Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế ở Yên Bái 1 Mù Cang Chả

Một phần của tài liệu báo cáo về tiểu vùng du lịch miền núi tây bắc và nam bắc bộ (Trang 44 - 47)

3. Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế

3.3. Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế ở Yên Bái 1 Mù Cang Chả

3.3.1. Mù Cang Chải

Mù Cang Chải, đôi khi viết là Mù Căng Chải là một huyện miền tây tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 300km về phía Tây Bắc. Phía bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Mường La của tỉnh

Sơn La, phía tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía đông giáp huyện Văn Chấn cùng tỉnh. Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao

1.000 m so với mặt biển. Hình 32. Tuyết rơi trên Mù Cang Chải

Từ Hà Nội đến Mù Cang Chải đi theo quốc lộ 32, vượt qua đèp Khau Phạ dài 27km. Đến với Mù Cang Chải dù chỉ một lần du khách cũng cảm nhận được sự giàu có của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa, sự ấm áp của tình người. Đường lên Mù Cang Chải tuy xa và khó khăn song lại rất thú vị, quang cảnh thay đổi liên tục trên đường, du khách chưa kịp ngắm hết những ngôi nhà sàn Thái trên cánh đồng Mường Lò rộng lớn với bạt ngàn hoa ban trắng đã được đến với những con đường quanh co, uốn khúc trên các sườn đồi dốc đứng. Các vận động địa chất đã tạo cho Mù Cang Chải những đỉnh núi cao như: Púng Luông (2985m), Phu Ba (2512m), Mồ Dề (2100m)…

Qua đèo Khau Phạ (cao 2100m) mờ trong sương trắng là tới đất Mù Cang Chải (nơi mà người dân Yên Bái vẫn gọi là “biển mây Khau Phạ”). Từ đây, cứ từ đèo này

qua đèo khác, núi này qua núi khác, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự thay đổi của độ cao, hai bên đường là những triền ruộng bậc thang làm choáng ngợp lòng người.

Khí hậu Mù Cang Chải mang tính chất tiểu vùng rõ rệt, nhiệt độ trung bình là 190C mát mẻ về mùa hạ, lạnh về mùa đông. Nơi đây vẫn được mệnh danh là “xứ sở của mây mù, núi cao và khe sâu”.

Hệ thống khe, suối của Mù Cang Chải khá dày đặc, chạy dọc theo quốc lộ 32 là Nậm Kim con suối lớn nhất và duy nhất của huyện chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc. Nậm Kim quanh năm nước chảy rì rầm, chia Mù Cang Chải thành tả ngạn và hữu ngạn, mang lại vẻ đẹp thơ mộng hiếm có cho vùng cao Mù Cang Chải. Ngoài ra, Mù Cang Chải còn rất nhiều hệ thống suối nhỏ như: Nậm Hu, Nậm Mu, Nậm Muối, Nậm Có, Nậm Păng, Nậm Khắt, Nậm Khót… góp phần mang lại khí hậu mát mẻ, trong lành. Cùng với hệ thống khe, suối là hàng loạt các thác nhiều tầng, nổi tiếng như: thác Nậm Mơ (Mồ Dề), Dề Thàng (Chế Cu Nha),…

Rừng là thế mạnh của Mù Cang Chải với diện tích 80.000ha, trong đó có 20.293ha rừng già và rừng nguyên sinh, 12.863ha rừng thông, hơn 2000ha rừng sơn trà, ngoài ra mận, các loại dược liệu quý như: đẳng sâm, hà thủ ô, sa nhân… cũng có điều kiện phát triển và bước đầu mang lại thu nhập cho cư dân nơi đây.

Mù Cang Chải có khu bảo tồn các loài sinh vật cảnh với trung tâm là xã Chế Tạo và vùng ngoại vi phía Bắc, phía Đông các xã Dế Su Phình, Púng Luông, Nậm Khắt. Trong những cánh rừng ngút ngàn, qua nhiều năm khảo sát người ta đã phát hiện ra 22 loài bò sát, lưỡng cư; 127 loài chim, riêng họ khiếu có tới 41 loài như: khướu vằn, khướu đuôi đỏ, khướu đất Pigmi, khướu lùn đuôi đỏ, khướu mào cổ hung, khướu mỏ dẹt vàng,… Quý hiếm hơn cả là loài niệc cổ hung Aceros Nipalensis, hiện nay chỉ còn thấy ở Mù Cang Chải và vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An). Nơi đây, chỉ còn 28 - 30 cá thể nhưng cũng là quần thể niệc cổ hung lớn nhất Việt Nam. Các loài thú hết sức phong phú với 53 loài khác nhau như: cầy vằn, nhím đuôi ngắn, cu li nhỏ, chó sói, khỉ mốc, lợn lòi, nai, khỉ mặt đỏ, sơn dương, gấu, ngựa, báo gấm, báo lửa, báo hoa mai, voọc xám… Đặc biệt là loài vượn đen tuyền với khoảng hơn 200 cá thể, hiện nay tại Việt Nam mới chỉ xác định ở hai địa điểm là phía Bắc huyện Văn Bàn (Lào Cai) và vùng giáp ranh giữa Mù Cang Chải (Yên Bái) và Mường La (Sơn La).

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Vị trí: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải thuộc ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái.

Đặc điểm: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là những thửa ruộng trải trên các triền núi lớp nọ gối tiếp lớp kia.

Đồng bào Mông ở đây làm ruộng bậc thang vào vụ xuân và vụ mùa. Trong đó, tháng 10 dương lịch là thời điểm đẹp nhất. Do độ dốc lớn, ruộng bậc thang có chiều ngang hẹp (chỉ được vài đường bừa), độ chênh từ thửa ruộng trên với thửa ruộng dưới từ một đến một mét rưỡi, trong khi đòi hỏi mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân lúa phải đồng đều, sao cho khi có nước vào thì một bậc thang đều có cân bằng sóng. Vì vậy, khi san ruộng người Mông dùng cuốc bướm cào thành bờ đất, dùng chân dẫm và dùng gáy cuốc đập mạnh nén chặt bờ.

Hình 33. Ruộng Bâc thang trên Mù Cang Chải

Các điểm đón nước cho ruộng được lấy từ các nguồn khe phía trên, nếu vượt qua điểm trũng thì dùng cây to bổ đôi, khoét ruột làm máng dẫn nước. Để tạo đường đồng mức cho từng mảnh ruộng, đồng bào dùng nước làm một đường cân bằng sóng,

chỗ trũng thì dùng cuốc bướm cào bằng thêm; chỗ cao thì san bớt lên bờ, vì vậy cả thửa ruộng quanh quả đồi đều có nước và độ cao giống nhau, tạo ra các bậc thang đều khắp. Ngay trong cách chia nước, đồng bào Mông chỉ sẻ nước từ bờ trên xuống bờ dưới theo cách không nối liền mạch (thửa đầu sẻ đầu bờ thì thửa dưới phải sẻ ở giữa bờ, thửa kế tiếp sẻ đường nước thoát ở cuối bờ) nhằm hạn chế tối đa khi mưa lũ tạo dòng chảy mạnh gây vỡ bờ và rửa trôi hết màu.

Những năm gần đây, Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Ruộng bậc thang không chỉ cho năng suất cao và ổn định, góp phần cải thiện đời sống dân cư, góp phần hạn chế việc chặt phá rừng làm nương rẫy mà còn làm nên danh thắng kỳ vĩ. Đó là sản phẩm hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người. Ngày 18/10/2007 Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia.

Một phần của tài liệu báo cáo về tiểu vùng du lịch miền núi tây bắc và nam bắc bộ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)