đặc biệt là của hệ thống chính trị cấp cơ sở đối với việc thực hiện các chính sách xã hội của nhà nƣớc
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt là của hệ thống chính trị cấp cơ sở đối với cơng tác bảo đảm an sinh xã hội. Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về an sinh xã hội, đề ra các quan điểm, chủ trương mới phù hợp với tình hình hiện nay. Nhà nước cần tổ chức xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về việc thực hiện chức năng xã hội. Chính quyền cấp cơ sở, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật, các chương trình, kế hoạch an sinh xã hội.
Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các thiết chế tự quản của nhân dân đối với việc thực hiện pháp luật, chương trình, kế hoạch an sinh xã hội. Để đạt được yêu cầu này, trước hết Nhà nước cần kiện toàn mạng lưới thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách xã hội, như: các cơ quan nhà nước, thanh tra nhà nước, thanh tra ngành phải được kiện toàn và tăng cường hoạt động trong toàn hệ thống dựa trên những nguyên tắc cơ bản của cải cách bộ máy nhà nước. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan đó, khắc phục tình trạng chồng chéo, lấn sâu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát. Phải
tạo được một cơ chế hữu hiệu, ràng buộc để cơ quan nhà nước, nhân viên Nhà nước coi trọng ý kiến của người dân, quan tâm và có trách nhiệm trong việc tiếp nhận và xử lý những kiến nghị của nhân dân.
Bên cạnh đó, Nhà nước phải phát huy dân chủ đặc biệt là dân chủ cơ sở, phát huy vai trị chủ động, tích cực của các đối tượng chính sách xã hội để "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Sự phối hợp của các cơ quan chức năng với quần chúng nhân dân ở cơ sở trong việc thanh tra, kiểm sát