Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách thu hút, sử dụng nhân tài cho nền công vụ Việt Nam

Một phần của tài liệu BantinCCHCso44_PH (Trang 36 - 38)

cơng vụ Việt Nam

Một là, thống nhất các tiêu chí xác định nhân tài, việc trọng dụng nhân tài đã trở thành nét đẹp truyền thống trong đời sống chính trị, xã hội của nước ta. Vì vậy, cần có các tiêu chí cụ thể, rõ ràng nhằm xác định thế nào là nhân tài.

Hai là, tạo môi trường làm việc tốt và đãi ngộ phù hợp, chính sách tạo mơi trường làm việc tốt phải đảm bảo nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển nhân tài. Nhân tài cần được giao nhiệm vụ tương xứng và phù hợp với tài năng của họ; được tôn trọng, ghi nhận, tôn vinh cống hiến của họ. Tiếp tục đổi mới chính sách tạo điều kiện về cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với nhân tài.

Lương trả cho nhân tài phải dựa trên hiệu quả công việc của họ và thường xuyên điều chỉnh, đảm bảo cạnh tranh với khu vực ngoài nhà nước. Việc bổ nhiệm chức danh, chức vụ, tạo điều kiện thăng tiến trong công việc cho nhân tài phải dựa trên hiệu quả công việc của họ chứ không chỉ dựa trên thâm niên hay tuổi tác.

Ba là, thu hút và sử dụng hợp lý nhân tài cả trong và ngồi nước, đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: sinh sống và làm việc toàn thời gian hoặc trong một thời gian nhất định ở trong nước; sống ở nước ngoài nhưng tham gia tư vấn, tham mưu, kiêm nhiệm.v.v... để vừa khắc phục tình trạng "chảy máu chất xám", vừa tận dụng được tri thức của những đối tượng này.

Chính sách này có ý nghĩa lớn trong việc phát huy sức mạnh tri thức của toàn dân tộc, bổ sung tri thức mới, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Bốn là, tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với nhân tài, tiếp tục đổi mới việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách thu hút, sử dụng nhân tài; xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển nhân tài; tăng cường nguồn lực để phát triển nhân tài; hợp tác quốc tế về đào tạo và bồi dưỡng nhân tài; kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện chính sách đối với nhân tài.v.v… Các nội dung quản lý nhà nước về nhân tài cần được thực hiện đồng bộ, có hệ thống, đảm bảo tính thống nhất với các chính sách khác của Nhà nước.

Nguyễn Thị Huyền Trang, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên

Nguồn: tcnn.vn

-----------------------

Ghi chú:

(1) Văn bia của Thân Nhân Trung năm 1442.

(2) Nguyễn Đắc Hưng, Phát triển nhân tài - Chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2007, tr.17.

Một phần của tài liệu BantinCCHCso44_PH (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)