2.3. Tác động của lễ hội đền Hai Bà Trƣng đến đời sống văn hóa cộng
2.3.1. Lễ hội tạo nên sắc thái văn hóa, niềm tự hào cho địa phương
Lễ hội dân gian ở Việt Nam có vai trị giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người trong một quốc gia đa sắc tộc. Đây là một bộ phận của văn hóa Việt
Nam, đóng vai trị khơng nhỏ trong việc hội nhập văn hóa quốc tế, tạo ra sự đa dạng trong văn hóa thế giới và khu vực.
Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng là nét văn hóa mang bản sắc riêng của vùng đất Mê Linh. Lễ hội là niềm tự hào của người dân nơi đây, là điểm nhấn có ý nghĩa quảng bá hình ảnh về truyền thống lịch sử của vùng đất cổ này. Từng có một thời gian, di tích về lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng được lựa chọn làm biểu tượng cho tỉnh Vĩnh Phúc. Trên logo biểu trưng về Vĩnh Phúc,
chúng ta thấy hình Hai Bà Trưng cưỡi voi cầm kiếm, phía sau là ngọn núi biểu trưng cho dãy núi Tam Đảo.
Ngay từ trong truyền thuyết về Hai Bà Trưng được lưu truyền tại địa phương, người dân nơi đây cũng có cách nhìn khác về kết thúc của cuộc khởi nghĩa. Khác với truyền thuyết về Hai Bà tại Hát Môn và Đồng Nhân, Trưng
Trắc được người dân Hạ Lôi tin rằng đã không hy sinh mà bay lên núi Mỹ
Sơn [41, tr.174]. Điều này cho thấy ước mơ và nguyện vọng của nhân dân mong muốn người anh hùng dân tộc, người con của quê hương mê Linh đời đời sống mãi. Và đây chính là cách nhìn, cách đánh giá độc đáo của dân làng Hạ Lôi về Hai Bà Trưng.
“Lễ” là cử chỉ của con người để tỏ thái độ tơn trọng nhau và tơn kính các biểu trưng của tín ngưỡng. Các cử chỉ đó tạo thành phong tục trong đời sống hoặc các nghi thức trong tín ngưỡng, tơn giáo, các nghi chế trong thiết chế xã hội. “Hội” là sự tập hợp đơng người để thực hành diễn xướng, trình diễn các phong tục, tín ngưỡng, các hình thức văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật, các sinh hoạt tinh thần xã hội… Khái niệm “lễ hội” dùng để chỉ những sinh hoạt gồm cả lễ và hội, điều thường thấy trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Lễ hội truyền thống là những lễ hội đã trường tồn trong lịch sử cộng đồng xã hội, được bảo lưu, phát triển, lặp lại và quảng bá không ngừng.
Bất cứ cộng đồng xã hội nào cũng tồn tại những hình thức lễ hội của mình. Những cộng đồng thị tộc xa xưa nhất trong lịch sử đã có những hình thức nghi lễ được diễn xướng. Trong xã hội hiện đại, lễ hội vẫn tồn tại và ngày càng nhân văn hơn.
Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng trước hết mang lại những giá trị văn hóa to lớn, có ý nghĩa giáo dục quần chúng ý thức về cộng đồng, về cội nguồn, về truyền thống yêu nước cũng như những quá khứ hào hùng của dân tộc cùng nhiều giá trị nhân văn khác. Trong ý nghĩa đó, lễ hội như cầu nối quá khứ với hiện tại, giữa cõi tâm linh và đời sống tinh thần của con người.
Cuộc sống của những người dân làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, đặc biệt là
cuộc sống của những người nông dân không phải lúc nào cũng được rảnh rỗi mà họ thường phải “một nắng, hai sương” trên đồng ruộng, lo toan cho cuộc sống hằng ngày. Nhưng sau những tháng ngày lao động vất vả ấy, họ lại tạm gác công việc cùng nhau về đền thờ Hai Bà Trưng để tưng bừng tổ chức lễ hội. Và lúc này, những người nông dân chân lấm tay bùn trong cuộc sống hằng ngày bỗng chốc lại được hóa thân thành những nhà văn hóa, những người nghệ sĩ tài hoa.
Trong lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy và sáng tạo trở thành nhân tố văn hóa độc đáo góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Và chính những yếu tố văn hóa này lại được trao truyền từ thế này sang thế hệ khác gìn giữ, phát huy và tiếp tục mạch nguồn sáng tạo do cha ông để lại.
Lễ hội của đền thờ Hai Bà Trưng chính là điểm nhấn nổi bật gắn liền với yếu tố văn hóa vùng. Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội đang có bước chuyển mình mạnh mẽ theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để hịa nhập cùng với xu hướng tồn cầu hóa đã có những tác động khơng nhỏ tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có những yếu tố văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng là nơi bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc
văn hóa truyền thống dân tộc để có thể trao truyền lại cho những thế hệ mai sau những giá trị văn hóa tốt đẹp và độc đáo mang bản sắc văn hóa vùng miền, phần nào thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta đã được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử.
Chương trình phần hội của lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng rất phong phú, hấp dẫn, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, góp phần giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng và góp phần quảng bá giới thiệu di sản văn hóa của dân tộc.
Trong những năm gần đây, lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng được mở rộng hơn đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham dự. Lễ hội để lại những ấn tượng tốt đẹp với những màu sắc văn hóa truyền thống đặc sắc. Hàng chục nghìn người về đây hằng năm để dâng hương tưởng nhớ công đức, thân thế và sự nghiệp Hai Bà Trưng.
2.3.2. Thỏa mãn sinh hoạt tâm inh của người dân địa phương
Với người Việt, đi tới các cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo ở lễ hội là để giải quyết nhu cầu tâm linh, giải tỏa áp lực một năm lao động vất vả. Di tích và lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng đáp ứng cho con người vùng đất Mê Linh nhu cầu văn hóa tinh thần được bảo tồn trong các hoạt động truyền thống này.
Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hai mặt tồn tại song hành trong cuộc sống của con người trong đó yếu tố tâm linh là một bộ phận không thể thiếu về đời sống tinh thần hiện hữu ngay trong cuộc sống của mỗi người. Đó là khi con người ta hướng về với ước vọng và niềm tin tối cao, trong đó niềm tin tôn giáo chiếm một vị trí quan trọng có sự ảnh hưởng khơng nhỏ trong đời sống của mỗi con người.
Trong lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng tại Hạ Lôi, người ta tiến hành các nghi lễ thờ cúng, tế lễ nhằm nhắc lại cơng lao của Hai Bà, trình lên Hai Bà
những ước vọng, mong được chứng giám và phù hộ cho được an khang thịnh
vượng suốt năm.
Người dân địa phương sẽ dâng lên thần những lễ vật ngon nhất, đẹp nhất do tự mình làm ra hoặc sản vật quý hiếm mua từ các nơi khác. Trong lễ hội, họ còn tổ chức ca múa nhạc làm cho khơng khí được vui vẻ, sau đó là tổ chức ăn uống, vui chơi giải trí bằng các trò chơi, thi tài. Thời gian thường kéo
dài nhiều ngày trong tháng Giêng; chưa kể trước đó hơn hàng tháng, người dân Hạ Lơi đã có những nghi thức chuẩn bị cho ngày hội vừa trang nghiêm, vừa náo nhiệt.
Ngoài những dịp lễ hội chính, tại đền thờ Hai Bà Trưng, đông đảo người dân vẫn thường xuyên đến để sinh hoạt tín ngưỡng vào những ngày rằm hay mùng một hằng tháng. Đền Hạ Lôi thực sự là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân địa phương. Cùng với trung tâm Tây Thiên núi Tam Đảo, đền Hạ Lôi thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của người dân Vĩnh Phúc.
Là ngôi đền được tạo dựng trên vùng đất vốn là quê hương của Hai Bà Trưng, đền thờ Hai Bà tại Hạ Lôi là trung tâm của một vùng văn hóa, là dấu tích thể hiện sự hiện hữu của tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng tại vùng bắc Hà Nội. Nhờ có niềm tin mạnh mẽ vào Ha Bà Trưng- đấng linh thiêng, cao cả mà mỗi con người nơi đây có thể hướng tới một đời sống tinh thần thanh sạch, một niềm tin cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng nhau phấn đấu sống có ích hơn cho quê hương, đất nước.
Đền thờ Hai Bà Trưng tại Hạ Lôi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Tới đền thờ, người dân có thể tham gia vào các nghi thức tế lễ hoặc tham dự các trò chơi dân gian truyền thống… Nhưng dù có ở vị trí nào thì mỗi con người đều là một chủ thể của sự sáng tạo để góp phần vào thành cơng chung của lễ hội và những giá trị văn hóa kết tinh trong lễ hội tiếp tục được trao truyền lại cho các thế hệ mai sau. Chính nhờ những giá trị độc đáo và đặc sắc được đúc kết qua nhiều thế hệ mà đền thờ Hai Bà Trưng đã đáp ứng được nhu
cầu đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng, nhờ đó mà mỗi khi đền vào hội thì những người con của quê hương lại cùng nhau về đây để tiếp nối mạch nguồn sáng tạo của cha ơng mình đã để lại.
Từ quá khứ đến hiện tại, sinh hoạt lễ hội đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần to lớn của người dân; đồng thời nó cũng là nơi hầu hết các giá trị văn hóa truyền thống của cha ơng ta được thể hiện, từ phong tục tập quán, trang phục, âm nhạc,nghi lễ, trị chơi, đến ẩm thực…
2.3.3. Góp phần nâng cao thu nhập, tạo thêm việc àm cho người dân
Trong chừng mực nào đó, có thể nói văn hóa là một nhịp cầu kết nối tất cả mọi người một cách nhanh nhất và hấp dẫn nhất. Một mặt nó tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc, mặt khác bản thân văn hóa đang trở thành một loại hàng hóa rất đặc biệt cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước.
Lễ hội dân gian không chỉ là một loại sản phẩm văn hóa đặc biệt mà cịn là một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc. Di tích và lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao khơng gì bù đắp nổi. Đồng thời, đền thờ Hai Bà Trưng còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần khơng nhỏ cho việc phát triển kinh tế địa phương và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển. Trong điều kiện kinh tế xã hội của xã Mê Linh là một xã thuần nông, xa các trục lộ giao thông lớn, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương đòi hỏi phải xem xét toàn diện các tiềm năng vốn có của địa phương. Di tích và lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng tại Hạ Lôi là điều kiện để phát triển du lịch và các ngành dịch vụ khác.
Phát triển du lịch ở địa phương cần theo quan điểm: Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.
Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương là đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun
nghiệp, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc
văn hóa địa phương Hạ Lơi và hài hịa với môi trường. Định hướng thị trường
và phát triển sản phẩm du lịch là: Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch
sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc
mang bản sắc văn hóa địa phương, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, du lịch sinh thái.
Khơng nằm ngồi các định hướng phát triển du lịch văn hóa ở nước ta, ban quản lý đền thờ Hai Bà Trưng cùng nhân dân xã Mê Linh đã nỗ lực quảng bá điểm đến đậm nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước, giàu truyền thống lịch sử văn hóa. Khu di tích được đầu tư, tôn tạo với sự đầu tư lớn, giúp du khách thập phương về nơi đây tưởng nhớ công lao Hai Bà Trưng, tìm hiểu truyền thống lịch sử dân tộc và hịa mình vào khơng khí lẽ hội tâm linh. Vì vậy, điểm đến khu di tích đền thờ Hai Bà Trưng ln được du khách trong và ngồi nước mong muốn.
Trong những năm gần đây, nhờ phát triển du lịch, thu nhập của người dân xã Mê Linh nói riêng và huyện Mê Linh nói chung đều được nâng cao. Ngồi cơng việc đồng áng, các xã thuần nông đã dần chuyển dịch cơ cấu sang làm dịch vụ. Người dân địa phương tham gia vào các dịch vụ biểu diễn văn
nghệ (diễn chèo, múa rối nước…), bán hàng, vận chuyển khách, trông giữ xe tại đền… Ngoài ra, nguồn lao động địa phương cũng được huy động tối đa vào việc xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng từ giao thông, đường xá cho tới nhà nghỉ, khách sạn ở các khu vực lân cận. Từ đó, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập, nâng cao mức sống của hộ dân.
Lễ hội với sự tham gia của đông đảo du khách đến từ mọi miền trên cả nước đã mở ra cơ hội buôn bán, quảng bá và tiếp thị sản phẩm, hàng hóa. Một số sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ, một số làng nghề thủ công truyền thống trong khu vực vốn có thời gian dài bị lãng quên, thiếu động lực tồn tại nay có cơ hội
khơi phục trở lại. Sự khôi phục các nghề thủ công này đã tăng cơ hội việc làm cho người dân địa phương.
Đối với người nghèo tại khu vực xã Mê Linh, du lịch và các ngành dịch vụ khác có thể mở ra nhiều cơ hội tạo thu nhập. Có nhiều cách để người nghèo có thể tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch. Một người là du lịch có thể đưa cả gia đình họ thốt khỏi cảnh nghèo. Những lợi ích phi kinh tế như tơn tạo văn hóa và niềm tự hào về truyền thống địa phương nhờ tham gia vào du lịch cũng là ảnh hưởng tích cực trong việc đưa người dân thoát khỏi cảnh nghèo.
Bên cạnh đó, việc chú trọng đào tạo nghiệp vụ du lịch tại chỗ cho người dân cũng được quan tâm. Nghiệp vụ lễ tân, hướng dẫn, những hiểu biết cơ bản về thân thế, sự nghiệp và lịch sử hình thành của đền thờ Hai Bà Trưng đều được phổ biến cho người dân ở đây.
Trong những năm gần đây, cơng tác quản lí di tích đền Hai Bà Trưng đạt được một số thành tựu đáng kể. Ông Nguyễn Huy Quý, thủ từ đền Hai Bà Trưng, cho biết: khu di tích được các cấp, ngành quan tâm nên việc tu bổ, bảo tồn các hạng mục của khu di tích được tiến hành, giảm thiểu những nguy cơ xuống cấp, tổn hại đến di tích. Khơng những thế, việc xác lập được qui hoạch cụ thể đã hạn chế tối đa việc lấn chiếm di tích như thời gian trước đây. Các di vật trong di tích được bảo quản chặt chẽ, khơng để xảy ra tình trạng mất cắp cổ vật. Khơng những thế, với ý thức cao trong việc gìn giữ truyền thống dân tộc nên khu di tích cũng không tiếp nhận những tượng, đồ thờ tự ngoại lai, không phù hợp với không gian, cũng như như mĩ cảm của dân tộc.
2.3.4. Nh ng tác động tiêu cực
Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng diễn ra thường niên và mang lại rất nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp, là nơi gửi gắm ước nguyện của nhiều thế hệ. Tuy nhiên, lễ hội cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực và nếu không giải quyết dứt điểm lễ hội sẽ ngày càng mất đi tính chất linh thiêng của nó. Trước