1-1.2.1 1-1.2.2 1-1.2.3
Nhìn chung, máy tính hoạt động hiệu quả và thông suốt. Khi bạn cài đặt hoặc gỡ bỏ thiết bị hoặc phần mềm khỏi máy tính, bạn có thể gặp những trục trặc khác nhau, hay không biết quản lý máy tính như thế nào. Bạn cần cân nhắc các biện pháp bảo vệ máy tính khỏi bị sự cố hoặc bị trộm cắp. Dữ liệu càng nhạy cảm hoặc phải di chuyển nhiều thì việc phòng tránh mất cắp hoặc hư hại càng trở nên quan trọng. Ví dụ, khi không dùng điện thoại di động hoặc PDA, hãy cân nhắc khóa thiết bị đó bằng mã số nhận dạng cá nhân (PIN) để phòng tránh việc truy nhập trái phép. Đừng bao giờ để máy notebook ở nơi công cộng mà không có người trông coi.
Hãy dùng hướng dẫn dưới đây khi cài đặt và bảo trì máy tính:
• Dùng bộ ổn áp hoặc bộ lưu điện (UPS) để bảo vệ hệ thống máy tính khỏi bị tăng điện áp (gia tăng điện áp nguồn điện ở văn phòng hoặc ở gia đình), giảm điện áp
(sụt giảm điện áp của nguồn điện), hoặc sự biến động điện áp thông thường xảy ra khi sử dụng thiết bị khác dùng chung nguồn điện. Bộ lưu điện có thể bảo vệ máy tính trong trường hợp nguồn điện tăng hoặc bị ngắt đột ngột.
• Đảm bảo không có quá nhiều thiết bị sử dụng điện cắm chung vào một ổ điện hoặc một đường dây điện. Tương tự như vậy, tránh kết nối các thiết bị điện khác như máy in la ze, hệ thống sưởi
ấm, máy hút bụi, và máy pha cà phê … tiêu thụ lượng điện lớn trên cùng một mạch điện (cắm chung vào các ổ cắm trong cùng một căn phòng của ngôi nhà).
• Khi di chuyển đến một quốc gia khác sử dụng hệ thống điện áp khác, hãy dùng bộ chuyển nguồn điện sao cho tương thích với các hệ thống điện và điện áp khác nhau.
• Luôn tắt máy tính khi có bão để tránh bị tăng điện áp bất ngờ.
• Nếu đứng từ cửa sổ hoặc cửa chính mà có thể nhìn thấy máy tính thì nên cân nhắc tìm chỗ khác đặt máy để phòng ngừa việc trở thành mục tiêu của trộm cắp. Bạn có thể mua một loại cáp bảo vệ đặc biệt cables để khóa máy vào bàn hoặc một đồ vật cố định.
• Máy chủ file cần được đặt ở trong phòng có khóa và đòi hỏi phải có quyền truy nhập đặc biệt.
• Không đặt các thiết bị điện toán ở gần nguồn nhiệt hay ở môi trường lạnh. Máy tính cần đặt trong môi trường điều hòa, thông thoáng nhằm tránh sự cố do nhiệt độ, độ ẩm hoặc giá lạnh gây ra.
• Tránh đặt chất lỏng gần máy tính. Bàn phím có nhiều công tắc và mạch điện để chuyển cú gõ phím thành tín hiệu máy tính hiểu được. Bàn phím có thể dễ dàng bị nước hoặc chất lỏng đổ vào làm hỏng. Cũng cần thận trọng với việc nước dính vào người, nếu bạn nhảy xuống bể bơi hoặc thậm chí
trời mưa to, hãy lấy USB khỏi túi áo và cất vào chỗ nào đó khô ráo và an toàn, nếu nó bị ướt thì phải lau khô ngay lập tức. Đừng để điện thoại di động gần bồn tắm; nếu nó rớt vào nước, chắc chắn là sẽ hỏng không thể phục hồi.
• Hãy cố nhịn ăn uống ở gần bàn phím. Hãy cố gắng giữ khu vực có bàn phím và chuột càng sạch sẽ càng tốt. Cần lau bụi và lau dọn bàn ghế sạch sẽ.
• Đảm bảo rằng không có vật nhiễm từ nào đặt gần máy tính, kể cả những đồ tạo trường điện như máy vô tuyến và lò vi sóng.
• Hãy tắt máy tính trước khi bạn di chuyển máy. Hãy tắt máy đúng cách, rồi tháo rút các thiết bị khác, là di chuyển đến vị trí mới. Nếu thiết bị không hoạt động, trước tiên phải kiểm tra xem nó đã được kết nối đúng cách với máy tính hay chưa, và rồi khởi động lại máy để xem máy có nhận thiết bị hay không.
• Hãy cẩn trọng khi mang máy notebook theo người và với loại hộp bạn dùng để đựng máy. Hộp đựng máy phải là khuôn đệm mút và bền được thiết kế dành cho máy notebooks nhằm tránh bị hư hại khi đi lại.
Un n it 1 : N h ận d iệ n M áy tí n h N h ữ n g k ỹ t h u ậ t x ử l ý s ự c ố c ă n b ả n L e s s o n 5
• Hãy thận trọng khi mang máy notebook theo người. Bạn có thể dễ dàng bị xô đẩy, gây hư hại, hoặc làm vỡ một thiết bị nào đó trong máy notebook nếu nhỡ tay làm rơi. Khi mởi máy notebook ra hãy thận trọng vì bạn có thể làm hỏng bản lề giá đỡ màn hình notebook.
• Đối với các thiết bị di động, hãy cẩ thận vị trí đặt chúng và đảm bảo chúng lúc nào cũng nằm trong tầm tay. Ví dụ, không bao giờ được bỏ điện thoại di động nằm trên bàn trong khi bạn đang đi lấy cà fe vì chiếc điện thoại có thể biến mất khi bạn quay lại. Với máy notebook cũng vậy.
• Các loại cáp, dây nối phải để gọn gàng trên lối đi. Có thể buộc chúng với nhau để giảm nguy cơ bị tuột hoặc bị lôi giật đi. Chúng có thể bị hỏng do bảo trì kém, hoặc đơn giản là do tuổi thọ mà thiết bị có thể dùng phải đường cáp không còn hoạt động. Hãy thay thế ngay lập tức cáp hỏng hoặc đứt.
• Đôi khi, bạn có thể cần phải lau máy tính sạch bụi hoặc vụn giấy. Bạn có thể sắm đồ lau máy tính chuyên dụng để làm sạch bàn phím, chuột, màn hình và các thiết bị ngoại vi khác. Hãy thận trọng khi tháo rời thiết bị để lau hoặc thay thế, và dành thời gian lắp rắp chúng trở lại vị trí ban đầu. Ví dụ, nếu bạn tháo dỡ hộp mực in, nên ghi lại đã tháo dỡ như thế nào và lắp trở lại như thế nào để máy in nhận diện được nó và sử dụng hộp mực mới.
• Nếu bạn cần phải thay thế linh kiện máy tính mà bạn không tự tin làm việc này thì hãy mời chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật để giúp thực hiện công việc thay thế này. Trừ khi bạn có kinh nghiệm xử lý máy tính, tốt hơn hết hãy để kỹ thuật viên máy tính thực hiện việc cài đặt, sửa chữa các linh kiện quan trọng.
• Trước khi đưa máy tính cho chuyên gia thay thế hoặc nâng cấp linh kiện, hoặc trước khi tự thực hiện việc này, hãy luôn nhớ sao lưu dữ liệu. Việc sao lưu cần được thực hiện thường xuyên kể cả khi bạn không có kế hoạch nâng cấp hoặc thay thế linh kiện nào cả. Sao lưu bao nhiêu bản là tùy thuộc vào mức độ quan trọng của dữ liệu đồng thời khoảng thời gian cần để xây dựng lại các tài liệu đó. Ví dụ, sao lưu dữ liệu ở máy tính gia đình có thể sẽ không quan trọng bằng việc sao lưu toàn bộ dữ liệu lưu trên máy chủ của một tổ chức. Việc mua linh kiện để thay thế hoặc bổ sung sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với việc phải làm lại tất cả dữ liệu có trên máy tính của bạn.
• Hãy luôn luôn đảm bảo rằng chương trình diệt virus phải cập nhật và phải quét máy tính thường xuyên để phát hiện virus hoặc phần mềm gián điệp.