kiến nghị cắt giảm TTHC chưa bao gồm chi phí từ cơ hội do giảm rủi ro cho doanh nghiệp cũng như từ cơ hội phân bổ lại các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Qua đó cho thấy, nhìn từ góc độ doanh nghiệp, cải cách TTHC ở tất cả các ngành, lĩnh vực sẽ không chỉ mang lại những con số cụ thể đáng kể mà còn tăng thêm các cơ hội đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực không chỉ của cộng đồng doanh nghiệp mà còn của cả xã hội.

Với tầm quan trọng như vậy, các tổ chức, doanh nghiệp cần tiếp tục thay đổi nhận thức về TTHC, cải cách TTHC và phải thấy rằng việc tham gia góp ý kiến về TTHC và cải cách TTHC là trách nhiệm, cơ hội và quyền, lợi ích chính đáng của họ.

- Tạo cơ chế thích hợp để tổ chức, doanh nghiệp tham gia góp ý kiến vào TTHC, cải cách TTHC; đặc biệt là những TTHC liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định của nhà nước. Hình thức tham gia, góp ý thơng qua Hội đồng tư vấn cải cách TTHCvà tại các trang webside về TTHC, các cổng thông tin điện tử ở các tỉnh thành, webside diễn đàn doanh nghiệp… đều có phần tham gia góp ý kiến của người dân và doanh nghiệp về TTHC và cải cách TTHC, đây là cơ hội và trách nhiệm không những của mỗi người dân mà còn là của các tổ chức và doanh nghiệp vì chính quyền lợi của bản thân cũng là trách nhiệm với toàn xã hội, thể hiện sự dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước, hài hịa lợi ích của dân và lợi ích nhà nước.

Thực hiện cơ chế tham gia góp ý của tổ chức, doanh nghiệp bằng sự chủ động và nhiệt tình sẽ cho thấy giữa trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan quản lý và quyền lợi, trách nhiệm của các doanh nghiệp thực hiện sẽ có kết quả là các TTHC hợp lý, minh bạch, hợp pháp, khả thi và tiết kiệm chi phí.

- Đội ngũ tư vấn pháp luật cho các tổ chức, doanh nghiệp: Hiện nay, bên cạnh tổ chức, doanh nghiệp là một hệ thống các tổ chức xã hội nghề nghiệp có nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn pháp lý… như đội ngũ Luật sư (Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đồn luật sư các tỉnh, các Cơng ty tư vấn Luật…). Bằng việc sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý không những giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật mà cịn tránh những chi phí khơng cần thiết cho việc bôi trơn khi đến cơ quan hành chính; qua đó cũng nhằm phát hiện để kiến nghị với các cơ quan nhà nước những TTHC rườm rà cản trở doanh nghiệp. Do vậy, để cải cách TTHC trong thời gian tới hiệu quả hơn nữa thì việc doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn pháp lý cũng là một trong những giải pháp cần tiếp tục phát huy, duy trì.

Như vậy, có thể nói việc người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào tiến trình cải cách TTHC là cơng việc phải làm thường xuyên, liên tục và kiên quyết để cắt bỏ các TTHC có thể "mọc ra" một cách khơng cần thiết. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phịng Chính phủ - Nguyễn Xn Phúc đã phát biểu tại buổi họp thường kỳ của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC: TTHC là dòng chảy liên tục, phản ánh các mặt của đời sống xã hội. Vì thế, cần liên tục giám sát, kiểm tra sao cho các TTHC khi được ban hành phải đảm bảo mục tiêu quản lý nhưng phải đem lại thuận lợi cho dân với phương châm đặt lợi ích của xã hội là ưu tiên hàng đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)