Hai Bà Trƣng
Hai Bà Trưng- người đã ghi công đầu trong lịch sử đấu tranh giữ nước chống giặc ngoại xâm khởi nguồn từ Mê Linh bằng cuộc khởi nghĩa mùa xuân năm 40 (Sau Công Nguyên) đánh đuổi quân Tô Định giặc Đông Hán ra khỏi bờ cõi nước ta, giành lại độc lập cho non sông đất nước. Do công lao đức
độ to lớn của Hai Bà, khi sống thì đứng đầu gánh vác việc dân, việc nước, khi thác thì âm phù giúp nước giúp dân. Bởi thế mà ngay sau khi Hai Bà hoá, nhân dân đã tôn sùng Hai Bà, lập Đền thờ Hai Bà, người thân và các vị tướng đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà. Ngay dưới thời phong kiến, các triều vua đã thường xuyên ban tặng các sắc phong cho hai Bà và cho địa phương
được thờ cũng.
Tháng 10 năm 1980 Bộ Văn hố thơng tin đã xếp hạng Đền Hai Bà Trưng và khu thành cổ Mê Linh là di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Tháng 12 năm 2013 thủ tướng chính phủ đã có Quyết định 2383 cơng nhận khu di tích lịch sử Quốc gia đền Hai Bà Trưng huyện Mê Linh là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.
Để xứng với công lao tầm vóc, vị thế của Hai Bà Trưng trong lịch sử dân tộc, năm 2002 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt dự án đầu tư quy hoạch, trùng tu, tơn tạo khu di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng Mê Linh với qui mô kiến trúc bề thế trang nghiêm. Năm 2003 đề án trên đã được Chính Phủ đưa vào danh mục dự án quan trọng cấp Quốc gia, cơng trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Năm 2012 UBND huyện Mê Linh tiếp tục triển khai xây dựng, chỉnh trang đền thờ Hai Bà Trưng để kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh của Hai Bà Trưng vào năm 2014.
Nhằm tăng cường cho công tác quản lý bảo tồn và tơn tạo khu di tích Đền Hai Bà Trưng ngày càng tốt hơn, từ năm 1997 UBND xã Mê Linh đã thành lập Ban quản lý di tích của xã và trực tiếp quản lý di tích Đền Hai Bà Trưng. Tháng 3 năm 2011 UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định thành lập Ban quản lý di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh thuộc huyện Mê Linh, nhằm nâng cao chất lượng việc quản lý bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của khu di tích tạo điều kiện cho nhân dân và khách thập phương về thăm và làm lễ tại đền Hai Bà Trưng đồng thời là điểm đến và là nơi giáo dục truyền thống lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam tiếp nối noi theo xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh hàng năm cùng với hàng nghìn hàng vạn người dân đến thắp hương tưởng niệm, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thường về thăm đền, tưởng nhớ tới hai vị nữ anh hùng hào kiệt của đất nước như đồng chí: Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Phạm Thế Duyệt, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, Trương Thị Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Doan, Hà Thị Khiết, Hoàng Văn Nghiên, Phạm Quang Nghị… các đồng chí đã ghi lại những dịng lưu niệm tỏ lịng thành kính tơn vinh đầy xúc động và trồng cây lưu niệm tại đền.
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho nhân dân đóng góp vào việc bảo tồn, tơn tạo khu di tích ngày càng bề thế uy nghiêm xứng với công lao vị thế Hai Bà.
Qua dã sử lưu truyền và thực tại cho ta thấy vai trị của nhân dân nói chung và nhân dân xã Hạ Lơi nói riêng là rất lớn trong việc bảo tồn và tham gia tổ chức lễ hội đền Hai Bà Trưng. Từ việc đóng góp cơng sức khởi tạo lập đền thờ, q trình trùng tu, tơn tạo. Đặc biệt là việc bảo vệ giữ gìn di tích Văn hố vật thể và phi vật thể lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người dân địa phương từ xưa đã dành phần ruộng đèn hương ở đền, cắt cử người trông nom đèn hương thường xuyên và tổ chức các ngày kỷ niệm tế lễ ở đền trong năm. Đối với các hiện vật thờ tự trong đền Hai Bà Trưng, sau kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ các hiện vật thờ tự đã được nhân dân công đức phục dựng tái hiện, truyền thống thờ cúng tâm linh cùng bản sắc văn hoá dân tộc được chú trọng bảo tồn.
Ngày nay, bước vào mỗi mùa lễ hội, nhân dân địa phương lại tham gia vào công tác chuẩn bị tổ chức, vào việc chỉnh trang đường xá, cảnh quan để đón khách, vào việc luyện tập cho các nghi thức tế lễ và đám rước được thuần thục và chuyên nghiệp. Chính sự tham gia của người dân là nhân tố quyết định làm lên thành công của lễ hội.
Tiểu kết Chƣơng 2
Lễ hội chính là một nét đẹp tạo nên bản sắc của nền văn hóa dân tộc và mỗi khi đến với lễ hội, con người như được sống trong không gian thu nhỏ của nền văn hóa dân tộc mình. Đó là khơng gian vừa mới mẻ vừa gần gũi, thân quen. Đó là khơng gian khác hẳn so với khơng gian của đời sống thường nhật, nó giúp cho con người sống cởi mở hơn, đem lại những cảm xúc thăng hoa từ cuộc sống hằng ngày và quên đi hết những phiền muộn của cuộc sống.
Đây chính là môi trường thuận lợi để cho mỗi cá nhân cũng như cộng đồng được thể hiện khả năng sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa đồng thời trao truyền lại cho các thế hệ mai sau để tiếp tục làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân khi đến với đền thờ, tham gia các hoạt động tại đây đều được hịa mình trong khơng khí vui tươi, náo nhiệt và tràn đầy hứng khởi. Chính trong khơng khí linh thiêng và đời thường như hịa quyện lại với nhau trong ngày hội mà mỗi con người lại có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Họ đồng thời là những người tổ chức, sáng tạo và tái tạo các sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhưng đồng thời họ cũng chính là những người được hưởng thụ trực tiếp những giá trị văn hóa do mình tạo ra.
Chƣơng 3
BIẾN ĐỔI CỦA LỄ HỘI ĐỀN HAI BÀ TRƢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
3.1. Biến đổi của lễ hội đền Hai Bà Trƣng trong đời sống văn hóa cƣ dân
3.1.1. Nh ng biến đổi cụ thể của ễ hội đền thờ Hai Bà Trưng
Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng tại Hạ Lôi đã diễn ra từ rất lâu trong lịch sử tồn tại cho đến ngày nay với rất nhiều tác động của đời sống. Vì vậy, lễ hội đền Hai Bà cũng có những thay đổi. Sự biến đổi đầu tiên nhận thấy ở chính khơng gian nơi diễn ra lễ hội được quy hoạch xây dựng rộng rãi để có thể đón tiếp được đơng đảo du khách. Trong khu vực di tích vốn xưa kia chỉ có đền thờ Hai Bà nay được xây dựng mới bốn đền: đền thờ ông Thi Sách và thân phụ - thân mẫu của ông, đền thờ các nam tướng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; đền thờ thân phụ - thân mẫu, sư phụ - sư mẫu Hai Bà Trưng; đền
thờ các nữ tướng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là những ngôi đền mới nhưng cũng tác động không nhỏ tới tâm lý người đến lễ. Trước kia, việc tế lễ tập trung tại đền chính thì ngày nay, công việc này trở nên phức tạp hơn, dàn trải hơn.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng xưa kia diễn ra hằng năm nhưng ngày nay, vì nhiều lý do cứ 5 năm một lần, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn theo nghi thức nhà nước và truyền thống địa phương.
Lễ rước kiệu sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 4 và mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Sáng ngày mùng 4, đoàn rước kiệu Hai Bà Trưng từ đền về đình làng Hạ Lơi. Sáng ngày mùng 6, lễ rước kiệu sẽ được tiến hành từ đình về đền. Lễ rước kiệu được ban quản lý di tích đền tiến hành xây dựng kịch bản với sự tham gia của trên 500 người rước 4 cỗ kiệu. UBND xã Mê Linh thành lập đồn rước kiệu, chủ trì tập luyện và tham gia lễ rước kiệu.
Các hoạt động mít tinh lễ kỷ niệm khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ngày 6 tháng Giêng diễn ra tại khu vực quảng trường đền Hai Bà Trưng được truyền
hình trực tiếp; các hoạt động văn hố nghệ thuật, các trị chơi truyền thống diễn ra hai bên quảng trường thuộc khu vực ngoại vi đền do các đơn vị chức năng ngành VHTT thực hiện.
Nghi thức giao kiệu ngày nay cũng khác xưa rất nhiều. Từ trong sân đền, kiệu Bà Trưng Trắc đi trước, nhưng khi ra khỏi cổng đền, kiệu Bà Trưng Nhị đi trước (với ý nghĩa: Nội gia tỉ muội, ngoại quốc quân thần). Đến ngã tư cổng đình làng thì kiệu Bà Trưng Trắc đi vào sân đình trước.
Nghi thức kết chạ trong lễ hội đền Hạ Lôi cũng được diễn ra. Nhưng thực ra, ý nghĩa việc kết chạ này khác với kiểu kết chạ truyền thống. Ở lễ hội đền Hai Bà Trưng tại Hạ Lôi, kết chạ chỉ đơn thuần là sự có mặt của người dân tại địa phương có những ngơi đền lớn có thờ Hai Bà như đền Đồng Nhân, Hát Mơn, Phụng Cơng. Sau lễ mít tinh và dâng hương, tại sân thượng trước tiền tế diễn ra lễ tế cộng đồng theo nghi lễ cổ truyền của nhân dân bốn địa phương có đền thờ Hai Bà Trưng. Đội tế gồm 18 người, vị chủ tế đứng chiếu
trên là người cao tuổi của xã Mê Linh. Ba vị bồi tế đứng ở chiếu thứ ba là người cao tuổi của phường Đồng Nhân, xã Hát Mơn và xã Phụng Cơng.
Có thể thấy rõ sự khác biệt của lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng tại Hạ Lôi ngày nay khác trước rất nhiều. Nhiều nghi thức cũ được giảm bớt đi nhưng cũng xuất hiện nhiều nghi thức mới chưa hề có trong lễ hội truyền thống với nhiều xu hướng khác nhau nhưng đều thể hiện ý chí của người dân đương thời.
3.1.2. Nh ng xu hướng biến đổi của đền Hai Bà Trưng
Sự phát triển của xã hội dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh, trong đó có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, do chiến tranh, do sự thay đổi về quan niệm, tư duy… lễ hội bị mai một, thay đổi, mặc dù cho đến nay được phục hưng trở lại, nhưng cũng không thể tránh khỏi những lệch lạc, khiếm khuyết, công tác tổ chức và
quản lý lễ hội cũng có nhiều bất cập. Hiện nay, do ảnh hưởng của những chính sách văn hóa, sự thay đổi nhu cầu của cộng đồng, q trình đơ thị hóa và sự bùng nổ thơng tin, phổ cập các hiện tượng văn hóa mới… nên lễ hội đền Hai
Bà Trưng cũng có những sự thay đổi nhất định. Hịa theo dịng chảy thời gian, lễ hội đền Hai Bà Trưng có những xu hướng biến đổi khác nhau.
Xu hướng đơn điệu hóa lễ hội
Văn hóa nói chung cũng như lễ hội nói riêng, bản chất của nó là đa dạng, mn hình mn vẻ. Cùng là lễ hội, những mỗi vùng miền, địa phương thậm chí là mỗi làng đều có nét riêng, theo truyền thống văn hóa Việt Nam là “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”. Mỗi lễ hội đều có cốt cách, sắc thái riêng, thu hút khách thập phương đến với lễ hội làng mình. Tuy nhiên, ngày nay lễ hội đang đứng trước nguy cơ nhất thể hóa, đơn điệu hóa. Nguyên do trong giai đoạn đất nước có chiến tranh, các hoạt động tổ chức lễ hội khơng được thực hiện và thậm chí cịn bị hạn chế về nhận thức. Do đó hiện tượng đứt gãy văn hóa là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế, khi phục hồi lễ hội, những đại diện cộng đồng làng xã nơi tổ chức lễ hội sẽ nắm bắt cách tổ chức theo cách thức của cộng đồng lân cận, theo tâm lý đám đông hoặc theo sự hướng dẫn, hối thúc, cổ vũ của lãnh đạo địa phương. Do đó, đa phần các lễ hội làng đều có tính chất tẻ nhạt, đơn điệu do chỉ được phục dựng theo trí nhớ và vận dụng cách thức từ các nơi khác. Chúng được thực hiện theo kịch bản na ná như nhau, tốn kém và ít hiệu quả. Chính sự đơn điệu, ít sáng tạo, giống nhau này đã làm thui chột đi tính đa dạng của lễ hội. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của những người tham dự lễ hội, vì sau một vài lần dự lễ hội họ sẽ cảm thấy
nhàm chán và sẽ khơng cịn hứng thú nữa.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng cũng nằm trong xu hướng bị đơn điệu hóa, nhất thể hóa. Cơng tác chuẩn bị trang phục và những vật phẩm tế lễ đều có các tiểu ban đứng ra lo. Điều này có yếu tố tích cực là đảm bảo được sự chu đáo, trang nghiêm của lễ hội, tránh sự rườm rà lãng phí khơng cần thiết. Tuy
nhiên cũng phần nào đánh mất đi sự độc đáo vốn có của nó. Việc chọn ra con lợn béo nhất, đẹp nhất, mâm xôi ngon nhất, bánh dày dẻo nhất làm lễ vật dâng cúng… khơng cịn tn theo những quy định chặt chẽ như trước. Các yêu cầu về ngoại hình cũng như cách nuôi dưỡng lợn béo cũng đơn giản hơn. Về nghi lễ, trong lễ hội của đền Hai Bà Trưng xưa, nghi lễ gắn liền với nghi lễ tế tưởng nhớ Hai Bà Trưng được người dân vô cùng coi trọng, nhất nhất tuân thủ theo đúng các quy định về động tác, hành vi, lời văn tế… Ngày nay, các nghi thức tế, lễ, rước về cơ bản vẫn giữ được nét truyền thống nhưng một số thủ tục đã được giản lược hoặc biến đổi, khơng cịn đậm tính luật tục và quy phạm như xưa.
Điểm đặc sắc, thu hút nhất của lễ hội đền Hai Bà Trưng xưa chính là trị rước giao kiệu. Đám rước có kèm theo lời hát cổ. Tuy nhiên việc tổ chức đám rước gần đây khơng cịn được như xưa, lời hát cổ không được thực thi trong đám rước mà chỉ tồn tại trong những ghi chép có tính hồi cố. Nghi thức giao kiệu kém độ hấp dẫn mà chỉ còn là sự thay thế trật tự vị trí các kiệu trong đồn rước. Chính việc làm mất đi nét văn hóa độc đáo đã khiến lễ hội nơi đây trở nên đơn điệu hơn, khơng cịn điểm nhấn so với lễ hội tại các nơi khác. Về phần hội, các trị chơi dân gian cũng có nhiều biến đổi. Trò chơi dân gian vốn là phần hồn của lễ hội, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, song thời gian gần đây chỉ cịn một số ít trị chơi dân gian được khôi phục lại mà thay vào đó là những trị chơi có tính đỏ đen, ăn thua.
Xu hướng trần tục hóa lễ hội
Lễ hội dân gian truyền thống của người Việt, bản chất của nó là gắn kết với tín ngưỡng dân gian. Hằng ngày, các vị thần được yên vị trong không gian thờ phụng như đền, miếu… nhưng đến lễ hội thì các vị thần ấy được đi vào cộng đồng, hịa nhập với cộng đồng. Người dân tìm đến các vị thần để bày tỏ
lịng tơn kính của mình- tơn kính thần linh và bày tỏ ước vọng về những điều
tốt đẹp trong cuộc sống. Lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian, do đó nó thuộc về đời sống tâm linh, mang tính thiêng. Tất nhiên, tính thiêng là bí ẩn nhưng
trong mỗi xã hội nó đều được biểu hiện ở những hình thức khác nhau. Lễ hội được sinh ra, phát triển, nảy mầm, bén rễ từ đời sống hiện thực, trần tục nhưng bản thân nó là sự thăng hoa từ đời sống hiện thực, trần tục ấy và trở