CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA NHÀ NƢỚC CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
Có thể nói, nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt nhiều thành tựu, nhưng trong nội tại phát triển của nó tiềm ẩn những khiếm khuyết: kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh tốn, khơng chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội: kinh tế thị trường đặt lợi nhuận lên hàng đầu, nên khó có thể giải quyết được cái gọi là "hàng hóa cơng cộng" (đường sá, các cơng trình văn hóa, y tế giáo dục…); trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt, giàu ít, nghèo nhiều, bất cơng xã hội. Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại khơng chỉ có tiến bộ mà cịn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước, sự can thiệp của Nhà nước sẽ được đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế, đảm bảo định hướng cho chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường, đồng thời kích thích sản xuất thơng qua trao đổi hàng hóa dưới hình thức thương mại, từ những hạn chế nêu trên thì việc cần phải có Nhà nước tham gia quản lý để điều tiết làm cân bằng xã hội.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mặc dù không thể tránh được sự phân hóa xã hội theo hướng phân hóa giàu, nghèo nhưng đã có
khả năng xử lý có hiệu quả hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Những mâu thuẫn xã hội phát sinh trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường đã được điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật, chính sách hợp lý và các cơng cụ khác của nhà nước nên chế độ chính trị của nước ta khá ổn định, các lực lượng xã hội rất đoàn kết trong quá trình xây dựng đất nước, quyền dân chủ của công dân được đảm bảo.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, quá trình thực hiện chức năng xã hội của nhà nước ta trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền cũng còn một số hạn chế ảnh hưởng tới mục tiêu chúng ta hướng tới.
Trước hết là mối quan hệ ưu tiên giữa công dân và nhà nước ở nước ta hiện nay. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay là cơng cụ hữu hiệu để thực hiện có các quyền, các lợi ích của mỗi cơng dân. Mục đích của nhà nước ta là phục vụ các nhu cầu của xã hội và của cá nhân, Nhà nước ta luôn luôn ưu tiên đến quyền lợi của công dân trong mối quan hệ với nhà nước. Tuy nhiên, trong các quy định pháp luật và trong thực tiễn đời sống chính trị - xã hội vị trí của Nhà nước vẫn được đề cao. Cá nhân, doanh nghiệp…. trong một chừng mực nào vẫn bị coi là đối tượng quản lý của các cơ quan nhà nước. Trong văn bản pháp luật có rất nhiều quy định về xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, doanh nghiệp, nhưng các quy định xử phạt các công chức khi thực thi công vụ gây thiệt hại cho cá nhân, doanh nghiệp... chỉ được quy định rất ít, chưa rõ ràng. Một số quy định pháp luật được ban hành theo hướng tạo ra sự thuận lợi cho mục đích quản lý của nhà nước, chưa tạo ra sự thuận lợi cho nhân dân, bảo đảm thực hiện quyền lợi của người dân dẫn đến tâm lý e ngại của người dân khi phải làm việc với cơ quan công quyền và các công chức nhà nước chưa thực hiện tốt vai trị là cơng bộc của nhân dân.
Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Việc xây dựng chế độ xã hội với mục tiêu như vậy thì cơng cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước khơng ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hành dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.
Những năm gần đây, người ta đã tư duy lại rất nhiều về chức năng của nhà nước khi cho rằng "sẽ khơng có bất cứ sự phát triển nào nếu khơng có nhà nước; và rằng, nhà nước cần phải điều chỉnh chức năng và kiện tồn thể chế của mình để nâng cao hiệu quả nhằm đáp ứng hơn nữa những đòi hỏi của thời đại" [62, tr. 93]. Một thập kỷ trước, Ngân hàng Thế giới đã khẳng định trong Báo cáo phát triển thế giới 2002 rằng:
Một nhà nước có hiệu lực là nhân tố thiết yếu cho việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cũng như các quy định và thể chế cho phép các thị trường phát triển mạnh mẽ và con người có đời sống khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn. Nếu khơng có nó, sự phát triển bền vững cả về mặt kinh tế và xã hội là khơng thể có được [36].
Như vậy, khơng thể có sự phát triển bền vững trong điều kiện thiếu vắng sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước và Nhà nước là trung tâm cho mọi sự phát triển, hỗ trợ cho các hoạt động của xã hội. Thế giới đang thay đổi và cùng với sự thay đổi ấy là quan niệm của người dân về vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế và xã hội cũng đang thay đổi. Mối quan tâm chủ yếu hiện nay không phải là quy mô hay số lượng mà là chất lượng, tính hiệu quả của Nhà nước trong việc đáp ứng các nhu cầu của người dân. Sự hội nhập toàn cầu của nền kinh tế đã thu hẹp phạm vi của cách ứng xử độc đoán tùy
tiện. Sự thay đổi công nghệ đã mở ra những cơ hội cho xã hội dân sự và thị trường có vai trị lớn hơn nữa trong mối tương quan với Nhà nước.
Nhà nước là một thực thể ổn định và có chức năng công quản vốn được thừa nhận trong lịch sử; trong khi cả thị trường và xã hội dân sự đều khơng thường xun có chức năng này. Bởi vậy, trước hết là phải làm cho vai trò của nhà nước tương xứng với năng lực mà nhà nước hiện có, bằng cách thiết lập những quy tắc và tiêu chuẩn thể chế để nhà nước cung cấp các hàng hóa và dịch vụ tập thể (common goods) một cách có hiệu quả. Tóm lại, "nhà nước phải hiệu chỉnh lại chức năng của nó từ chỗ thiên về trực tiếp và đơn độc tạo ra sự phát triển - chuyển thành người hợp tác, người tạo ra chất xúc tác và là người tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển" [62, tr. 109].
Mục tiêu phát triển cao nhất của một quốc gia có thể khẳng định rằng là khơng ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người và chỉ có tăng trưởng kinh tế mới có thể nâng cao chất lượng đời sống nhân dân". Bởi vậy, nhà nước buộc phải chuyển mình, phải nâng cao năng lực và phải xác định lại vị thế của mình, chức năng xã hội của mình trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Do đó, chúng ta cần phải nâng cao hiệu quả của việc thực hiện tốt chức năng xã hội trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền để hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.