II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
2.3 Tình hình phát triển chăn ni
- Tổng số hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thời điểm 01/4/2020 là 63.818 hộ, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ với quy nhỏ, hình thức trang trại chăn ni chiếm tỉ lệ nhỏ và đang có xu hướng tăng lên. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có số hộ đạt qui mô trang trại 248 hộ (lớn 07 hộ, vừa 48 hộ, nhỏ 193 hộ) và 31 cơ sở chăn nuôi gia cơng cho các Cơng ty CP, CJ…(trong đó có 13 cơ sở chăn ni heo và 18 cơ sở chăn ni gia cầm). Đối tượng ni chính là heo, gà, vịt, trâu và bò.
- Các cơ sở cung cấp con giống trên địa bàn tỉnh cịn ít chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân tại địa phương, phần lớn con giống được nhập từ các tỉnh lân cận về.
- Tổng đàn heo giảm mạnh trong năm 2019 do tình hình bệnh dịch tả heo Châu Phi nên việc tái đàn và khôi phục đàn heo cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt đàn heo nái bị tổn thất nặng nề, đến nay đàn heo nái còn 7.711 con, giảm hơn 50% so với cùng kỳ (trước xảy ra dịch bệnh). Mặc dù giá thịt heo, gà và một số sản phẩm chăn nuôi đã bắt đầu hồi phục từ đầu năm 2020 (giá heo hơi tăng mạnh từ 70.000 - 95.000 đồng/kg), nhưng với nguồn cung cấp con giống khan hiếm, giá con giống khá cao nên người chăn nuôi ngại tái đàn.
- Tổng đàn gia súc, gia cầm theo kết quả điều tra của lực lượng thú y cơ sở
+ Tổng đàn heo: 75.577 con/5.240 hộ. + Tổng đàn trâu: 1.384 con/518 hộ. + Tổng đàn bò: 3.237 con/ 768 hộ. + Tổng đàn dê: 3.258 con/ 1.175 hộ.
+ Tổng đàn gia cầm: 3.167.807 con (đàn gà: 1.188.657 con, đàn vịt: 1.900.306 con và vịt xiêm: 78.844 con).
* Một số tồn tại, hạn chế:
- Quy mô chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang phần lớn nhỏ lẻ, tự phát, việc xử lý môi trường trong chăn nuôi chưa triệt để, chưa áp dụng nghiêm các biện pháp chăn ni an tồn dịch bệnh, an toàn sinh học.
- Nguồn cung cấp con giống đạt chất lượng tốt để phục vụ sản xuất chăn ni nội tỉnh cịn ít, giống gia cầm hầu hết phải nhập giống từ các tỉnh như Tiền Giang, Bến tre, Vĩnh Long (trên 80%), chất lượng giống chưa đảm bảo làm ảnh hướng đến năng suất, giá thành.
- Một số chính sách hỗ trợ thời gian (đè án 1000, dự án giống vật nuôi chất lượng cao, chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ; Nghị quyết số 07/2019/NQ- HĐND) chưa phát huy vai trò thúc đẩy sản xuất, do quá trình triển khai thực hiện cịn nhiều bất cập, vướng mắc (khơng kịp thời, thiếu qui trình hướng dẫn, thủ tục giảỉ ngân kinh phí…).