Lễ hội Đền Hùng

Một phần của tài liệu báo cáo về tiểu vùng du lịch miền núi tây bắc và nam bắc bộ (Trang 38 - 44)

3. Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế

3.2.4.Lễ hội Đền Hùng

Thời gian: 8 - 11/3 âm lịch. Chính hội ngày 10/3 âm lịch

Địa điểm: Núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đối tượng suy tôn: Các Vua Hùng.

Đặc điểm: Ngày giỗ của toàn dân tộc. Cùng lúc với lễ hội dâng hương tại đền Hùng ở Phú Thọ còn có lễ dâng bái tại đền Hùng ở TP Hồ Chí Minh, đền Hùng ở Nha Trang và nhiều địa phương khác.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dẫu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng.

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba” Hình 27. Lễ hội Đền Hùng

Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Cây có gốc; Nước có nguồn; Chim tìm tổ; Người tìm tông, trở về Đền Hùng chúng ta như giọt máu trở về tim. Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng.

Hình 28. Đoàn người đi hội Đền Hùng

Thông qua ngày giỗ Tổ, Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu".

Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, và có một đặc thù riêng là: phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Ẩm hà tư nguyên - Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới.

Xưa kia, việc cúng Tổ cử hành vào ngày 12 tháng 3 âm lịch hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 âm lịch... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi,

Hình 29. Nghi thức tế lễ trong lễ hội Đền Hùng

được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng.

Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.

Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa. Từ trong ý thức tâm linh cả dân tộc luôn hướng về:

"Nước mở Văn Lang xưa Dòng vua đầu viết sử Mười tám đời nối nhau Ba sông đẹp như vẽ Mộ cũ ở lưng đồi Đền thờ trên sườn núi

Muôn dân đến phụng thờ Khói hương còn mãi mãi"

Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên.

Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam... Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm".

Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.

Đến đây chúng ta còn được tham gia vào những lễ hội khác như:

Hội thi nấu cơm

Các tục lệ nấu cơm thi đều được gắn với truyền thuyết Hùng Vương và Tản Viên. Thi nấu cơm ở những điều kiện hết sức khó khăn như vừa đi vừa nấu, gánh nồi mà nấu, ăn mía lấy bã làm củi hay cọ sát các thanh giang vào nhau để lấy lửa... vậy mà người dự thi vẫn thổi được nồi cơm ngon. Thi nấu cơm - một hoạt động văn hoá trở thành ngày hội diễn ra ở nhiều nơi trên Đất Tổ.

Hình 30. Hội thi nấu cơm

Hội thi làm bánh dầy

Trong hội đám việc làng, thi bánh dầy là được nhiều nơi tổ chức. Bánh dầy bày vào mâm cỗ chay hay cỗ mặn đều được. Bánh chưng và bánh dầy là hai thứ bánh “tiên chỉ” trong làng bánh Việt Nam nhưng bánh chưng chỉ làm lễ vật tế thần linh nên không thi, bánh dầy cũng là bánh đầu vị tế lễ thần linh vừa được đem ra thi tài bếp núc. Để có được bánh ngon và dẻo, khâu đầu tiên là kén gạo, gạo được chọn làm bánh được tải ra mâm thau và được chọn từng hạt. Gạo được xôi chín đem giã, giã xong thì bắt bánh. Bánh được bắt bằng rượu và lòng đỏ trứng gà.

Thi nấu cơm rồi thi làm bánh, làm cỗ. Các hình thức thi này lại càng đòi hỏi kỹ thuật cao về xay giã, chế biến lương thực và nấu nướng. Có điều thi làm bánh khác thi

Hình 31. Hội thi làm bánh dầy và bánh dầy Phú Thọ

nấu cơm, làm cỗ. Thi nấu cơm thì thi ở đình còn làm bánh thì ở nhà đăng cai rồi đem ra đình thi. Nhiều địa phương ở Phú Thọ có tục lệ thi bánh nhưng đa số thi bánh dầy, một số nơi thi bánh nẳng và bánh ót. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu báo cáo về tiểu vùng du lịch miền núi tây bắc và nam bắc bộ (Trang 38 - 44)