Chợ văn hoá giao duyên Sa Pa (còn gọi là Chợ tình Sa Pa):

Một phần của tài liệu báo cáo về tiểu vùng du lịch miền núi tây bắc và nam bắc bộ (Trang 55 - 60)

3. Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế

3.4.5.Chợ văn hoá giao duyên Sa Pa (còn gọi là Chợ tình Sa Pa):

“Chợ tình” diễn ra vào tối thứ bảy hàng tuần tại khu phố cổ, công viên vườn hoa sát sân quần. Ở chợ nam nữ thanh niên từ các bản làng lên giao lưu gặp gỡ qua chén rượu nồng, các điệu khèn môi, các bài hát dân ca; Người

xưa tâm sự nỗi niềm, nhiều đôi nam nữ nên duyên từ những phiên chợ … Đây là nét đẹp riêng có của vùng cao có từ ngàn xưa, hãy đến với Lào Cai, với Sa Pa để tìm hiểu nét đẹp độc đáo hấp dẫn này.

Tại chợ tình, bạn cũng có thể thưởng thức văn hóa ẩm thực của người đồng bào ở đây như: Thắng cố ngựa, phở chua, lạp xườn, rượu ngo, rượu thóc San Lùng, nấm hương…

Thắng cố ngựa

Đây là món ăn nấu tổng hợp từ tất cả các bộ phận của con ngựa khi mổ ra, được ninh nhừ cùng với các gia vị chế biến từ các loại dược thảo quý hiếm ở vùng cao. Thắng cố có vị ngọt, thơm của hương vị núi rừng, hoà quyện với chén rượu nồng cháy, bên bếp lửa hồng. Đến với Lào Cai mà chưa

thưởng thức thắng cố ngựa thì đâu có phải đến Lào Cai. Hình 45. Thắng cố ngựa

Phở chua

Đó là loại bánh phở dầy, dòn được thái to, trộn với dưa cải muối, đậu xị, tương ớt cùng với thịt hun khói, rau mùi thái nhỏ và chan bằng nước dưa chua có sẵn gia vị…Đơn giản vậy nhưng để thưởng thức những vị ngon và lạ này bạn phải đến Băc Hà hoặc Mường Khương thì mới có, bởi chất liệu làm bánh phở, thứ đậu tương làm đậu xị, thứ rau cải với cách muối

dưa, chỉ nơi này mới tạo nên hương vị riêng. Hình 46. Phở Chua

Lạp xườn:

Đặc sản này được làm bằng thịt lợn đen vùng cao và chỉ dùng phần thịt ba chỉ thái mỏng ướp các loại gia vị ở vùng núi cao, cùng hạt tiêu, mắm muối… và một ít

rượu ngon để nhồi vào đoạn ruột non của lợn (đã được làm sạch, thổi căng, phơi khô) sau đó đem hun khói của bã mía hoặc cây chè vè cho đến khi lạp xườn chuyển sang màu đỏ thẫm… Hình 47. Lạp xườn

Lạp xườn được chế biến thành nhiều món như xào, hấp, rán… đều không làm mất đi vị ngon đậm đà. Lạp xườn ngon nhất hiện nay ở Lào Cai vẫn là Mường Khương và Bắc Hà.

Rượu Ngô

Ai từng đến Bắc Hà, thì đều nhớ câu thơ: “Khi vào nhớ dốc Trung Đô. Khi ra thì nhớ rượu ngô Bắc Hà”. Đúng vậy, rượu ở đây nấu thuần một loại ngô địa phương được gieo trồng trên núi đá. Khi bung ủ kỹ với men được chế từ hạt cây hồng my, một loại biệt dược phổ biến của người Mông, rồi chưng cất lên bằng nguồn nước từ các khe núi đá, thành rượu lừng danh riêng có, không thể lẫn với một loại rượu nào, chỉ cần mở nút chai là biết ngay rượu Bắc Hà, nếu dây vào quần áo, hương rượu còn thơm mãi. Trước thứ rượu trong vắt sủi tăm không

cần lời quảng cáo, dù mua hay không người bán vẫn rút nút chai rót rượu ra đặt vào tay bạn. Dẫu sành hay không, bạn vẫn phải đưa lên miệng, khi giọt rượu đầu tiên chạm môi, thì cảm giác nóng bừng lan toả khắp cơ thể khiến ta nhận thấy những giọt rượu chắt từ đá này cũng nồng nhiệt chẳng kém gì người làm

ra nó. Hình 48. Rượu ngô

Rượu thóc San Lùng:

Rượu San Lùng là loại rượu được chế biến bằng phương thức bí truyền của đồng bào dân tộc vùng cao, từ thóc nương, hạt cao lương đỏ cùng men lá truyền thống với đủ vị thảo dược của vùng núi cao, có vị phòng chống cảm lạnh, vị làm cho lưu thông khí huyết… Hơn nữa, rượu San Lùng còn đặc biệt ở phương pháp trưng cất cách thuỷ hai lần; lần một để khử tạp, lọc cốt; lần hai để làm lạnh bằng lá thơm. Bởi vậy, rượu có hương thơm, vị rất riêng.

Nấm Hương

Đến Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng có thể thưởng thức món nấm hương - đặc sản của núi rừng Sa Pa. Là loại nấm mọc trên các thân cây gỗ quý có hàng ngàn năm tuổi trên núi Hoàng Liên, nấm

hương rất giầu dinh dưỡng và dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nấm Sa Pa có vị đặc trưng riêng, ít có loại nấm nào sánh được vừa ngon, vừa ngọt lại vừa thơm; Người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng sào món chân nấm, đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì thực sự là món khoái khẩu

mang hương vị rất riêng của Sa Pa. Hình 49. Nấm Hương

3.4.6. Bắc Hà

Bắc Hà nằm ở phía đông - bắc tỉnh Lào Cai, huyện có diện tích tự nhiên 68.678 ha, có hơn 50 nghìn dân thuộc 14 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng, tạo thành bức tranh văn hóa đa dạng. Thế mạnh của Bắc Hà là du lịch văn hóa và sinh thái, nhiệt độ mát mẻ vào mùa hè, se lạnh vào mùa đông, nhiều nét văn hóa hoang sơ mang

đặc trưng vùng cao. Hình 50. Huyện Bắc Hà

Là ngày Hội được tổ chức vào ngày rằm tháng riêng để cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, chăn nuôi phát triển. Trong ngày hội, phần lễ tương đối đơn giản, sau lễ cầu khấn, ông chủ lễ hội gióng lên hồi chiêng khai hội, tiếng trống, tiếng chiêng tức thì bừng bừng thúc giục, mời gọi, làm tan biến cái rụt rè, ngượng ngùng, cuốn mọi người vào vòng xoè tìm bạn. Tay trong tay, mắt trong mắt, vòng xoè rộng dần, rồi mở thành hai vòng, ba vòng, hết điệu này sang điệu khác và kéo dài trong suốt nhiều ngày lễ hội.

Xoè Tả Chải có nhiều điệu thức phản ánh phong tục, tập quán sinh hoạt của đồng bào Tày vùng này. Bắt đầu từ xoè tập hợp, làm quen, gặp gỡ có tính cộng đồng, đến giao lưu tình cảm của đồng

bào, tiếp theo là xoè đôi, xoè bốn(đồng cảm), chạm vai (tỏ tình), rồi điệu bắt cá, gieo ngô, sàng sẩy và cuối cùng là xoè chào hẹn. Nhịp xoè hồn nhiên, duyên dáng của xứ sở “Cao nguyên trắng” Bắc Hà đang mời bạn gần xa đến để nối rộng vòng tay lớn. Trong ngày hội còn có các trò chơi như đánh ém,

chơi đu, ném còn… Hình 51. Múa Xòe Tà Chải

Chợ Cốc Ly (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngay bên cây cầu treo bắc qua dòng sông Chảy là chợ Cốc Ly. Chợ không lớn nhưng lại rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc ở phía tây huyện Bắc Hà (Lào Cai). Mỗi tuần họp một lần vào thứ ba, Cốc Ly là nơi họp mặt, trao đổi hàng hóa của người Mông hoa, người Dao khuyển (còn gọi là Dao

Cũng giống như các phiên chợ vùng cao khác, ở Cốc Ly người ta bán đủ thứ, từ sản vật địa phương cho đến đồ dùng được mang từ dưới xuôi lên hay từ Trung Quốc về. Người dân đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để chơi, ăn uống gặp gỡ giao lưu và tìm bạn. Ở đây có từng khu riêng biệt; như khu bán trâu, bán ngựa, khu bán hoa quả, đồ sinh hoạt và ăn uống.

Du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn trang phục của các dân tộc và nghe tiếng nói của họ. Các cô gái Mông súng sính trong bộ váy áo sặc sỡ, e lệ với chiếc ô che ngang trên đầu. Họ thường tập trung ở đầu cầu để khoe váy áo và quan trọng hơn là để tìm bạn. Đây cũng là nét khác biệt của chợ Cốc Ly so với nhiều phiên chợ khác của đồng bào dân tộc ít người.

Sau khi thăm chợ, du khách có thể lên thuyền xuôi dòng sông Chảy. Dòng sông rất đẹp và nên thơ với nhiều đoạn thắt lại bởi hai dãy núi thẳng đứng và những đoạn lại mở rộng ra với tầm nhìn xa tít. Hai bên bờ là những bãi cát đẹp, những làng bản của người Tày, người Mông hoa, nhiều thác nước trắng xóa trông xa như những dải lụa trắng phất phơ trong gió. Thuyền sẽ đỗ lại hang Tiên cho bạn khám phá vẻ đẹp kỳ thú của những măng nhũ đá được tích tụ hàng triệu năm. Chuyến du thuyền kết thúc tại cầu Bảo Nhai. Xe sẽ đợi bạn ở đó để về Lào Cai, Sa pa hay Bắc Hà. Đây là tuyến du lịch rất hấp dẫn và bổ ích còn ít người biết đến. Nó rất thích hợp với những du khách thích tìm hiểu văn hóa và yêu thiên nhiên.

Một phần của tài liệu báo cáo về tiểu vùng du lịch miền núi tây bắc và nam bắc bộ (Trang 55 - 60)