Việc phụng thờ Hai Bà Trưng phản ánh đời sống tín ngưỡng của cư

Một phần của tài liệu Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng trong đời sống văn hóa của cư dân huyện Mê Linh, Hà Nội (Trang 43 - 48)

2.1. Ý nghĩa của việc phụng thờ Hai Bà Trƣng với nhân dân địa phƣơng

2.1.2. Việc phụng thờ Hai Bà Trưng phản ánh đời sống tín ngưỡng của cư

của cư dân địa phương

Trong một di tích, bao giờ sự thiêng liêng của di tích cũng là phần tín

ngưỡng- tơn giáo. Tín ngưỡng quyết định tính chất của loại hình di tích, quy

định các hành vi, nghi lễ tại đây. Việc phụng thờ Hai Bà Trưng tại đền Hạ Lơi cho chúng ta thấy có nhiều lớp tín ngưỡng khác nhau.

Trước hết phải khẳng định việc phụng thờ Hai Bà Trưng thể hiện tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc. Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc phản ánh sâu đậm lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc xuất hiện sớm và tồn tại lâu dài. Thờ anh hùng dân tộc luôn đan xen, hoà đồng với toàn bộ các yếu tố khác của hệ thống tín ngưỡng nhưng ln mang tính trội. Người anh hùng được nhân dân thờ cũng có thể là một anh hùng chiến trận, có cơng đánh giặc cứu nước. Nhưng người anh hùng cũng có thể là người sáng tạo văn hóa. Hai Bà Trưng tồn tại trong niềm tin của cư dân địa phương, được hiện diện tại đền thờ như một anh hùng có cơng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên tại địa phương. Nơi đây cũng là nơi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Theo tiểu sử Hai Bà Trưng là một nhân vật sống vào thời Hán thuộc những năm đầu sau Cơng ngun, đã có cơng chiêu mộ nhân dân và trực tiếp cầm quân đánh đuổi Tô Định và sau này chống lại sự xâm lược của Mã Viện. Hai Bà khi khởi nghĩa đã từng thề trước anh linh các bậc tiền bối:

Một xin rửa sạch quốc thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng [33, tr.125]

Lời thề đó khơng chỉ dừng lại ở sự cam kết mà còn chứa đựng yếu tố tín ngưỡng linh thiêng về sự biết ơn, về trách nhiệm, cầu mong sự phù trợ, che chở của các vua Hùng.

Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc với hình tượng Hai Bà Trưng thể hiện

qua sự hiện diện của tượng thần Hai Bà Trưng và bài vị thờ thần, qua việc người dân hiểu biết và sùng tín vào lai lịch của Hai Bà Trưng. Nó phản ánh sự

thống nhất ý chí, niềm tin của người dân vào Hai Bà Trưng, vào những giá trị truyền thống trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Là anh hùng dân tộc, Hai Bà Trưng còn mang dáng dấp tư cách một vị Thành hồng làng tại địa phương. Có nhiều dấu hiệu cho thấy việc thờ phụng Hai Bà Trưng tại đền Hạ Lơi phản ánh tín ngưỡng thờ Thành hồng làng của

dân làng.

Đền Hạ Lôi được tạo dựng để thờ phụng Hai Bà Trưng do Hạ Lôi là quê hương và là nơi dựng cờ khởi nghĩa của Hai Bà. Tuy nhiên trên thực tế, vị trí của ngơi đền có sự khác biệt khá lớn so với những ngôi đền thờ Hai Bà Trưng khác. Ngay từ thời phong kiến, trong các ghi chép về thân thế, sự nghiệp của Hai Bà Trưng các sử gia phong kiến rất ít khi đề cập đến ngôi đền Hạ Lôi. Việt điện u linh ra đời từ thế kỷ XIV nói đến đền thờ Hai Bà Trưng tại

Hát Môn [46, tr.68]. Cho đến thế kỷ XIX, sử gia triều Nguyễn trong Đại Nam

nhất thống chí cũng chỉ đề cập đến đền Hát Môn (nơi Hai Bà Trưng tự vẫn)

và đền Đồng Nhân- một ngôi đền chỉ có thể xuất hiện vào thế kỷ XI nhờ những huyền thoại liên quan đến những giấc mơ của vua Lý [28, tr.1478]. Rõ ràng trên thực tế, ngơi đền Hạ Lơi khó có được địa vị như hai ngơi đền kể trên trong con mắt các sử gia chính thống nhà nước phong kiến mà chỉ giữ địa vị ngôi đền thờ của địa phương. Điều này chúng ta càng thấy rõ hơn qua những sắc phong thần của các triều vua dành cho ngôi đền khi cho phép dân làng Hạ Lôi thờ cúng Hai Bà Trưng.

Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị thần thành ba bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích và cơng trạng của các vị thần đối với nước, với dân, với làng xã. Các vị thần

được xem xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ vị kia, nếu trong thời gian cai quản các vị này đã phù hộ, giúp đỡ được nhiều cho đời sống vật chất và tâm linh của dân chúng. Việc thăng phong các vị thần căn cứ vào sớ tâu của làng xã về công trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đình trong một thời gian quy định. Mỗi vua thăng phong đều gửi sắc và dân làng đón nhận rất

linh đình rồi cất nó trong hịm sắc thờ ở hậu cung các ngôi đền thờ thần hay

đình làng.

Thành hồng được coi là vị thần bảo hộ của làng, hay có thể nói Thành hồng là ơng vua tinh thần của làng. “Thành hồng” có nguồn gốc Trung Quốc, vốn ông được thờ để bảo vệ cho bốn bức tường thành và con hào cắm chông chạy quanh thành (gọi là thành hồng), khi hào có nước sẽ gọi là thành trì. “Thành hoàng” được du nhập vào làng xã Việt Nam theo yêu cầu của điều kiện lịch sử. Thành hoàng của các làng có sự tích tương đối rõ ràng, đó thường là các vị thần bản địa. Tại làng Hạ Lôi, Hai Bà Trưng được cho là đã sinh ra tại đây và có cơng phù trì đất nước giúp đỡ nhân dân địa phương. Dân

làng lập đền thờ phụng và tổ chức các nghi lễ tưởng nhớ Hai Bà. Công lao của Hai Bà Trưng, qua những sắc phong thần đã trở nên rất cụ thể và hiện hữu thực tế với dân làng chứ không chỉ tồn tại qua các truyền thuyết dân gian hay sự hồi cố truyền khẩu.

Trong tâm thức người dân làng Hạ Lôi, Hai Bà Trưng là vị thần tối linh, có thể bao qt, chứng kiến tồn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sơi nhưng thần thì cịn mãi, trở thành một chứng tích khơng thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi. Vào ngày lễ hội, ngoài những nghi thức tế lễ tại đền thờ cịn có nghi thức rước kiệu từ đền về đình làng. Kiệu thờ Hai Bà Trưng cùng Thi Sách cũng được rước với những kiệu của các vị Thành hoàng làng khác là 4 vị Thành hồng Đơ, Hồ, Bạch, Hạc và thánh Cốt Tung- một danh tướng của Hùng Duệ Vương được thờ tại làng Hạ Lôi. Cuộc rước kiệu cũng trong phạm vi khơng gian làng và mang tính biểu trưng rất cao như sự đi tuần thú mảnh đất quê hương và là phạm vi thần cai quản, phù trợ. Sau khi đoàn rước kiệu đã về đến đình làng, thần vị Hai Bà Trưng được rước đặt trên nhang án trong đình làng. Sau đó, dân làng tổ chức tế lễ tại đình làng. Có thể thấy rõ, lễ hội thờ Hai Bà Trưng nhưng vẫn có sự hiện diện của các vị Thành hoàng làng. Các vị Thành hồng vẫn có địa vị, tư

cách thần được dân làng ngưỡng vọng trong một nghi lễ tưởng như chỉ liên quan đến Hai Bà Trưng.

Có thể cho rằng, Hai Bà Trưng chính là vị chỉ huy tối linh của dân làng

Hạ Lôi không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng. Cho nên sự thờ phụng Hai Bà Trưng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói của làng.

Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vơ hình, giúp dân làng đồn kết, nếp sống cộng cảm hồ đồng, đất lề q thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng tại đền để xin phép trước. Có lẽ, sự ngưỡng mộ Hai Bà Trưng cũng chẳng kém gì sự ngưỡng mộ tổ tiên.

Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội từ xa xưa trong lịch sử và tồn tại ở nhiều vùng đất Việt Nam nói chung và tại Hạ Lơi nói riêng. Ngày nay tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn có vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân địa phương. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện hữu trong lễ hội Hai Bà Trưng tại đền Hạ Lôi không phải là việc phụng thờ những đấng, bậc cùng

huyết thống đã qua đời, những người có cơng sinh thành và ni dưỡng con

cháu. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở đây cần được hiểu là tổ tiên của làng xã, đất nước, những người có cơng với nước, với dân. Tổ tiên gia đình vì vậy

khơng tách rời tổ tiên làng xã, đất nước. Tổ tiên gia đình là ơng bà, tổ tiên

làng xã có thể là Thành hồng, tổ tiên đất nước là Vua và hiện hữu trong lễ hội Hạ Lôi là hai vị Trưng vương.

Hai Bà Trưng là người sinh ra tại quê hương Mê Linh. Hơn thế Hai Bà

còn là hiện thân, là hậu duệ của các vua Hùng- tổ tiên của dân tộc Việt thông qua tiểu sử của Hai Bà là con của Lạc hầu. Thờ cúng Hai Bà Trưng như ký ức về những người đứng đầu một cộng đồng, một vùng đất. Ký ức đó phản ánh nhu cầu tự khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát về một quốc gia độc lập, tự chủ.

Việc phụng thờ Hai Bà Trưng cịn cho thấy tín ngưỡng thờ Nữ thần hiện hữu tại đây. Tín ngưỡng thờ Nữ thần là sự ghi nhận cơng lao đóng góp của phụ nữ với đất nước trong lịch sử, là sự lưu giữ ký ức về một thời kỳ mẫu hệ từng tồn tại trong xã hội Việt Nam. Tín ngưỡng thờ nữ thần cũng phản ánh một tư duy cân bằng để sinh sôi và phát triển trong quan niệm của người Việt Nam. Sự phụng thờ Hai Bà Trưng phản ánh tín ngưỡng thờ Nữ thần khơng phải vì lai lịch Hai Bà là “nữ”, hơn thế việc phụng thờ Hai Bà còn cho thấy nhiều dấu hiệu của việc phụng thờ Mẫu. Thờ Mẫu không phải là Mẫu Liễu của tam phủ, tứ phủ nhưng trong bài trí thờ tự Hai Bà Trưng lại cho thấy điều này. Mặc dù thiếu vắng những hành vi hầu đồng, thiếu vắng những ông Đồng, bà Đồng thực hiện các lễ hầu đồng, nhưng nhiều hồnh phi tơn vinh Hai Bà là Mẫu nghi thiên hạ, thậm chí chúng ta cịn thấy xuất hiện hình tượng ơng Lốt (đơi thanh xà, bạch xà) quấn trên xà ngang của một số điện thờ trong khu di tích đền Hạ Lơi.

Bên cạnh tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, tín ngưỡng thờ Thành hồng làng và một số tín ngưỡng kể trên, một số nghi thức trong lễ hội đền Hạ Lơi cịn biểu hiện lớp tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Lịch tổ chức lễ hội tại đền, bên cạnh những ngày kỷ niệm ngày sinh, ngày hố của thần cịn cho thấy những ngày tế lễ quan trọng nhất trong năm đều liên quan đến chu kỳ sản xuất nơng nghiệp, trong đó có ngày lễ rằm tháng Giêng âm lịch, lễ hạ điền mùng 6 tháng 5 âm lịch. Vào ngày này, người dân tiến hành làm lễ dâng cúng thánh thần và tổ tiên. Họ cũng dâng lễ vật ra đền để tạ ơn Hai Bà và cầu mong Hai Bà tiếp tục phù hộ cho họ bội thu ở những vụ mùa năm sau. Hai Bà vì vậy khơng chỉ bảo vệ, che chở cho dân làng xã mà còn mang thêm tư cách của một vị thần nơng nghiệp. Lớp tín ngưỡng mang dấu

tích của cư dân nơng nghiệp được thể hiện qua trò diễn dân gian trong lễ hội

hằng năm tại đền thờ Hai Bà Trưng như tục rước nước, các cách thức tuyển chọn gạo đồ xôi và làm bánh.

Hơn thế, lễ hội Hạ Lơi cịn cho thấy dấu tích của sinh hoạt cộng đồng thời tiền nông nghiệp. Bài hát cổ trong đám rước ngày hội không hề nhắc đến

việc đánh giặc cứu nước mà chỉ thấy nói đến cảnh săn bắt, đuổi hươu nai. Câu hát như gợi lên hình ảnh những đồn người thời nguyên thủy cùng nhau săn bắn, khai phá vùng đất còn đầy hoang sơ với nước rộng mênh mông, đá trắng gồ ghề, mây che đầu ngàn, núi non cao ngất.

Sự có mặt của các tín ngưỡng như trên cho thấy một sự phức hợp trong việc phụng thờ Hai Bà Trưng tại địa phương. Tư cách thần linh của Hai Bà Trưng từ một anh hùng dân tộc còn đi đến một vị thần địa phương, thần của làng xã theo quan niệm của từng cá nhân người đến lễ. Đồng thời, tư cách thần của Hai Bà cũng cho thấy sự phản ánh ước vọng của người dân, sự biết ơn của người dân, sự bất lực của họ trước những khó khăn trong cuộc sống thì phải cầu xin thánh thần. Các lớp tín ngưỡng này tồn tại song song với nhau thể hiện sự cộng cảm, tiếp thu dung hợp, không loại trừ tín ngưỡng nào. Điều này cho thấy, con người ở vùng đất này sống ơn hồ, dung nạp những gì mang đến cho con người may mắn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng trong đời sống văn hóa của cư dân huyện Mê Linh, Hà Nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)