Đầu tư cho năng lượng sạch toàn cầu đạt kỷ lục 263 tỷ USD

Một phần của tài liệu 03052012tapchidaukhi (Trang 80 - 81)

- Bộ Năng lượng sẽ cấp giấy phép nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu nhiên liệu sinh học để bảo hộ các

Đầu tư cho năng lượng sạch toàn cầu đạt kỷ lục 263 tỷ USD

Việt Tú (TTXVN)

Với việc đầu tư tăng 54% lên 10,2 tỷ USD trong năm 2011, Ấn Độ là một trong những thị trường năng lượng sạch tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nguồn ảnh: TopNews.in

Để đối phó với các hậu quả của lệnh cấm vận Iran xuất khẩu dầu sang Tây Âu cũng như phục vụ cho các cuộc vận động ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ tới của ông Obama, Mỹ và một số nước đồng minh (Pháp, Anh…) thỏa thuận mở kho dầu thô dự trữ chiến lược để hạ nhiệt giá dầu. Từ cuối tháng 3/2012 đến đầu tháng 4/2012, lượng cung dầu thô trên thị trường tăng vọt lên 7,1 triệu thùng/ngày, vượt con số dự báo dựa theo số liệu điều tra của Platts 2,75 triệu thùng/ngày. Trong phiên giao dịch ngày 27/3, giá dầu thô ngọt tăng nhẹ 0,3% so với phiên giao dịch trước đó, lên 107,33 USD/thùng, giúp duy trì mức tăng 8,6% từ đầu năm. Sang ngày 28/3, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 lại giảm 1,92 USD/thùng, xuống 105,42 USD/thùng. Tuần tiếp theo, giá dầu thô gần như ổn định ở mức này nhưng hiện nay giá lại bắt đầu nhích lên.

Ngay cả Thủ tướng Pháp Francois Fillon khi thông báo mở kho dầu dự trữ nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ đẩy giá xuống trong một thời gian nhất định, nhưng cũng đừng kỳ vọng vào một phép màu”. Hiện tượng này cho thấy, với tư cách là một vũ khí, dầu thơ vẫn cịn có tác dụng nhất định, mặc dù lượng dầu của Iran cung cấp cho thị trường bị cắt chưa phải là lớn, đồng thời việc đưa dầu dự trữ chiến lược ra thị trường cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Cần lưu ý rằng giá dầu giao tháng 4 theo các hợp đồng ký ngày 12/2/2012 vẫn ở mức cao chứ không thấp như giá giao ngay (Bảng 1). Theo báo cáo của EIA, dự trữ xăng trong tuần qua giảm 3,5 triệu thùng, các chế phẩm khác cũng giảm 2,5 triệu thùng. Giá xăng giao tháng 4/2012 ở Mỹ là 3,4 USD/gallon, giá dầu sưởi là 3,21 USD/gallon, tức là có giảm nhưng chỉ 1 cent so với tháng 3/2012. Song song với

hiện tượng này, giá khí đốt cũng giảm 0,8%, cịn 2,21 USD/ triệu BTU trên sàn giao dịch New York, một phần do giá dầu giảm, một phần nữa do thời tiết ấm áp.

Tại thị trường châu Á, các Chính phủ cũng tỏ ra ủng hộ đề nghị tăng giá xăng dầu vì thâm hụt ngân sách lớn, tuy nhiên đều bị người dân phản đối quyết liệt. Ở Indonesia, nhân dân biểu tình liên tục dẫn đến bạo động khi có tin giá xăng sẽ tăng 30%, nên Quốc hội nước này đã phải bác bỏ đề xuất tăng giá. Chính phủ Indonesia cho biết nếu không tăng giá xăng dầu theo đà tăng của thị trường thế giới (khi giá dầu thơ vượt ngưỡng 100 USD/thùng) thì ngân sách sẽ thâm hụt vượt ngưỡng 3% GDP. Nhưng nếu tăng giá đột ngột thì giá tất cả các loại hàng hóa sẽ tăng, sản xuất đình đốn, đời sồng nhân dân dân khó khăn. Đây là một bài tốn khó nên Chính phủ vẫn phải lấy tiền lãi xuất khẩu dầu thô để bù lỗ cho xăng dầu tiêu thụ nội địa.

Trung Quốc, nước có thu nhập 4.000 USD/đầu người, được xếp vào nhóm các nước phát triển trung bình, cũng rơi vào tình trạng tương tự. Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc cho biết từ đầu năm đến nay đã có 2 lần nước này quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu. Lần thứ nhất vào ngày 8/2/2012 và lần mới đây nhất vào ngày 20/3/2012. Sau lần cuối cùng này, giá xăng bán lẻ tăng 600 nhân dân tệ (NDT)/tấn, tương đương tăng khoảng 95 USD/ tấn. Cụ thể, giá xăng bán lẻ trung bình đạt 9.980 NDT/ tấn (1.584 USD/tấn), giá diesel đạt 9.130 NDT/tấn (1.445 USD/tấn), tức là xăng tăng 6,6% và diesel tăng 7,2%. Từ khuynh hướng trên cộng với các bất ổn với mức độ khác nhau, từ khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu đến tình tình ở Iran, Iraq, Syria, Bắc Triều Tiên, Nigeria… có thể nhận định

Một phần của tài liệu 03052012tapchidaukhi (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)