Khái quát các chức năng xã hội của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 42 - 45)

hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền

Chức năng xã hội của Nhà nước là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước thể hiện bản chất chính trị - xã hội của Nhà nước trong việc thể hiện các trách nhiệm, nhiệm vụ xã hội ở các giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Có thể nói rằng, chức năng xã hội của Nhà nước trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền được hiểu như là phương diện hoạt động cơ bản tác động vào lĩnh vực xã hội của đời sống xã hội, thể hiện rõ nét bản chất xã hội của Nhà nước, nhằm định hướng và giải quyết những mục tiêu mà Nhà nước đã đặt ra, trong đó lĩnh vực xã hội được xác định là một lĩnh vực độc lập với kinh tế và chính trị. Trên cơ sở phân tích trên có thể phân loại chức năng xã hội của Nhà nước ta trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở hai phương diện là phục vụ xã hội và bảo trợ xã hội.

Một là, lĩnh vực hoạt động của nhà nước tác động lên các vấn đề xã hội có liên quan đến tất cả cộng đồng xã hội, đến từng giai cấp, nhóm xã hội, cá nhân như: lao động và việc làm, văn hóa, giáo dục, y tế, dịch vụ công cộng... Chức năng xã hội của Nhà nước được xác lập và thực hiện trước hết là

để giải quyết các vấn đề xã hội mang tính tổng thể vì lợi ích chung của tồn xã hội. Nhà nước thực hiện nhiệm vụ vai trò của mình trong việc ổn định trong toàn xã hội trước mọi tác động hiệu ứng bên ngoài tác động vào hoàn cảnh đất nước. Nhà nước là người đưa ra những chính sách và có nhiệm vụ tun truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện theo để đạt được lợi ích chung nhất cho cả nhân dân và Nhà nước. Khi xuất hiện những dấu hiện điều kiện

ảnh hưởng đe dọa tới chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng hoặc các thành viên trong cộng đồng thì Nhà nước phải đứng lên để phòng ngừa ngăn chặn hoặc giải quyết theo hướng có lợi sự tồn tại và phát triển của cả cộng đồng đó nói chung và những thành viên đó riêng. Thực tế thì Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện một cách tốt nhất chức năng xã hội của mình trong các lĩnh vực. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách tích cực về việc làm cho người lao động hay về các lĩnh vực văn hóa, y tế giáo dục, chúng ta cũng đã có sự quan tâm đúng mức từng bước thay đổi bộ mặt kinh tế và con người chế độ xã hội chủ nghĩa. Với chức năng này Nhà nước với vai trò là chức năng phục vụ xã hội.

Hai là, lĩnh vực hoạt động cơ bản của Nhà nước ta liên quan đến một bộ phận dân cư chịu thiệt thòi về mặt xã hội như người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em nghèo, mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người thất nghiệp. Chức năng xã hội của Nhà nước ta ở phương diện nay được hiểu

là việc Nhà nước thực hiện chính sách "bảo trợ xã hội" đối với một số bộ phận xã hội. Hiện nay, trên đất nước ta cịn rất nhiều những hồn cảnh, những đối tượng đang cần sự giúp đỡ của Nhà nước và của những người khác trong cộng đồng, bởi hồn cảnh họ khơng thể có được điều kiện sống tối thiểu như phần đông mọi người trong cộng đồng, với những người khơng cịn khả năng lao động, những người không đủ sức khỏe để lao động. Bộ phận này cũng phản ánh phần nào bộ mặt của một quốc gia, chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước phải có những chính sách đảm bảo cho họ sự ổn định trong cuộc sống. Nhà nước ta đã là chủ thể nắm sức mạnh của quốc gia, dân tộc, bằng sức mạnh của mình Nhà nước thơng qua qua một loạt các biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế, xã hội mà các đối tượng này gặp phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho họ. Chính sách bảo trợ xã hội là một trong những chính sách xã hội thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, là một trong những nội dung cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội hiện nay của nước ta. Thực hiện quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền về công tác bảo trợ xã hội, trong những năm qua, cùng với việc tham mưu tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách trên lĩnh vực người có cơng, lĩnh vực lao động thì ở lĩnh vực xã hội, chính sách bảo trợ xã hội cũng được tổ chức thực hiện kịp thời, đồng bộ, đạt được những kết quả quan trọng, đời sống của đối tượng và gia đình được cải thiện hơn trước, tạo được niềm vui, niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho đối tượng bảo trợ xã hội, từ đó khẳng định tính đúng đắng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Hai phương diện này của chức năng xã hội có mối quan hệ qua lại với nhau. Nếu Nhà nước đảm bảo được việc tổ chức tốt đời sống cộng đồng thì sẽ tạo ra điều kiện ổn định xã hội, phát triển kinh tế, từ đó Nhà nước xã hội càng có điều kiện chăm lo tới đời sống của một số bộ phận dân cư đặc biệt trong xã hội. Và ngược lại khi bộ phận dân cư đặc biệt được quan tâm được giúp đỡ để tự mình vươn lên như vậy cũng phần nào góp phần giảm bớt gánh nặng phụ thuộc cho Nhà nước. Nhiệm vụ của Nhà nước trong lĩnh vực này được ghi nhận trọng các văn bản pháp luật và thể hiện bằng việc Nhà nước làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của mình đối với nhân dân trong tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của mình khi thực hiện điều tiết lĩnh vực xã hội.

Tóm lại, chức năng xã hội của Nhà nước là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản của Nhà nước trong việc thực hiện bản chất và vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)