2.1. Những kết quả tích cực
Trong những năm qua, chính sách thu hút, sử dụng nhân tài ln được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm và chú trọng bằng việc ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút, sử dụng nhân tài vào làm việc trong nền cơng vụ. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định sự cần thiết phải đào tạo nhân tài cho đất nước… Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng cơng trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao... Thực sự tơn vinh các doanh nhân có tài và thành đạt, đóng góp nhiều cho xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh, cần xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài. Luật Cán bộ, cơng chức đã quy định: Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng. Những chủ trương, chính sách nêu trên là minh chứng rõ nhất về việc Đảng và Nhà nước đã nhận thức đầy đủ về vai trò của nhân tài và sự cần thiết phải thu hút, trọng dụng nhân tài trong công cuộc dựng nước, giữ nước và phát triển kinh tế - xã hội. Thể chế hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã ban hành các chính sách phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng và thu hút nhân tài như: vinh danh, tuyên dương sinh viên tốt nghiệp thủ khoa; tuyển dụng các thủ khoa xuất sắc, những người trẻ tuổi có học vị cao; có chính sách trả lương cao gấp nhiều lần lương cơ sở để
thu hút người tài… Qua thực tế, nhiều nhân tài đã phát huy được năng lực, sở trường và bước đầu có những kết quả đóng góp rất tích cực vào sự phát triển chung của ngành, địa phương.
Có thể thấy rằng chính sách thu hút, sử dụng nhân tài của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả. Nhân tài có vai trị, ý nghĩa quan trọng trong việc tìm tòi, sáng tạo ra những ý tưởng mới, những con đường mới, những chủ trương mới nhằm cải tạo thực tiễn theo hướng cách mạng, cải cách và đổi mới. Trong cơng cuộc cải cách hành chính nhà nước và cải cách khu vực sự nghiệp dịch vụ công của nước ta hiện nay, rất cần những người tài để dẫn dắt và hoạch định các chủ trương, chính sách một cách đúng đắn, sáng tạo, hợp quy luật phát triển trong bối cảnh mới của đất nước.
2.2. Những hạn chế
Thứ nhất, chính sách tuyển dụng nhân tài quá chú trọng về bằng cấp, thể hiện qua việc xác định tiêu chí xác định để tuyển dụng, thu hút nhân tài chủ yếu là thông qua bằng cấp như: tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại xuất sắc; có học vị thạc sĩ, tiến sĩ; có chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư. Tuy nhiên, người có các tiêu chí đó khơng phải khi nào cũng đồng nghĩa với nhân tài.
Thứ hai, môi trườnglàm việc cho nhân tài chưa tốt, hiện nay, chúng ta rất chú trọng khâu thu hút, nhưng lại chưa quan tâm đúng mức khâu bố trí, sắp xếp, sử dụng nhân tài. Nhân tài thực sự thường rất quan tâm đến môi trường làm việc, luôn mong muốn có mơi trường tốt để thể hiện được năng lực. Tuy nhiên, mơi trường làm việc thiếu tính năng động, cách quản lý hành chính quan liêu có tính phổ biến hiện nay đã làm hao hụt trí tuệ, giảm đi sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của nhân tài.
Thứ ba, chính sách đãi ngộ nhân tài cịn bất cập, chính sách đãi ngộ vật chất đối với nhân tài còn thấp so với mặt bằng xã hội hiện nay. Tiền lương với nhân tài vẫn nằm trong hệ thống thang, bảng lương chung, dẫn đến thu nhập chưa đủ tái sản xuất sức lao động giản đơn và chưa thực sự dựa trên kết quả công việc của nhân tài. Sự cách biệt tiền lương giữa các ngạch, bậc chưa phản ánh thỏa đáng mức chênh lệch về trình độ cũng như địi hỏi của cơng việc; việc nâng bậc lương chủ yếu dựa vào yếu tố thời gian (thâm niên) mà không chú trọng đến yếu tố hiệu quả công việc nhân tài đang đảm nhận.