2.1. Những nhân tố tác động đến quá trình xây dựng văn hóa doanh
2.1.1. Những nhân tố khách quan
2.1.1.1. Hệ thống thể chế Nhà nước
Chưa bao giờ khái niệm văn hoá được đề cập nhiều trong học thuật
cũng như trong thực tế đời sống như hiện nay. Bởi vì nói tới văn hố là nói tới
ý thức, cái gốc tạo nên “tính người” cùng những gì thuộc về bản chất nhất làm
cho con người trở thành chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộc sống, trong
lao động sản xuất. Nói tới văn hố cịn là nói tới những nguồn nội lực để con người có thể "gieo trồng" (sáng tạo, xây dựng) và "điều chỉnh" (cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Được xem là cái "nền tảng", "vừa là mục tiêu vừa là động lực" làm cho sự phát
triển của con người và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn, văn hố có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hố truyền thống đã tích luỹ trong lịch sử của chính dân tộc đó.
Công cuộc đổi mới được khẳng định từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI
của Đảng (12-1986) và thể chế kinh tế thị trường được công nhận đã mở ra
cho các doanh nghiệp, doanh nhân nước ta những điều kiện mới có ý nghĩa
quyết định để từng bước hình thành văn hố doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội ở nước ta, đó là văn hố doanh nghiệp Việt Nam [35].
Cơng cuộc đổi mới đã đem lại sự giải phóng các lực lượng sản xuất, quyền tự do kinh doanh của mọi công dân trong những lĩnh vực mà pháp luật không
56
cấm. Đó cũng là phát huy sức mạnh của tồn dân tộc cho cơng cuộc trấn hưng
đất nước; mọi người được tự do phát huy tài năng, trí tuệ trong kinh doanh,
làm giàu cho mình và cho đất nước, như Đại hội IX của Đảng đã quyết định.
Có thể nói đây là sự thể hiện nổi bật nhất của văn hoá lãnh đạo, văn hoá quản lý là sự lãnh đạo phù hợp quy luật phát triển của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của cả dân tộc, một dân tộc gan góc đấu tranh chống ngoại xâm trong
hàng thế kỷ, nay không cam tâm chịu mãi cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Chính cơng cuộc đổi mới đã mở đường cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp dân doanh và đội ngũ doanh nhân mới, mở đường cho sự hình thành và phát triển văn hố doanh nhân mới, mở đường cho sự hình thành và phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam [36].
Cụ thể, văn hoá doanh nghiệp thể hiện trên hai mặt: mục đích kinh doanh và phương pháp kinh doanh, trong đó mục đích kinh doanh là quyết định.
* Về mục đích kinh doanh, thường có hai điểm chung:
- Một là đạt hiệu quả cao, tức là lợi nhuận tối đa cho cá nhân, cho cộng
đồng và hiệu quả xã hội. Điều cần phải coi trọng là lợi nhuận vì đó là mục
tiêu sống cịn của doanh nghịêp, là động lực trực tiếp của mỗi doanh nhân khi tiến hành công việc kinh doanh. Tuy nhiên, để doanh nghiệp đạt được hiệu
quả lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao thì lợi ích của doanh nghiệp (lợi ích tập thể) ln phải gắn liền với lợi ích của từng thành viên trong doanh nghiệp (lợi ích cá nhân). Điều đó thể hiện sự gắn kết giữa cá nhân với tập thể, tạo nên một khối đoàn kết trong doanh nghiệp. Và đó chính là khía cạnh của
văn hố của doanh nghiệp...............
- Hai là có tính nhân văn, thể hiện về hai mặt: đối với con người và đối với thiên nhiên. Đối với con người (là quan trọng nhất ) đó là đáp ứng đến
57
người, loại trừ việc xây dựng sự giầu có của mình trên sự khánh kiệt của người khác; cũng là không chơi xấu, dùng những thủ đoạn, mánh khóe, cạm
bẫy để hại nhau trong kinh doanh. Đối với thiên nhiên, đó là gắn kinh doanh với bảo vệ môi trường sinh thái, không làm ô nhiễm, huỷ hoại môi trường cũng tức là bảo đảm sự bền vững của mỗi doanh nhiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế.
* Về phương pháp kinh doanh là doanh nghịêp đạt tới mục đích bằng
con đường nào với những nguồn lực nào? Tuy mục đích kinh doanh là nhân
tố quyết định nhưng phương pháp kinh doanh lại liên quan chặt chẽ đối với
việc thực hiện mục đích, có nghĩa là khơng thể đạt mục đích băng bất cứ cách thức nào mà phải tuân theo những nguyên tắc luật pháp và đạo đức trong khi thực hiện các phương pháp kinh doanh, đó chính là văn hố trong phương
pháp kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thực tế, có những yêu cầu chung về phương pháp kinh doanh,
đó là:………………………………………
- Tuân thủ pháp luật (kể cả pháp luật quốc gia, quốc tế cũng như điều lệ,
nội quy của từng doanh nghiệp); bảo đảm minh bạch, công khai trong kinh doanh - Chú trọng khoa học quản lý, tuân theo các nguyên lý quản lý khoa học, dựa vào khoa học mà tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện các phương pháp kinh doanh
- Dựa vào vào khoa học, kỹ thuật, vận dụng công nghệ tiên tiến trong
điều hành sản xuất kinh doanh.
- Chú trọng quan hệ con người (đây cũng là một khuynh hướng mới của phương pháp kinh doanh hiện đại); phát huy năng lực xã hội (cũng còn
58
quản lý, trí thức, doanh nhân, và người lao động; quan trọng nhất là khơi dậy và phát huy tổng hợp các tiềm năng, thực hiện sự cố kết của các nhân tố đó vì mục tiêu chung.
Những u cầu chung này được vận dụng cụ thể trong từng thời kỳ
nhất định, chịu ảnh hưởng của chế độ sở hữu , hệ thống thể chế (trong đó chủ yếu là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hố) của từng nước mà có những thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là mục đích kinh doanh quyết định phương
pháp kinh doanh; mục đích kinh doanh nói lên tầm vóc cao, thấp của văn hố doanh nghiệp.
Có thể thấy rõ “Văn hoá doanh nghiệp bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức”. Văn hố doanh nghiệp khơng thể hình thành một cách tự phát
mà phải được hình thành thơng qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, của Nhà nước và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế - chính trị, thể chế hành
chính, thể chế văn hố tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hồn thiện văn hố doanh nghiệp.…
Trước hết, đó là khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giàu cho mình và cho đất nước. Xố bỏ quan niệm sai lầm cho kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng thậm chí đố kỵ doanh nhân. Xố bỏ tâm lý ỉ lại, dựa vào bao cấp của Nhà nước, đề cao những nhân tố mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng năng
xuất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hố. Tơn vinh những doanh nhân năng động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý chí vươn lên,
59
Thứ hai, hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm nước ta. Thực tế cho thấy, thể
chế kinh tế có tác động rất lớn đối với việc hình thành văn hố doanh nghiệp. Do đó, điều cần nhấn mạnh là thể chế kinh tế phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huy truyền thống văn hố trong kinh doanh của cha ơng, bổ sung những nhân tố mới trong văn hoá doanh nghiệp của thời đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, bảo đảm cho kinh tế thị trường triển khai lành mạnh, đạt hiệu quả cao, văn hố doanh nghiệp được hình thành phù hợp với
những đặc điểm của nước ta.
Việc hình thành văn hố doanh nghiệp cũng đòi hỏi đẩy mạnh cuộc cải cách hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hoá.
Đây là một yêu cầu hết sức bức xúc đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế đất
nước cũng như đối với việc hình thành văn hoá doanh nghiệp nước ta hiện nay.
Điều cần nhấn mạnh hiện nay là tiếp tục xoá bỏ cơ chế "xin-cho", xố bỏ những
thủ tục hành chính rườm rà gây tốn kém, tăng chi phí đầu tư, làm mất thời cơ và giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Phải sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, khắc phục chồng chéo, quan liêu, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính trong quản lý điều hành. Việc lành mạnh hố cán bộ, cơng chức là rất cần thiết để khắc phục tình trạng một số cơng chức do kém năng lực và phẩm chất không những đã làm sai lệch những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước gây trở ngại, phiền hà dối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mà trong khơng ít trường hợp đã câu kết, tiếp tay cho những hành vi tiêu cực, vi phạm
pháp luật của doanh nghiệp, làm xấu văn hoá doanh nghiệp.………
Rất cần phát triển một cách thường xuyên, định kỳ các cuộc tiếp xúc
trực tiếp giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, để cùng trao đổi ý kiến về việc thực hiện các cơ chế, chính sách, qua đó doanh nghiệp hiểu thêm nội
60
dung các cơ chế, chính sách và cơ quan Nhà nước cũng nghe được tâm tư,
nguyện vọng của doanh nghiệp, nắm bắt được thực tế giúp cho việc hoạch định chính sách được sát thực tế hơn. Các cơ quan Nhà nước cần tạo thói
quen làm việc với hiệp hội doanh nghiệp, tôn trọng các quyền của Hiệp hội, lắng nghe và giải quyết đúng pháp luật những kiến nghị của Hiệp hội doanh
nghiệp. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong văn hoá quản lý. Như vậy, văn hoá doanh nghiệp chỉ có thể được xây dựng và hình
thành trong mơi trường văn hố lãnh đạo, văn hoá quản lý được đổi mới, nâng cao, đúng tầm, có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với văn hoá doanh nghiệp.
2.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế của Thành Phố
* Về định hướng chung
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng
sơng Hồng đến năm 2020 do Thủ tướng chính phủ vừa ban hành Quyết định số 795/QĐ-Ttg ngày 23 tháng 5 năm 2013 đã chỉ rõ mục tiêu quy hoạch nhằm xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là địa bàn tiên phong của cả
nước thực hiện các “đột phá chiến luợc”, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới thành
cơng mơ hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nuớc với sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân và trật tự toàn xã hội. Về định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực,
quyết định cũng chỉ rõ như sau: ngành thuơng mại và dịch vụ đựoc ưu tiên
phát triển trong đó có các ngành như y tế, giáo dục, thương mại, du lịch….
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ thời kỳ 2011-2020 vào khoảng
10%/năm. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Đầu tư xây dựng một số du lịch trọng điểm quốc gia có tầm vóc quốc tế [15].
61
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố và
triển khai Nghị quyết 06 của Thành ủy về quản lý và phát triển đô thị, công
tác quản lý và phát triển đô thị đã có nhiều chuyển biến tích cực đặc biệt
trong lĩnh vực quy hoạch. Sáng 01/12/2010, Đồng chí Dương Anh Điền, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì Hội thảo tổng kết Nghị quyết 06 của Thành ủy về phát triển và quản lý đô thị Hải Phịng đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2020 và 2050 đã khẳng định:
Phát triển Hải Phòng trở thành thành phố hiện đại, phát huy thế
mạnh đặc thù của thành phố có núi, có sơng, biển để kiến tạo bản sắc riêng cho đơ thị Hải Phịng, tạo sức hấp dẫn và tăng giá trị
kinh tế của đô thị, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thát, phát
triển hệ thống công viên cây xanh [38]. * Về ngành du lịch - dịch vụ
Theo nghị quyết số 20/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010, định huớng đến năm 2020 đã chỉ rõ quan điểm phát
triển du lịch của Thành phố đến năm 2020 là: khai thác tối đa tiềm năng, lợi
thế của thành phố nhất là về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, đảm bảo môi trường sinh thái, đa dạng các lọai hình và sản phẩm du lịch, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn dân phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với mục tiêu phát triển: Từng buớc xây dựng Hải Phòng trở
thành một trong những cửa ngõ đón khách Quốc tế, trung tâm du lịch của
vùng Duyên hải Bắc bộ. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố [15].
Trước những nhu cầu lưu trú của thị trường khách du lịch hiện nay, số phòng khách quốc tế, đặc biệt là phòng cao cấp chưa đáp ứng được nhu cầu
62
lưu trú của khách quốc tế, nhất là khách đi du lịch kết hợp đầu tư, kinh
doanh, nghiên cứu thị trường. Do vậy, việc đầu tư xây dựng khách sạn trong những năm tới cần ưu tiên cấp phép đầu tư cho những dự án đạt tiêu chuẩn
quốc tế. Thực hiện phân loại và xếp hạng các cơ sở dịch vụ du lịch tại các trọng điểm du lịch; thực hiện triệt để việc niêm yết giá tại các cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch.
Trong những năm tới, nhu cầu khách du lịch quốc tế mang theo xe ơtơ sẽ tăng dần, thêm vào đó khách nội địa đến Hải Phịng bằng phương tiện ơtơ
cá nhân cũng tăng. Điều này đòi hỏi thiết kế khách sạn phải đủ diện tích để
xe. Ngồi ra, lĩnh vực cần quan tâm nữa là các dự án đầu tư xây dựng cơng trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế, văn phịng cho th. Có cơ chế ưu đãi để hướng các chủ đầu tư trong và ngoài
nước vào lĩnh vực này.
Các cơ sở lưu trú du lịch phấn đấu đáp ứng hầu hết các nhu cầu về
dịch vụ ăn uống bao gồm hệ thống các nhà hàng từ cao cấp đến bình dân,
ln sẵn sàng phục vụ khách du lịch cũng như nhu cầu ẩm thực của người
dân địa phương.
2.1.1.3. Tính cạnh tranh của ngành kinh tế dịch vụ.
Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trong nước ngày càng quyết liệt, các khách sạn đang và sẽ phải đương đầu với nhiều đối thủ nước
ngoài rất mạnh ngay trên địa bàn truyền thống. Ngành kinh doanh khách sạn và lưu trú ở Việt Nam chỉ bắt đầu phát triển mạnh từ đầu thập kỷ 90 khi Việt Nam mở cửa, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và bước vào nền
kinh tế thị trường. Nếu như 20 năm trước, Việt Nam mới chỉ có vài trăm cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch (CSLTDL) với khoảng 20 nghìn phịng, chủ yếu phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng hàng năm của công đồn các ngành, một số ít
63
chun gia nước ngoài và khách du lịch quốc tế, thì cùng với sự phát triển