Lây nhiễm vi rút lên thức ăn nhân tạo

Một phần của tài liệu Lựa chọn thức ăn để nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn phục vụ sản xuất chế phẩm sinh học (Trang 47)

Chỉ tiêu theo dõi

− Đánh giá được hiệu lực diệt sâu (%) của dịch virus được tính theo cơng thức Abbott

− Theo dõi khối lượng sâu chết (g/sâu) của các công thức

− Đánh giá sản lượng virus có trong mỗi sâu (PIB/sâu)

− Xác định cơng thức thức ăn thích hợp để lây nhiễm NPV

Phương pháp tính tốn

Tính tốn hiệu lực của chế phẩm trong phịng thí nghiệm theo công thức Abbott (1925). Theo dõi số sâu chết qua từng ngày ở mỗi cơng thức rồi tính tốn theo công thức:

Hiệu lực (%) = (𝟏 −𝑺ố 𝒔â𝒖 𝒔ố𝒏𝒈 ở 𝒍ơ 𝒕𝒉í 𝒏𝒈𝒉𝒊ệ𝒎

𝑺ố 𝒔â𝒖 𝒔ố𝒏𝒈 ở 𝒍ơ đố𝒊 𝒄𝒉ứ𝒏𝒈) 𝐱 𝟏𝟎𝟎

Xác định sản lượng virus: Sâu chết ở các công thức được thu thập cho vào ống

effendorf. Mỗi sâu được cho vào trong 1ml nước cất để cho xác sâu tan rửa ra, sau đó lọc qua vải mouslin 2 lớp. Tiến hành li tâm 2 lần lần thứ nhất 500 vòng/phút trong 10 phút, thu dịch nổi. Tiến hành li tâm dịch nổi ở 4000 vòng/phút trong 20 phút, thu lấy cặn lắng và đếm số thể v có trong mỗi sâu chết bằng buồng đếm hồng cầu.

Sản lượng virus trên sâu nhiễm được tính theo cơng thức của A.Mehrvar, R.J.Rabindra, K.Veenakumari and G.B.Narabenchi (2007)

Sản lượng PIB/sâu chết = 𝑷𝑰𝑩/𝒎𝒍 𝐱 𝑻𝒉ể 𝒕í𝒄𝒉 𝒉𝒖𝒚ề𝒏 𝒑𝒉ù

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ố 𝒔â𝒖 𝒄𝒉ế𝒕

Bố trí thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm theo thể thức hồn tồn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức bao gồm 3 nghiệm thức sử dụng thức ăn nhân tạo và nghiệm thức đối chứng sử lá thầu dầu. Mỗi nghiệm thức thử nghiệm 3 hộp, mỗi hộp 15 sâu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xác định thức ăn tổng hợp để nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn 3.1.1. Trọng lượng sâu tuổi 3 3.1.1. Trọng lượng sâu tuổi 3

Bảng 3. 1: Trọng lượng sâu tuổi 3

NGHIỆM THỨC TRỌNG LƯỢNG SÂU (g)

Công thức 1 0,17 ± 0,03C

Công thức 2 0,53 ± 0,05A

Công thức 3 0,40 ± 0,03B

Công thức 4 0,11 ± 0,02C

Công thức 5 ( LÁ THẦU DẦU) 0,52 ± 0,02A

CV (%) 8,50

Chú thích: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một cột có có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99,9%. ns: không khác biệt thống kê.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn ảnh hưởng rất rõ đến trọng lượng ấu trùng. Leonardo và Doane (1966) và Miller et al., (1982) cho biết, trong điều kiện phịng thí nghiệm khi sâu được nuôi bằng chế độ thức ăn cân bằng dinh dưỡng sẽ làm tăng trọng lượng và kích thước cá thể của sâu và nhộng.

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về trọng lượng của sâu khoang khi nuôi trên các cơng thức thức ăn nhân tạo trong phịng thí nghiệm.Trọng lượng sâu khi nuôi trên thức ăn của công thức 2 và công thức lá thầu dầu phát triển tốt hơn hẳn so với khi ni trên các cơng thức cịn lại. Sâu được nuôi bằng công thức 2 và công thức lá thầu dầu cho trọng lượng trung bình cao nhất tương ứng với 0,53g và 0,52g. Hai cơng thức này có khác biệt rõ rệt so với ba cơng thức cịn lại. Trọng lượng sâu ở công thức 3 chỉ đạt 0,40g; ở công thức 1 đạt 0,17g; và thấp nhất là ở công thức 4 tương ứng với 0,11g.

Với thành phần thức ăn đã nêu ở bảng 2.1, cơng thức 2 có cơ chất chính là đậu trắng có bổ sung thêm tinh bột và đậu nành cùng với vitamin tổng hợp và vitamin E, sâu tiêu thụ thức ăn nhiều, phát triển tốt và có trọng lượng cao hơn cả so với những cơng thức cịn lại. Bên cạnh những thành phần thiết yếu khác như công thứ 4, trong cơng thức 2 cịn có bổ sung thêm đậu nành, tinh bột và men bánh mì là nguồn cung cấp protein khác cho sâu. Lee et al., (2008), Shapiro et al., (1981), Popham và Shelby ( 2006) cho biết, thành phần protein có trong đậu nành và hàm lượng ascobic acid có trong thức ăn giúp cho sâu phát triển tốt, tăng trọng lượng và kích thước.

A B

C D

E

Hình 3. 1: Sâu khoang được ni bằng các công thức (A : công thức 1; B: công thức 2; C: công thức 3; D: công thức 4; E: công thức lá thầu

3.1.2. Trọng lượng nhộng

Trọng lượng nhộng là một chỉ tiêu rất quan trọng vì nó đánh giá chất lượng sâu trong nuôi nhân, biểu thị tiềm năng sinh sản của các cá thể trưởng thành cái. Một trong các yếu tố làm cho nhộng có khối lượng lớn là môi trường thức ăn.

Bảng 3. 2: Trọng lượng nhộng NGHIỆM THỨC TRỌNG LƯỢNG NHỘNG (g) Công thức 1 0,33 ± 0,04A Công thức 2 0,33 ± 0,01A Công thức 3 0,30 ± 0,02AB Công thức 4 0,26 ± 0,01B

Công thức 5 (LÁ THẦU DẦU) 0,26 ± 0,03B

CV (%) 7,73

Chú thích: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một cột có có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%. ns: không khác biệt thống kê.

Giai đoạn nhộng là giai đoạn quan trọng trong vòng đời của sâu khoang, nếu nhộng khỏe mạnh và đủ dinh dưỡng sẽ hạn chế được tỷ lệ dị tật ở giai đoạn trưởng thành và ngược lại nếu nhộng nhỏ, thiếu dinh dưỡng, thì tỷ lệ dị tật của trưởng thành sẽ rất cao. Kết quả ghi nhận ở bảng 3.2 cho thấy, trọng lượng nhộng được nuôi bằng các công thức thức ăn nhân tạo ở công thức 1 và công thức 2 đạt giá trị cao nhất tương đương với 0,33g và ở công thức 4 cho trọng lượng nhộng thấp nhất tương đương với 0,27g. So sánh trọng lượng khi nuôi sâu trên thức ăn nhân tạo và nuôi trên lá thầu dầu, kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, trọng lượng nhộng khi nuôi trên thức ăn nhân tạo đều bằng hoặc cao hơn hẳn (công thức 1 và công thức 2) so với khi nuôi bằng lá.

3.1.3. Thời gian phát dục của sâu non

Thời gian phát dục cũng là một chỉ tiêu quan trọng biểu hiện chất lượng của môi trường thức ăn. Thức ăn phù hợp, sâu sinh trưởng tốt, thời gian phát dục rút ngắn. Ngược lại, thức ăn không phù hợp, không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, sâu sinh

trưởng kém, thời gian phát dục kéo dài, gây ảnh hưởng đến tốc độ nhân nuôi sâu khoang và quy trình sản xuất chế phẩm NPV. Thời gian phát dục của sâu khoang khi ni trên các mơi trường thức ăn được trình bày ở bảng 3.3

Bảng 3. 3: Thời gian phát dục của sâu non

NGHIỆM THỨC THỜI GIAN PHÁT DỤC (NGÀY)

Công thức 1 20,39 ± 0,45A

Công thức 2 15,25 ± 0,23C

Công thức 3 16,47 ± 0,65B

Công thức 4 19,93 ± 0,32A

Công thức 5 ( LÁ THẦU DẦU) 15,10 ± 0,17C

CV (%) 2,31

Chú thích: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một cột có có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%. ns: không khác biệt thống kê.

Khi sâu khoang được nuôi trên các công thức thức ăn nhân tạo khác nhau thì thời gian phát dục của sâu khoang ở mỗi cơng thức có sự chênh lệch được thể hiện ở bảng 3.3. Qua khảo sát trong điều kiện phịng thí nghiệm cho thấy khi cho sâu ăn bằng công thức 2, sâu non tiêu thụ nhiều thức ăn nên kích thước và trọng lượng tăng nên chúng phải lột bỏ lớp da cũ và thay bằng lớp da mới nhằm phù hợp với sự tăng trọng của cơ thể. Do vậy thời gian phát dục của sâu non nuôi trên CT2 ngắn bằng thời gian phát dục của sâu non được ni bằng lá thầu dầu (15 ngày). Cịn những cơng thức khác thì sâu tiêu thụ thức ăn chậm nên khơng tích trữ đủ năng lượng để lột xác do vậy thời gian phát dục của sâu non bị kéo dài hơn (từ 16-20 ngày). Giữa công thức 1 và công thức 2, chỉ khác nhau là có (CT2) và khơng có (CT1) Vitamin E nhưng thời gian phát dục của sâu chênh nhau rất nhiều (5 ngày). Điều này cho thấy, đối với sâu khoang, việc bổ sung vitamin E đã giúp cho sâu phát dục nhanh hơn.

Bảng 3. 4: Tỷ lệ sâu sống sót, sâu vào nhộng và nhộng vũ hóa của sâu khoang khi ni trên các cơng thức thức ăn nhân tạo

NGHIỆM THỨC % SÂU ĐẾN TUỔI 3 % SÂU VÀO NHỘNG % NHỘNG VŨ HĨA Cơng thức 1 70,57 ± 0,02NS 39,21 ± 0,05B 44,44 ± 0,05B Công thức 2 85,01 ± 0,04NS 73,09 ± 0,03A 77,36 ± 0,06A Công thức 3 76,51 ±0,02NS 70,39 ± 0,02A 72,28 ± 0,12A Công thức 4 81,50 ± 0,03NS 41,13 ± 0,08B 36,29 ± 0,06B Công thức 5 ( LÁ THẦU DẦU) 69,90 ± 0,12NS 71,95 ± 0,05A 45,06 ± 0,03B CV (%) 12,33 6,28 15,73

Chú thích: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một cột có có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa

thống kê với độ tin cậy 99%. ns: không khác biệt thống kê.

Hình 3. 2: Biểu đồ tỷ lệ sâu sống sót, sâu vào nhộng và nhộng vũ hóa cảu sâu khoang khi nuôi trên các công thức thức ăn nhân tạo

Sâu khoang tuổi 3 là thích hợp hơn cả để sản xuất NPV. Vì vậy, tỷ lệ sống của sâu khoang tuổi 3 là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, lựa chọn loại thức ăn nhân tạo nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn, phục vụ sản xuất NPV sâu khoang. Tuy nhiên, số liệu ở bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ sâu vào tuổi 3 giữa các công thức không sai khác nhau.

0 20 40 60 80 100 120 CT1 CT2 CT3 CT4 CT LÁ THẦU DẦU %

Công thức thức ăn nhân tạo

Biểu đồ tỷ lệ sâu sống sót, sâu vào nhộng và nhộng vũ hóa của sâu khoang khi ni trên các công thức thức ăn nhân tạo

% SÂU ĐẾN TUỔI 3 % SÂU VÀO NHỘNG % NHỘNG VŨ HÓA

Kết quả theo dõi ở bảng 3.4 còn cho thấy, tỷ lệ sâu vào nhộng ở công thức 2, công thức 3 và công thức nuôi bằng lá thầu dầu đạt tương ứng là 73,09%; 70,39; 71,95% và khơng có sự sai khác rõ rệt giữa các cơng thức. Cơng thức 1 và cơng thức 4 có tỷ lệ sâu vào nhộng khá nhất tương ứng là 39,21% và 41,13%. Mặc dù tỷ lệ sâu sống đến tuổi 3 ở công thức 1 (70,57%) và công thức 4 (81,50%) cho kết quả không sai khác so với công thức 2, công thức 3 và công thức lá nhưng khi ăn trên công thức 1 và công thức 4, giai đoạn tiền nhộng chết nhiều, tỷ lệ nhộng bị dị tật, nhộng bị thối chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân sâu chết nhiều ở giai đoạn tiền nhộng là do sâu ăn ít, thức ăn thiếu dinh dưỡng dẫn đến sâu phát triển kém.

Có sự khác biệt hồn rõ rệt về tỷ lệ nhộng vũ hóa thành cơng ở các cơng thức, tỷ lệ cao nhất là 77,36 % tương ứng với cơng thức 2 vì ở giai đoạn sâu non được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ nguồn cung cấp protein cho đến nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng nên sâu tiêu thụ thức ăn nhiều, khỏe mạnh, đủ sức để lột xác hóa nhộng và nhộng vũ hóa trưởng thành. Ngược lại, ở cơng thức 4, tỷ lệ vũ hóa thành cơng thấp nhất tương ứng với 36,29 %, tương đương với công thức 1 (44,44%) và công thức nuôi sâu bằng lá thầu dầu (45,06%). Mặc dù ở công thức nuôi sâu bằng lá, tỷ lệ sâu vào nhộng khá cao (71,95%) nhưng có lẽ với thức ăn là lá thầu dầu, dinh dưỡng vẫn không tốt bằng so với các công thức nuôi bằng thức ăn nhân tạo có dinh dưỡng đầy đủ (CT2, CT3) nên nhộng nhỏ hơn và khi vũ hóa, bướm khơng vũ hóa thành cơng. Mặt khác, khi ni bằng lá, phải thay thức ăn và chuyển sâu sang hộp mới hàng ngày nên tác động nhiều đến sâu non, phần nào cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của sâu và cuối cùng là ảnh hưởng đến khả năng vũ hóa của nhộng.

Như vậy, sự sinh trưởng, phát triển của sâu thì nhóm sâu được cho ăn bằng cơng thức 2 với cơ chất chính là đậu trắng bổ sung đậu nành và tinh bột có ưu thế hơn so với cơng thức 4. Mặt khác việc bổ sung vitamin E ở CT2 cũng giúp cho sâu sinh trưởng,phát triển tốt hơn so với không bổ sung (CT1). So sánh sinh trưởng phát triển của sâu khi nuôi trên thức ăn nhân tạo và nuôi trên lá thầu dầu, kết quả ở các phần trên cho thấy, sâu ni bằng thức ăn nhân tạo có thành phần như cơng thức 2 và cơng thức 3 cho kết quả tốt hơn so với nuôi bằng lá thầu dầu. Kết quả này cũng tương tự

với nghiên cứu của Elangovan và cộng sự (2011) khi nuôi sâu Helicoverpa armigera (Hubner) để sản xuất virus NPV, nhóm tác giả cho biết tỷ lệ vào nhộng và

hóa trưởng thành ni trên thức ăn tự nhiên thấp hơn hẵn so với nuôi trên thức ăn nhân tạo.

Như vậy, thức ăn nhân tạo (bán tổng hợp) có thành phần của cơng thức 2 (cơ chất chính là đậu trắng có bổ sung tinh bột, đậu nành, vitamin tổng hợp và Vitamin E) cho khả năng sinh trưởng, phát triển, tỷ lệ sâu vào nhộng và vũ hóa cao hơn hẳn so với các cơng thức 1, công thức 4 và nuôi bằng lá thầu dầu.

3.1.5. Thời gian sống của trưởng thành

Bảng 3. 5: Thời gian sống của trưởng thành

NGHIỆM THỨC THỜI GIAN TRƯỞNG THÀNH

SỐNG (NGÀY)

Công thức 1 4,13 ± 1,63AB

Công thức 2 4,51 ± 0,43A

Công thức 3 4,51 ± 1,27A

Công thức 4 2,32 ± 0,81B

Công thức 5 (LÁ THẦU DẦU) 3,59 ± 0,49AB

CV (%) 27,12

Chú thích: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một cột có có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. ns: không khác biệt thống kê.

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy, thời gian sống của trưởng thành ở công thức 2 và công thức 3 là cao nhất (tương ứng với 4,51 ngày và 4,51 ngày) và thấp nhất là ở công thức 4 (tương ứng với 2,32 ngày). Thời gian sống của trưởng thành khi nuôi sâu trên công thức 2 và CT3 có xu hướng cao hơn (sai khác khơng có ý nghĩa thống kê) so với cơng thức nuôi bằng lá thầu dầu gần 1 ngày.

Bảng 3. 6: Khả năng sinh sản của trưởng thành ở các công thức NGHIỆM THỨC SỐ Ổ TRỨNG/1 TRƯỞNG THÀNH CÁI SỐ TRỨNG/1 TRƯỞNG THÀNH CÁI Công thức 1 3,33 ± 1,53BC 403,0 ± 143,70BC Công thức 2 6,33 ± 1,53A 1917,7 ± 201,63A Công thức 3 4,33 ± 0,58ABC 1071,0 ± 81,22AB Công thức 4 2,33 ± 0,58C 34,0 ± 58,89C Công thức 5 ( LÁ THẦU DẦU) 5,33 ± 0,58AB 1786,7 ± 688,34A CV (%)

Chú thích: Số liệu được tính giá trị trung bình của các lần lặp lại ± SD trong cùng một cột có có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%. ns: không khác biệt thống kê.

Kết quả quan sát cho thấy ngài bắt đầu đẻ trứng vào đêm thứ 2 sau khi vũ hóa. Trưởng thành cái cái đẻ tập trung vào khoảng thời gian từ 2 - 3 ngày đầu và số lượng trứng giảm ở các ngày tiếp theo.

Qua khảo sát khi nuôi sâu bằng các công thức thức ăn nhân tạo cho thấy, khả năng sinh sản của trưởng thành ở công thức 2 là cao nhất (tương ứng với 6,33 ổ trứng và 1917,7 trứng/ trưởng thành cái) và khả năng sinh sản của trưởng thành ở công thức 4 là thấp nhất (tương ứng 2,33 ổ trứng và 34 trứng/trưởng thành cái). Số trứng đẻ/trưởng thành cái đạt cao nhất ở công thức 2, tương đương với công thức ni sâu bằng lá và khơng sai khác có ý nghĩa so với nuôi sâu bằng công thức 3. Số trứng đẻ của trưởng thành có sâu ăn trên cơng thức 2 cao hơn hẳn so với ăn trên công thức 1 một lần nữa khẳng định, việc bổ sung vitamin E vào công thức 2 (so với cơng thức 1 khơng có vitamin E) khơng chỉ làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển của pha sâu non mà còn làm tăng khả năng đẻ trứng của trưởng thành.

Hình 3. 3: Ổ trứng sâu khoang (A) sâu khoang mới nở (B)

3.2. Xác định nồng độ và loại thức ăn thêm phù hợp để nuôi trưởng thành 3.2.1. Thời gian sống của trưởng thành được cho ăn thêm

Một phần của tài liệu Lựa chọn thức ăn để nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn phục vụ sản xuất chế phẩm sinh học (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)