3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống văn hóa của cƣ
3.3.3. Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ phát triển đời sống văn hóa
Trong tổ chức thực hiện xây dựng đời sống văn hóa cần bám sát tình hình
thực tế để đặt ra một lộ trình chi tiết, với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn; nghiên cứu lựa chọn các mơ hình đời sống văn hóa thích hợp, đẩy mạnh đầu tư phát triển, đưa các mơ hình văn hóa tích cực đến với từng cộng đồng dân cư nhằm tìm ra mơ hình văn hóa phù hợp nhất. Thơng qua đó, khơi dậy sức sáng tạo chủ động của nhân dân, thú hút nhân dân tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng; vừa gìn giữ được truyền thống văn hố trong gia đình, trong thơn, làng vừa tạo điều kiện cho nhân dân tiếp nhận thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội vừa phát huy quyền làm chủ của mình; định hướng cho người dân hưởng thụ văn hóa lành mạnh, phù hợp; phê phán những yếu tố văn hóa khơng lành mạnh, tiêu
cực.Trong đó, phải chú trọng duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động VHVN quần chúng, tăng cường đẩy mạnh các hoạt động này đến từng địa bàn dân cư.
Bên cạnh đó, phải chú trọng bảo tồn và tơn vinh giá trị bản sắc văn hố dân tộc thơng qua các chương trình hoạt động văn hố nghệ thuật quần chúng; giữ gìn truyền thống văn hoá trong gia đình, trong làng, thơn, tạo điều kiện cho quần chúng tiếp nhận thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội và thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhưng quan trọng hơn cả đó là các hoạt động văn hố ở cơ sở phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Cấp ủy Đảng, chính quyền xã cần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố” thơng qua việc đưa phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và các giải pháp thực hiện phong trào vào Nghị quyết, chương trình hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đồn thể để tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả cơng tác trên.
3.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Để công tác xây dựng đời sống văn hóa được thực hiện một cách hiệu quả, vai trị của người dân là vơ cùng quan trọng. Việc cần thiết là phải nâng cao nhận thức của người dân, khiến họ xác định được rõ ý nghĩa của văn hoá đối với đời sống xã hộinói chung và với mỗi cá nhân nói riêng; coi phát triển văn hóa là nhiệm vụ song song khơng thể tách rời với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nêu bật tính tất yếu phải xây dựng đời sống văn hóa; cũng như vai trị, vị trí, trách nhiệm của mỗi cơng dân trong cơng tác này. Muốn làm được điều đó, trước tiên phải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới từng thơn, từng hộ gia đình, từng người dân, biến việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trở thành q trình tự nguyện tự giác trong mỗi cá nhân, gia đình và trong tồn xã.
Về phương pháp, công tác tuyên truyền phải tiến hành bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phải thường xuyên liên tục để văn hoá thấm sâu vào mỗi người dân; phát huy tinh thần chủ động, đồng thuận tích cực tham gia của người dân và vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng, phát triển đời sống văn hoá ở xã. Đặc biệt, phải tăng cường tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh đến từng thôn, làng. Ngoài ra, cần tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đời sống văn hóa; phát động các phong trào thi đua, phổ biến các cách làm sáng
tạo, biểu dương, nhân rộng mơ hình điểm về xây dựng thành cơng đời sống văn hóa ở cơ sở. Thơng qua việc tổ chức các chương trình VHVN quần chúng, các hoạt động lễ hội... để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, đồng thời nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền cổ động; bên cạnh đó, cịn cần tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ, các đội văn nghệ quần chúng.
Về nội dung, quá trình tuyên truyền cần chú trọng nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc tôn vinh, phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, truyền thống gia đình, giá trị truyền thống lịch sử văn hố, các di tích, di sản của địa phương cũng như xây dựng và hình thành nếp sống, lối sống mới văn minh, tiến bộ; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về cơng tác văn hóa; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Có một thực tế là mặt bằng dân trí chung của xã còn thấp, khả năng tiếp nhận và hưởng thụ không đồng đều cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương có nhiều khó khăn,
bất cập, do vậy, nội dung tuyên truyền, vận động cần phải phù hợp với trình độ của người dân, phải rõ ràng, gần gũi với đời sống sinh hoạt, lao động, học tập và văn hóa truyền thống của địa phương, tránh truyền tải lý thuyết cao siêu, nặng nề, khô cứng, gây nhàm chán cho người dân. Đồng thời, phê phán những thói hư tật xấu, những quan điểm sai lệch, coi thường vai trị văn hố như hoặc tách rời văn hố với kinh tế, chính trị; phát hiện và tố giác các biểu hiện sai trái, tiêu cực, các tệ nạn xã hội.
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên trong xã về công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở cơ sở. Từ đó, tạo động lực nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các hoạt động văn hóa của đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa.