6.1 Hiệu quả kinh tế
Đề án hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển của 15 HTX và 3 liên hiệp HTX, khơng chỉ trong sản xuất, mà cịn hỗ trợ để HTX phát triển cả về cơ sở vật chất, năng lực quản lý, điều hành, kỹ năng lập kế hoạch, định hướng phát triển HTX và xây dựng nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm. Tạo nền tảng cho HTX phát triển mạnh về kinh tế, vững về tổ chức, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập cho các xã viên, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Mơ hình sản xuất nơng nghiệp tuần hồn giúp tận dụng được các phụ phế phẩm của các hợp phần trong chuỗi sản xuất khép kín, khai thác triệt để nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm cho chuỗi, giúp nông dân tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.
Dịch vụ cung ứng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giúp HTX, nông dân sản xuất ở các vùng tập trung có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và sử dụng dịch vụ với giá cả hợp lý, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí th mướn nhân cơng lao động, khả năng mở rộng quy mô sản xuất được dễ dàng hơn.
Tại các vùng sản xuất tập trung được kết nối với Trung tâm thu gom, phân loại, sơ chế, đóng gói và phân phối nông sản là điều kiện rất thuận lợi để nông dân tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… và tiêu thụ sản phẩm. Đây là cơ sở giúp tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh và thương hiệu nông sản Hậu Giang, góp phần tăng thu nhập cho nơng dân và đóng góp khơng nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
6.2 Hiệu quả xã hội
Thơng qua các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX phát triển hiệu quả, thu hút xã viên tham gia, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và hơn hết là giúp người nông dân tiếp cận với cách làm mới, công nghệ mới để thay đổi tư duy từ sản xuất riêng lẻ, quy mô nhỏ sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp, hợp tác, liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa lớn, tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận và sử dụng để thay đổi dần nhận thức và tập quán sản xuất trước đây (thủ công, quy mô nhỏ, không liên kết…), làm nền tảng đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nơng nghiệp, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới.
Trung tâm thu gom, phân loại, sơ chế, đóng gói và phân phối nơng sản là nơi đầu mối giúp nông tiêu thụ các mặt hàng nông sản, là nơi giao dịch, trao đổi mua bán nông sản, giúp nông dân dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin thị trường. Sản phẩm được cung ứng từ các Trung tâm được kiểm soát chất lượng từ đồng ruộng, có bao bì, nhãn mác và thơng tin nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ dần tạo niềm tin cho người tiêu dùng về độ an toàn của sản phẩm. Ngồi ra, Trung tâm cịn giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn.
Góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị; trật tự, an toàn xã hội ngay tại địa bàn cơ sở và xây dựng nông thôn mới theo sự chỉ đạo của tỉnh.
6.3 Hiệu quả về môi trƣờng
Đưa việc ứng dụng quy trình, cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất, lựa chọn cơ cấu giống phù hợp… là những giải pháp hữu hiệu giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nơng nghiệp.
Đối với mơ hình sản xuất nơng nghiệp tuần hồn, các phụ phế phẩm trong quá trình sản xuất được tận dụng, tái sử dụng giúp giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; đồng thời tác động đến nhận thức của nơng dân, tạo nền tảng phát triển mơ hình kinh tế tuần hồn trong sản xuất nông nghiệp.