2.5. Cơ sở lý thuyết của phân tích trở kháng điện sinh học
2.5.1 Lịch sử phát triển của kỹ thuật phân tích trở kháng điện sinh học
Các nghiên cứu ban đầu về trở kháng điện sinh học tập trung vào ý nghĩa của các phép đo trở kháng, liên quan đến hàm lượng nước và chất điện giải trong cơ thể và các biến số sinh lý như chức năng tuyến giáp, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, hoạt động estrogen và lưu lượng máu trong mô người hay động vật (Barnett, 1937; Lukaski 1987; Spence và cộng sự, 1979). Từ đó, trở kháng điện sinh học đã được phát triển và ứng dụng vào việc ước tính thành phần cơ thể trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Những đặc tính điện của các mơ đã được mơ tả vào năm 1871[9]. Những thuộc tính
này đã được mô tả rộng hơn trong một khoảng rộng của nhiều tần số trên vùng rộng hơn của các mô, bao gồm những mô bị hỏng hoặc trải qua sự thay đổi sau khi chết. Thomasset đã phát hiện ra những nghiên cứu nguyên thủy về việc sử dụng sự đo lường trở kháng điện như một thước đo cho lượng nước tổng của cơ thể, việc sử dụng hai kim tiêm dưới da. Hoffer và cộng sự và Nyboer đã giới thiệu lần đầu tiên về kỹ thuật bốn bề mặt điện cực BIA. Một nhược điểm của những điện cực bề mặt là phải có một dịng điện cao
23
(800μA) và một hiệu điện thế cao được sử dụng để giảm tính khơng ổn định của dịng
điện được tim vào được liên quan đến trở kháng da (10 000 Ohm/cm2). Vào những năm
1970, nền móng cho BIA đã được hình thành, bao gồm những nền tảng làm cơ sở cho các mối quan hệ giữa trở kháng và hàm lượng nước trong cơ thể. Sau đó, nhiều loại máy phân tích BIA với tần số đơn đã được bán trên thị trường, và đến những năm 1990, thị trường đã bao gồm một số máy phân tích đa tần số. Việc sử dụng BIA như một phương pháp tại giường đã tăng lên do thiết bị di động và an toàn, thủ thuật đơn giản và khơng xâm lấn, và kết quả có thể được tái tạo và thu được nhanh chóng. Và cuối cùng, BIA phân đoạn đã được phát triển để khác phục sự mâu thuẫn giữa lực cản (R) và khối lượng cơ thể.