- Kế hoạch thực hiện Đề án 30:
1.2.2.3. Vai trò của công dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện Đề án
+ Giai đoạn I: thống kê TTHC (từ tháng 11/2008 - 6/2009) + Giai đoạn II: rà soát TTHC (từ tháng 7/2009 - 4/2010)
+ Giai đoạn III: thực thi các phương án đơn giản hóa thủ TTHC từ tháng 5/2010 - 31/12/2010.
Để thực hiện Đề án 30, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức và điều phối hoạt động cải cách TTHC trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời, tại các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập các Tổ công tác để tổ chức thực hiện Đề án 30 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Tổ cơng tác trung ương. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai như các Nghị định, Quyết định liên quan: Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 20/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; Quyết định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; Quyết định số 632/QĐ-VPCP ngày 29/5/2009 phê duyệt Kế hoạch truyền thơng đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 với khẩu hiệu "chung tay cải cách TTHC"…
1.2.2.3. Vai trị của cơng dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện Đề án 30 Đề án 30
TTHC có vai trị rất quan trọng trong đời sống xã hội, là một cơng cụ thể đưa chính sách và pháp luật của nhà nước vào cuộc sống; đồng thời để cá nhân và tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ xã hội nói chung và quan hệ hành chính nói riêng.
Qua các đợt sơ kết thực hiện Đề án 30 với những kết quả đạt được trong những năm qua, chúng ta thấy mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Đề án 30 được triển khai trong tồn quốc và tại bốn cấp chính quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của TTHC; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc tiếp cận và thực hiện các TTHC, qua đó nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính và thúc đẩy kinh tế xã hội. Để làm được điều đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh quy trình kiểm sốt chất lượng chặt chẽ và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách TTHC thì cũng cần huy động sự tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp - là những đối tượng chịu sự tác động của TTHC tham gia vào q trình thống kê, rà sốt TTHC. Do đó ngay từ giai đoạn đầu triển khai, Đề án 30 đã đề cao vai trò của người dân và doanh nghiệp trong quá trình cải cách TTHC. Hội đồng tư vấn cải cách TTHC đã được thành lập (theo Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 864/QĐ-VPCP ngày 23/6/2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phịng Chính phủ) nhằm đảm bảo việc tham vấn được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả. Đây là tổ chức đại diện cho khối doanh nghiệp, các nhà khoa học, hiệp hội và công dân để phản biện và đóng góp ý kiến kịp thời và hiệu quả cho cải cách TTHC, Hội đồng gồm 15 thành viên là đại diện của các viện nghiên cứu, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một số Phòng thương mại nước ngồi, các chun gia có uy tín, học giả. Hội đồng tư vấn sẽ cung cấp thông tin cần thiết, kịp thời và cho ý kiến về tính hợp pháp, cần thiết và tính hợp lý của các TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC.
Bên cạnh hoạt động của Hội đồng tư vấn thì người dân và doanh nghiệp cũng sẽ tham gia vào quá trình thống kê, rà sốt TTHC thơng qua việc gửi các kiến nghị về những TTHC còn thiếu, chưa được thống kê nêu trong
danh mục TTHC hoặc kiến nghị đơn giản hóa TTHC thơng qua biểu mẫu 3 được đăng tải trên Trang tin điện tử của Tổ công tác chuyên trách (các trang wed: www.thutuchanhchinh.vn; www.csdl.thutuchanhchinh.vn …) và theo Nghị định 20/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân thì các cá nhân và tổ chức phản ánh, kiến nghị về các nội dung như: phản ánh những vướng mắc trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, cơng chức; phản ánh về sự không phù hợp của các quy định hành chính với thực tế, sự khơng đồng bộ, khơng thống nhất của các quy định hành chính, về các quy định hành chính khơng hợp pháp, trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập… hay cá nhân, tổ chức có quyền kiến nghị các sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân.
Như vậy, hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC và quy định về phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính là một điểm mới trong việc đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên tinh thần mở rộng xã hội hóa, phản ánh ý chí nguyện vọng của nhân dân, gắn bó dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước và xã hội, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách pháp luật.
Chương 2