- Bộ Năng lượng sẽ cấp giấy phép nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu nhiên liệu sinh học để bảo hộ các
THỊ TRƯỜNG DẦU KHÍ THẾ GIỚ
rằng giá dầu trong thời gian tới khó có thể trở lại mức dưới 100USD/thùng. Do đó, mỗi quốc gia cần phải có chiến lược dài hạn để đối phó với giá năng lượng tăng, không thể dùng mãi các giải pháp tình thế.
Giá các dịch vụ dầu khí ln ở mức cao. Đầu tư cho tìm kiếm thăm dị cũng như cho phát triển cơ sở hạ tầng, đóng giàn khoan cùng các phương tiện nổi, đóng mới các tàu chở dầu thơ và sản phẩm dầu khí, xây dựng các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, hóa lỏng khí cơng suất lớn vẫn được tăng cường. Tất cả các hoạt động trên đều nhắm đến đáp ứng các nhu cầu năng lượng tăng cao khi nền kinh tế thế giới ra khỏi tình trạng suy thối
hiện nay. Nguồn: OPEC monthly Oil Market Report/OGJ 6/4/2012
Đơn vị: USD/thùng
Bảng 2. Giá LNG của Đài Loan, Ấn Độ, châu Âu giai đoạn 2011 - 2012
Bảng 1. Giá dầu thơ trung bình giao đầu tháng 4/2012 theo hợp đồng 12/2/2012
Nguồn: www.argusmedia.com
Bảng 3. Tàu LNG quy ước dự kiến được giao trong năm 2012 - 2013
Trong các hoạt động dầu khí biển, nhiều hóa chất được sử dụng và thải ra mơi trường. Trong đó, có một số loại là tác nhân độc hại cho hệ sinh thái biển. Nhằm quản lý việc sử dụng và thải bỏ các hóa chất nói trên, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những quy định về mặt kỹ thuật và pháp lý rất nghiêm ngặt. Một trong những cơ sở dữ liệu quan trọng hàng đầu để quản lý là thông tin về độ độc hại.
Tập đồn Dầu khí Việt Nam đã quy định về việc đánh giá độ độc của các hóa chất độc hại trong cơng nghiệp dầu khí trước khi sử dụng bằng “Hướng dẫn thực hiện các
quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến sử dụng và thải hóa chất, dung dịch khoan trong các hoạt động ngồi khơi Việt Nam” (PVN, 2005), trong đó có quy định thống nhất
về đối tượng và phương pháp kiểm định. Một trong các đối tượng thử nghiệm được sử dụng trong đánh giá độ độc pha nước là ấu trùng tơm sú P. monodon. Việc sử dụng lồi sinh vật bản địa ấu trùng tôm sú để làm đối tượng thử nghiệm đã đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam. Nhưng hiện nay, việc áp dụng các thang chuẩn quốc tế để đánh giá kết quả thử nghiệm độ độc trên đối tượng sinh vật Việt Nam vẫn có những hạn chế nhất định.
Trước tình hình đó, nhóm tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An tồn và Mơi trường Dầu khí (CPSE), Viện Dầu khí Việt Nam đã thực hiện đề tài trên với mục tiêu xây dựng và kiến nghị với cơ quan chức năng về thang chuẩn phân loại mức độ độc pha nước của các hóa chất trong cơng nghiệp dầu khí đối với ấu trùng tơm sú P.
monodon.
Đề tài sử dụng loài sinh vật copepod A. tonsa làm đối tượng so sánh để lập thang chuẩn. Đây là loài sinh vật được sử dụng nhiều trên thế giới trong thử nghiệm độ độc pha nước và có thang chuẩn đánh giá là OCNS. Nhằm so sánh độ nhạy cảm của hai loài sinh vật, đề tài đã tiến hành thử nghiệm độ độc của 10 chất độc chuẩn bao gồm dodecyl sodium sulfate (DSS), phenol, pentachlorophenol (PCP), 3,5-dichlorophenol, cadmium chloride (CdCl2), potassium dichromate (K
2Cr
2O
7), copper sulfate (CuSO
4), potassium chloride (KCl), silver nitrate (AgNO
3), zinc sulfate (ZnSO
4) trên ấu trùng tôm sú P. monodon và copepod A. tonsa, từ đó lập thang chuẩn sơ bộ. Các thử nghiệm độ độc trên ấu trùng tôm sú P. monodon được thực hiện tại CPSE; thử
nghiệm độ độc trên copepod A. tonsa được thực hiện tại phịng thí nghiệm SINTEF - Nauy.
Kết quả cho thấy tỷ lệ về sự nhạy cảm của A. tonsa và
P. monodon khác nhau tùy thuộc vào chất độc chuẩn và
biến thiên từ 0,71 (PCP) đến 4,93 lần (CuSO4). Tỷ lệ trung bình của độ nhạy cảm của 2 lồi sinh vật thử nghiệm vào khoảng 2,25 lần. Tuy nhiên, một thang chuẩn phân loại vừa phải thể hiện được tính phù hợp trong đánh giá, vừa phải dễ áp dụng trong công tác quản lý. Các bậc phân loại trong thang chuẩn cần phải có các ranh giới rõ ràng. Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất điều chỉnh hệ số chuyển đổi thang chuẩn từ 2,25 lần đến hàng đơn vị là 2 lần. Thang chuẩn đánh giá độ độc pha nước trên ấu trùng tơm sú được hồn thiện bao gồm các mức phân loại như sau: A - kém nhất (< 2), B (> 2 - 20), C (> 20 - 200), D (> 200 - 2.000) và E - tốt nhất (> 2.000mg/l).
Để đánh giá độ phù hợp của thang chuẩn mới thành lập so với thang chuẩn trên thế giới, nhóm tác giả đã thực hiện thử nghiệm độ độc trên các hóa phẩm dầu khí và kết quả cho thấy có 2 chất thuộc nhóm B (Blacksmith O-3670R và Bactron), 1 chất thuộc nhóm C (Biosafe) và 3 chất thuộc nhóm E (Fluorecein LT, KCl/PHPA/Glycol và NEOFLO 1-58). Kết quả đánh giá bằng thang chuẩn sơ bộ trên P. monodon có sự phù hợp nhất định so với kết quả đánh giá bằng thang chuẩn OCNS.
Nội dung của báo cáo tổng kết đề tài bao gồm phần mở đầu và 4 chương. Phần mở đầu giới thiệu tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Chương I tổng quan về những vấn đề liên quan đến cơng trình nghiên cứu. Chương II nêu chi tiết đối tượng nghiên cứu, các phương pháp thử nghiệm độ độc và lập thang chuẩn. Chương III đề cập đến các kết quả thử nghiệm và lập thang chuẩn. Cuối cùng, chương IV là một số kết luận và kiến nghị.
Qua việc thực hiện đề tài đã xây dựng được thang chuẩn phân loại mức độ độc pha nước của các hóa chất trong cơng nghiệp dầu khí đối với ấu trùng tơm sú P.
monodon. Đây là một tài liệu cần thiết cho công tác nghiên
cứu chuyên môn cũng như cho các cơ quan chức năng trong việc đánh giá mức độ nguy hại, quản lý sử dụng và thải bỏ các hóa chất cơng nghiệp dầu khí nói riêng và các chất thải độc hại nói chung. Đồng thời, bổ sung cho cơ sở dữ liệu về độ độc của các hóa chất cơng nghiệp dầu khí Việt Nam.
Nghiên‱cứu‱xây‱dựng‱thang‱chuẩn‱phân‱loại‱mức‱₫ộ‱₫ộc‱trong‱
pha‱nước‱của‱các‱hóa‱chất‱dựa‱trên‱kết‱quả‱kiểm‱₫ịnh‱với‱₫ối‱
tượng‱ấu‱trùng‱tơm‱sú‱nhằm‱phục‱vụ‱cơng‱tác‱quản‱lý‱mơi‱trường‱
trong‱các‱hoạt‱₫ộng‱dầu‱khí‱biển‱Việt‱Nam