Xác định nồng độ và loại thức ăn thêm phù hợp để nuôi trưởng thành

Một phần của tài liệu Lựa chọn thức ăn để nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn phục vụ sản xuất chế phẩm sinh học (Trang 57)

3.1.5 .Thời gian sống của trưởng thành

3.2. Xác định nồng độ và loại thức ăn thêm phù hợp để nuôi trưởng thành

3.2.1. Thời gian sống của trưởng thành được cho ăn thêm

Bảng 3. 7: Thời gian sống của trưởng thành trên các công thức cho ăn thêm

Công thức Thời gian sống của trưởng thành cái

Nước cất 4,83 ± 0,98 B

Mật ong 5% 6,00 ± 0,89 AB

Mật ong 10% 7,60 ± 2,07A

Mật ong 20% 6,20± 2,68 AB

Nước đường 5% 6,17± 1,17AB

Nước đường 10% 7,33 ± 1,15 A

Nước đường 20% 6,86 ±2,04 AB

CV (%) 26,75

Ghi chú:. Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại trong cùng một cột có có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa ở α = 0,05

Sự ăn của trưởng thành đóng vai trị quan trọng đến sự phát triển quần thể của hầu hết các lồi cơn trùng cũng như cơn trùng thuộc bộ cánh vảy (Boggs,1986). Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy, việc cho ăn thêm bằng mật ong và nước đường có xu hướng làm tăng khả năng sống của trưởng thành từ 1,1 – 2,8 ngày. Trong đó, ăn thêm bằng nước đường hoặc mật ong 5% và 20% về giá trị tuyệt đối có thể làm tăng khả năng sống của trưởng thành lên khoảng từ 1,1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê, giữa công thức cho ăn thêm bằng mật ong hoặc nước đường nồng độ 5% và 20% đều không sai khác có ý nghĩa so với cho ăn bằng nước cất. Trong khi đó, cơng thức cho

ăn bằng mật ong và nước đường 10% lại giúp trưởng thành sống lâu hơn có ý nghĩa thống kê so với ăn bằng nước cất từ 2,5 ngày đến 2,8 ngày. Có lẽ nước đường hoặc mật ong 5%, tuy có giúp trưởng thành sống lâu hơn nhưng do nồng độ thấp nên mức độ tác động chưa đủ. Trong khi đó,với nước đường hoặc mật ong 20%, nồng độ đường trong thức ăn thêm hơi cao cũng không phù hợp với một vài cá thể dẫn đến một số cá thể có xu hướng sống ngắn tương đương hoặc ngắn hơn so với chỉ ăn bằng nước cất. Như vậy, thức ăn thêm phù hợp cho trưởng thành sâu khoang là mật ong hoặc nước đường 10%. Kết quả này tương tự với kết quả của Salmah et al (2012). Theo các tác giả, tuổi thọ của trưởng thành sâu khoang kéo dài hơn khi được cho ăn thêm dịch nước đường 10% hoặc mật ong 10% so với chỉ cho ăn bằng nước cất.

- Về khả năng sinh sản

Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy số ổ trứng đẻ của trưởng thành trong thí nghiệm này dao động từ 6,17 đến 12,67 ổ trứng. Trong đó, cơng thức ăn thêm bằng nước đường 10% có số ổ trứng/trưởng thành cái cao nhất (12,67 ổ trứng/trưởng thành cái) và khác biệt có ý nghĩa so với công thức chỉ ăn bằng nước cất. Các cơng thức cịn lại như cho ăn bằng mật ong từ 5,10,20% cũng như cho ăn bằng nước đường 5 và 10% đều có số ổ trứng đẻ khơng sai khác so với đối chứng cho ăn bằng nước cất. Tuy nhiên, kết quả theo dõi cho thấy, ở công thức đối chứng, tuy số ổ trứng không sai khác so với các công thức cho ăn thêm (trừ nước đường 10%) nhưng trưởng thành ăn thêm bằng nước cất đẻ ổ trứng rất nhỏ (biến động từ 35 – 175 trứng/ổ), nhỏ hơn nhiều so với các công thức khác. Chính vì vậy, mặc dù số ổ trứng ở các cơng thức khơng sai khác nhau có ý nghĩa nhưng số trứng đẻ lại chênh nhau rất nhiều. (bảng 3.8). Số trứng/trưởng thành cái biến động từ 525 trứng (đối với công thức đối chứng chỉ ăn bằng nước cất) đến 2127 trứng đối với công thức cho ăn thêm bằng nước đường 10%. Các công thức cho trưởng thành ăn thêm bằng mật ong 5% (có số trứng đẻ là 1148 trứng/trưởng thành cái), mật ong 20% (974,60 trứng/ trưởng thành cái) và nước đường 5% (1192,33), tuy có số trứng/trưởng thành cái tăng gần gấp đôi so với đối

chứng chỉ ăn bằng nước cất (525 trứng/trưởng thành cái) nhưng do sức đẻ của trưởng thành biến độ nhiều nên mức sai khác khơng có ý nghĩa. Như vậy, chỉ có cơng thức cho ăn thêm bằng mật ong 10% và nước đường 10% là có số trứng đẻ của trưởng thành cao nhất, thứ đến là nước đường 20%.

Bảng 3. 8: Khả năng sinh sản của trưởng thành trên các công thức cho ăn thêm

Công thức Số ổ trứng Số trứng Nước cất 6,17± 4,71B 525,50± 310,80D Mật ong 5% 7,50± 1,64B 1148,17±146,80BCD Mật ong 10% 7,40± 3.65B 1695,00±328,16AB Mật ong 20% 5,00±3,54B 974,60±296,84CD Nước đường 5% 9,67± 2,25AB 1192,33±345,12BCD Nước đường 10% 12,67±5,69A 2127,00±1311,16A Nước đường 20% 8,43± 3,31AB 1320,29±582,84BC CV(%) 44,69 40,34

Ghi chú:. Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại trong cùng một cột có có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa ở α = 0,05

Như vậy, nước đường 10% và mật ong 10% là thức ăn thêm phù hợp nhất để ni trưởng thành sâu khoang (Spodoptera litura). Có cùng nhận xét này, Hou & Sheng (2000) cho biết, trưởng thành ăn thêm sẽ sống lâu hơn và đẻ nhiều hơn. Theo như Tisdale và Sappington (2001), thời gian đẻ, số trứng của trưởng thành ăn mật ong 10% cao hơn so với ăn nước cất.

Giải thích điều này Barbehenn et al. (1999) cho rằng sự sống và khả năng sinh sản của trưởng thành cái được kéo dài là do nồng độ của carbohydrates trong nước và nồng độ của mật ong trong nước. Năng lượng được cung cấp từ dịch nước đường và mật ong đã giúp cho sự sống và khả năng sinh sản của trưởng thành cái tăng đáng kế (Idris & Grafius 1995). Shaw (1997) cho rằng mật ong là thức ăn thêm phù hợp nhất

cho trưởng thành vì mật ong cung cấp đủ nguồn protein, vitamin và đường cho trưởng thành. Nhưng theo tác giả, thời gian sống của trưởng thành được cho ăn thêm dịch nước đường 10% cũng tốt khơng kém gì so với trưởng thành được cho ăn thêm mật ong 20%. Nghiên cứu của Leatemia et al. (1995) cho biết, dịch nước đường dễ hấp thụ hơn cho hệ tiêu hóa của trưởng thành do đó trưởng thành vẫn đủ năng lượng cho sự sống và sinh sản.

3.3 Xác định khả năng sử dụng thức ăn nhân tạo để sản xuất chế phẩm sinh học NPV

Thức ăn cho sâu cũng là một trong những yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất NPV. Thức ăn phù hợp với sâu thì sâu ăn nhiều đưa lượng vi rút vào cơ thể nhiều hơn. Trái lại thức ăn khơng phù hợp sâu ít ăn lượng vi rút không đủ để gây nhiễm cho sâu dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các loại thức ăn đến việc sản xuất NPV được thể hiện lần lượt qua các bảng sau

Bảng 3. 9: Số sâu chết khi cho ăn thức ăn nhiễm NPV

Nghiệm thức Số sâu chết (con) Hiệu lực gây chết (%)

Công thức 1 17,66 ± 0,58NS 70,11 ± 2,89NS Công thức 2 18,66 ± 1,15NS 77,71 ± 5,77NS Công thức 3 19,00 ± 1,00NS 79,55 ± 5,00NS Công thức lá thầu dầu 18,66 ± 0,58 NS 75,24 ± 2,89NS CV (%) 4,68 9,78

Chú thích: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một cột có có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với α = 0,01.

Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, số sâu chết giữa các công thức tương đương nhau và biến động trong khoảng từ 17 đến 19 sâu. Tương ứng, hiệu lực gây chết sâu của NPV khi nhiễm trên các công thức thức ăn nhân tạo biến động trong khoảng từ 70 đến 79%, khơng sai khác có ý nghĩa thống kê và cũng đương đương so với đối chứng nhiễm trên lá thầu dầu (75%). Việc nhiễm trên thức ăn nhân tạo, chỉ cần lây nhiễm

01 lần và nuôi cho đến khi sâu chết. Trái lại trên công thức nhiễm bằng lá, sau 2 ngày, sâu ăn hết lá có nhiễm virus, sâu phải được chuyển và thay thức ăn hàng ngày. Thức ăn nhân tạo (hoặc thức ăn bán tổng hợp) ngồi các nguồn tinh bột vitamin ra cịn bổ sung chất chống nấm và chống vi khuẩn nên hạn chế được các tác nhân lây nhiễm khác ngoài NPV. Trong khi đó, thức ăn tự nhiên (lá thầu dầu) hái ở ngoài đồng, mặc dù được rửa và hong khô nhưng không làm sạch hết được các vi sinh vật lây nhiễm. Vì vậy, việc sâu chết trên lá khơng chỉ do NPV mà cịn có thể do các tác nhân khác. Vì vậy, trong sản xuất sinh khối NPV thì tỷ lệ sâu chết chưa nói lên hết được hiệu quả của việc nhân sinh khối mà phải tính đến lượng NPV nhân lên trong cá thể sâu chết.

3.3.3 Trọng lượng sâu chết

Bảng 3. 10: Trọng lượng của sâu chết sau khi được cho ăn thức ăn nhiễm NPV

Nghiệm thức Trọng lượng sâu chết (g)

Công thức 1 0,17 ± 0.03C

Công thức 2 0,53 ± 0.05A

Công thức 3 0,44 ± 0.03B

Công thức lá thầu dầu 0,52 ± 0.02AB

CV (%) 7,54

Chú thích: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một cột có có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với α = 0,01.

Dựa vào kết quả ở bảng 3.10, trọng lượng của sâu cao nhất là ở công thức 2 (tương ứng với 0,53g), sau đó đến trọng lượng sâu của cơng thức lá thầu dầu (tương ứng 0,52 g), tiếp đến là công thức 3 (tương ứng 0,52g) và thấp nhất ở công thức 1 (tương ứng với 0,17g). Như vậy, sâu tiêu thụ thức ăn đã nhiễm NPV nhiều nhất là ở cơng thức 2 nên sâu chết có kích thước to hơn và sâu ăn ở cơng thức 1 ít hơn nên sâu chết có trọng lượng sâu thấp nhất. Và xét về thành phần cơng thức ăn thì cơng thức 1 và 2 chỉ khác nhau ở chổ cơng thức 2 có bổ sung thêm 1% vitamin E. Nhưng độ chênh lệch về trọng lượng sâu chết khá cao (tương ứng 0.36 g). Kết quả này một lần nữa

khẳng việc bổ sung vitamin E giúp cho sâu phát triển tốt hơn khi sử dụng để sản xuất NPV.

3.3.4 Ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo dùng để lây nhiễm sâu đến sản lượng virus.

Bảng 3. 11: Sản lượng virus đạt được khi nhiễm sâu trên các loại thức ăn

Công thức Sản lượng NPV (PIB/sâu) Log (x+1) mật độ virus

Công thức 1 9,78 x 106 6,85C

Công thức 2 1,91 x 109 9,28A

Công thức 3 1,08 x 109 9,03AB

Công thức lá thầu dầu 6,01 x 108

8,78B

CV (%) 2,58

Chú thích: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một cột có có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với α = 0,05.

Theo kết quả khảo sát ở bảng 3.11 cho thấy, sản lượng NPV đạt cao nhất ở công thức 2 (tương ứng với 1,91 x 109 PIB/sâu), tiếp đến là ở công thức 3 ( tương đương 1,08 x 109 PIB/sâu) sau đó là cơng thức lá thầu dầu (tương đương 6,01 x 108

PIB/sâu) và thấp nhất ở công thức 1 (tương ứng với 9,78 x 106 PIB/sâu). Xét về giá trị tuyệt đối, sản lượng virus ở công thức 2 tăng 76% so với công thức 3 và sản lượng NPV công thức 3 cũng cao hơn sản lượng NPV ở công thức nhiễm bằng lá là 80%. Tuy nhiên, do độ biến động của thí nghiệm khá lớn nên sự sai khác này khơng có ý nghĩa thống kê. Lượng virus khi nhân nhiễm trên công thức 2 cao hơn hẳn so với trên công thức lá. Do sâu tiêu thụ thức ăn ở công thức 2 nhiều hơn nên lượng virus đã được đưa vào cùng thức ăn cũng nhiều hơn. Mặt khác, ở công thức 2, sâu ăn nhiều, sinh khối sâu cao nên sự nhân lên của virus cũng cao hơn hẳn so với các cơng thức cịn lại. Trong khi đó, khi nhiễm trên cơng thức 1, sâu ăn ít hơn, sinh trưởng kém nên lượng virus nhân lên là thấp nhất. Như vậy, sử dụng thức ăn nhân tạo (bán tổng hợp) có thành phần của CT2 để nhân NPV cho sản lượng virus cao hơn so với nhiễm bằng thức ăn tự nhiên là lá thầu dầu.

Hình 3. 4: Sâu chết do nhiễm NPV 3.4 Giá thành nuôi sâu ở các công thức

Công nghệ nhân nuôi sâu hàng loạt trên môi trường thức ăn nhân tạo là để sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu. Muốn có một chế phẩm tốt, điều trước tiên chế phẩm đó phải có hiệu lực diệt sâu cao và giá thành phù hợp. Nếu chỉ có hiệu lực trừ sâu cao mà giá thành q cao thì sẽ khơng được chấp nhận và sử dụng phổ biến rộng rãi được. Thức ăn tự nhiên rất khó đáp cho việc ni sâu số lượng lớn, sâu dễ nhiễm các tác nhân khác đồng thời thức ăn tự nhiên là lá rất mau bị hư hỏng, chiếm nhiều diện tích để bảo quản, thời gian bảo quản không được lâu không đáp ứng được yêu cầu sản xuất NPV, sâu phải thay hàng ngày nên giá thành cao. Vì vậy sử dụng thức ăn nhân tạo thay thế thức ăn tự nhiên là rất lý tưởng trong quy trình nhân ni sâu khoang số lượng lớn phục vụ tạo chế phẩm NPV (Gupta et al, 2005).

Bên cạnh các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của sâu, chi phí thức ăn cũng là chỉ tiêu đáng quan tâm vì nó liên quan đến giá thành của chế phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí thức ăn cho mỗi mẻ cao nhất là ở công thức 4 (48.8500đ) và thấp nhất là công thức 1 (24.278đ). Vanderzant et al., (1962b) cho biết các loại protein có trong hạt đậu là yếu tố quan trọng để nhân ni cơn trùng vì chúng giúp cơn trùng tăng trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng sống sót, tăng khả năng lột xác, tăng khả năng tái tạo biểu bì, hỗ trợ quá trình tổng hợp melanine và hoạt động của hệ miễn dịch của côn trùng. Như vậy từ những kết quả thu được, có thể thấy đậu trắng và đậu nành là một nguồn cung cấp protein phù hợp nhất để nuôi sâu khoang số lượng lớn trong điều kiện phịng thí nghiệm.

Lượng agar trong các thành phần thức ăn nhân tạo thường chiếm một tỷ lệ khá cao, điều này dẫn đến giá thành của thức ăn cao. Vì vậy, M.A.Sorour đã nghiên cứu giảm lượng agar bằng việc bổ sung tinh bột để nuôi sâu Spodoptera littoralis. Trên cơ sở công thức thức ăn nuôi sâu khoang Spodoptera littoralis của Shorey và Hale (1965), tác giả đã thay thế 20g agar bằng 150g tinh bột. Kết quả, trọng lượng của sâu non, nhộng và ấu trùng cũng như tỷ lệ sâu vào nhộng, tỷ lệ nhộng hóa trưởng thành đều tốt hơn so với cơng thức chỉ dùng agar. Hơn thế nữa, giá thành của nguyên liệu cũng giảm 45.6%.

Khi thay thế agar, casein bằng tinh bột và đậu trắng, đậu nành là những sản phẩm dễ tìm thấy và mua tại Việt Nam, giá thành khá rẻ cho nên công thức thức ăn nhân tạo công thức 2 nuôi sâu khoang sẽ giảm rất nhiều và chúng ta có thể nhân ni sâu khoang số lượng lớn phục vụ sản xuất chế phẩm sinh học.

Bảng 3. 12: Chi phí thức ăn nhân tạo để nuôi sâu khoang của các công thức

Cơng thức Chi phí cho mỗi mẻ thức ăn (đồng)

Chi phi nuôi cho mỗi sâu (đồng)

Công thức 1 24.578 102

Công thức 2 26.578 110

Công thức 3 26.470 110

Công thức 4 44.850 186

Ghi chú: Mỗi mẻ thức ăn nuôi được 240 sâu

Giá thành mỗi mẻ thức ăn ở công thức 1 thấp nhất nhưng do sâu phát triển kém, khả năng vào nhộng thấp nên giá thành mỗi nhộng ở công thức này là cao nhất (256 đ/nhộng). Công thức 2 và công thức 3 do tỷ lệ sâu vào nhộng cao hơn nên giá thành mỗi nhộng lại thấp nhất (121 – 124 đồng/nhộng) (bảng 3.13)

Bảng 3. 13: Chi phí thức ăn nhân tạo ni nhộng bằng các cơng thức

Công thức Chi phi nuôi cho mỗi nhộng (vnđ)

Công thức 1 256

Công thức 2 121

Công thức 3 124

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận 4.1. Kết luận

Trong bốn loại thức ăn nhân tạo khảo sát, thành phần thức ăn của công thức 2 giúp sâu sinh trưởng và sinh sản tốt hơn cả. Cơng thức này với cơ chất chính là đậu trắng có bổ sung thêm đậu nành, tinh bột và vitamin E cho các kết quả chỉ tiêu sinh trưởng thích hợp cho nhân ni sâu khoang số lượng.

Trong số các loại thức ăn thêm cho trưởng thành thì dịch nước đường 10% và mật ong 10% là phù hợp và hiệu quả nhất để nuôi trưởng thành.

Sử dụng thức ăn nhân tạo có thành phần của cơng thức 2 (cơ chất chính là đậu

Một phần của tài liệu Lựa chọn thức ăn để nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn phục vụ sản xuất chế phẩm sinh học (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)