NGHỆ THUẬT HỘI HỌA, TRANG TRÍ

Một phần của tài liệu Những giá trị văn hóa nghệ thuật chùa si mương (quận si sặt ta nạc, thủ đô viêng chăn) (Trang 69 - 73)

+ Lễ hội truyền thống

2.3. NGHỆ THUẬT HỘI HỌA, TRANG TRÍ

2.3.1. Hôi họa [ảnh 17, 18, 19, 20, 21, 23, phụ lục ảnh]

- Ngôi chùa Sỉ Mương được xây dựng nhiều thế kỷ trước hiện nay khơng cịn ngun vẹn. Tất cả đã được trùng tu lại hoặc xây mới. Hơn nữa, việc trùng tu đã khơng tn thủ theo ngun tắc bảo tồn di tích. Nét độc đáo của hội họa Lào nói chung và hội họa Phật giáo Lào nói riêng là các bức tranh thể hiện trên trần, tường Sala và Sỉm. Ở đó, các nghệ sĩ vẽ nên các bức tranh minh họa các câu chuyện kể về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, các lễ hội dân gian và truyên thống của dân tộc Lào, đặc biệt là các jataka về tiền thân đức phật cũng như lịch sử tại thế của Ngài. Qua khảo sát, ở hầu hết Sala chùa Lào nào cũng có hệ thống tranh vẽ mơ tả về cuộc đời Vệt Sẳn Đon từ khi Phạ vệt giáng xuống trần, Phạ vệt lên ngơi vua trị vì đất nước, Phạ vệt hy sinh của cải vật chất, rồi Phạ vệt hy sinh hai đưa con thân yêu nhất cho người Bà La môn v.v.. Chùa Sỉ Mương cũng khơng đứng ngồi lệ này. Mặc dù là đề tài văn hoá Phật giáo, nhưng nét độc đáo của bức hoạ này là cái nền của nó đều mơ tả về phong cảnh thiên nhiên đất nước và con người Lào. Đặc biệt, nội dung các bức bích họa này thể hiện tính giáo dục rất cao về đức hy sinh, về lịng bố thí cho mọi người dân Lào. Trong giao tiếp hàng ngày, người Lào thường hay lấy hình tượng “tốt bụng của Phạ vệt” để khen ngợi ai đó có những hành động, những việc làm đạo đức với mọi người. Những tác phẩm hội họa trên trần và tường không chỉ tạo thêm vẻ đẹp cho ngôi chùa mà no cịn giúp cho các tín đồ và nhân dân biết được lịch sử đạo Phật, hiểu được tiểu sử của đức Phật và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Một đặc điểm hội họa nổi bật thường thấy ở Sỉm và Sa la đó là chi tiết trang trí những hình lá đề hay sồi ở phần trên cùng của các bức tường Sỉm. Trên mỗi lá đề, lá sồi đó vẽ một tượng Phật đứng. Còn ở trần của Sỉm thường được trang trí bằng phù

điêu, các hoa văn tiêu biểu của Phật giáo và các hình vẽ dân gian. Cho dù được trang trí bằng hình thức nào thì các họa sĩ đều dùng mơ típ hình trịn làm trung tâm với nhiều vịng sáng lan tỏa. Bao quanh những vòng tròn này là hoa lá, mây và các hình hoa văn vơ cùng phong phú.

Qua khảo sát cho thấy, hội họa chùa Lào là hội họa của đường nét và màu sắc. Các họa sĩ trang trí thường khơng vẽ thành mảng mà chỉ áp dụng lối vẽ từng tỉ mỉ, thanh mảnh. Các nhân vật tuy được cách điệu chút ít trong hình thể, song về cơ bản vẫn là tả thực. Đối với các mảng thực vật thường khơng có khoảng trống, lối trang trí này được nhiều nhà nghiên cứu gọi là “ nỗi hoảng sợ chỗ trống”. Mặc dù, hoa văn phủ kín với đường nét dày đậm nhưng vẫn có quy luật riêng. Về chất liệu tạo hình đều là những phẩm màu được tìm thấy trong tự nhiên xung quanh cuộc sống và với những gam màu ưa chuộng như chói sáng và rực rỡ. Về thủ pháp, các hoạ sĩ Lào đã khéo léo sử dụng thủ pháp vừa hư vừa thực, có mà khơng, khơng mà có thể mơ tả thế giới cũng như con người. Như khi thể hiện con người, họ vẽ một nửa hình người có xương có thịt, cịn nửa kia chỉ là cái khung xương. Với hình tượng con vật thủ pháp cũng được thể hiện như thế.

Hội họa Lào mặc dù có chiu ảnh hưởng nghệ thuật hội họa Phật giáo Ấn độ và các nước láng giềng, nhưng các họa sĩ Lào luôn năng động qua các thời kỳ lịch sử để sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật mang sắc thái riêng của một dân tộc tự lập, tự cường với khuynh hướng dân gian chứ khơng theo khn mẫu cung đình và cũng khơng chứa đựng tính chất bí hiểm tơn giáo.

+ Trang trí tường Sỉm: Tường Sỉm chùa Sỉ Mương được xây bằng gạch rồi trát bằng vữa vôi kiểu dân gian, cả tường được sơn nền màu vàng đỏ và đen thếp vàng với hoa văn lá để xung quanh chân tường. Tường được vẽ những truyền thuyết dân gian, truyện của tích Phật, thế giới Phật, khung cảnh chiến tranh, cuộc sống nhân dân và các loại hoa văn trang trí. Tường bên trái nếu vào cửa chính là tường sơn nền màu đỏ vẫn giữ nguyên vẹn màu và trang trí từ ngày xưa nên ta sẽ nhìn thấy nó rất cũ và màu nhạt đi và không được trùng tu lại. Họ chỉ muốn để nguyên ban đầu để thể hệ trẻ nhận biết được

những nghệ thuật cổ của Lào, nó có thể sẽ biến mất đi và khơng ai biết nữa nhưng nó vẫn hiện diện trên tường mà ta nhận biết được sự phong phú đa dạng của văn học và nghệ thuật nổi tiếng nhất của Lào.

Chùa là một nơi răn dạy con người hiểu biết lẽ đời, sự tội lỗi. Mọi người làm tốt sẽ được hưởng phúc tốt, làm xấu được hậu quả xấu, theo sự chỉ dẫn của Phật giáo. Cho nên cái có thể nhìn thấy dễ nhất khi vào chùa là những tranh vẽ trên bức tường, nhất là chùa Sỉ Mương họ trang trí tường bằng các bức vẽ về các để tài truyền thuyết dân gian và các Jataka Phật giáo.

Trên tường chùa Sỉ Mương, được vẽ minh hoạ Jataka về Phạ Vệt Săn Đon [Ảnh 21], là một truyện tích Phật nổi tiếng nhất của Phật giáo Lào. Phạ

Vệt đầu tiên là người tu hành, ông đã nhiều lần bố thí. Ơng đã bố thí con voi trắng của vương quốc cho nên bị vua cha đuổi ra khỏi vương quốc. Phạ Vệt đã cùng vợ và hai con một trai một gái tên là Căn Hả và Sa Ly phải vào sống trong rừng. Sau đó Phạ Vệt đã bố thí con cho người đi săn không con cái trong khi vợ đi tìm kiếm thức ăn. Thần linh đã mang 3 con sư tử để ngăn chặn đường về của vợ Phạ Vệt vì nếu cơ ấy về kịp sẽ khơng chịu bỏ con. Sau đó, Phạ Vệt bố thí cả vợ cho người Ba La Môn. Rồi ông đã vào rừng ngồi tĩnh tâm dưới gốc cây bồ đề và do có lịng từ bi nên ơng đã được trở thành Phật. Sau đó có hung thần muốn làm hại và khơng muốn cho Phạ Vệt được thành Phật, nhưng Phạ Vệt không bị cám dỗ. Hung thần đã biến 2 đứa con của mình thành người rất xinh đẹp để dụ dỗ Phật Phạ Vệt nhưng Phạ Vệt đã từ chối và Phạ Vệt chỉ nói một câu rằng : “chúng mày là lồi ma quỷ”. Sau khi Phạ Vệt nói câu đó, 2 đưa con quỉ biến thành bà già, bị rụng răng, tóc bạc và bị lưng cịng. Sau đó 2 đứa con quỉ đã kể lại cho bố, hung thần quay lại để giết nhưng Phật Phạ Vệt vẫn chỉ có sự từ bi. Vì ơng trời đã thấy được sự chịu đựng của Phạ Vệt nên đã cho Phạ Vệt trở thành Phật.

Tranh tường chùa Sỉ Mương chủ yếu bao quát về đề tài Phạ Vệt. Từng bức tranh kể lại câu chuyện nổi tiếng này. Có thể thấy trên tường bức tranh vẽ con voi trắng báu vật của vương quốc. Bức tranh khác mô tả Phạ Vệt giữa núi rừng xung quanh mình đầy các mng thú. Bức tranh khác vẽ người thợ săn gầy

gị đang q gối xin Phạ Vệt cho mình hai đứa con. Có bức mơ tả vợ Phạ Vệt bế con đi trong rừng v.v…Những bức tranh nói trên hết sức sinh động, khiến cho người xem hiểu ngay nội dung câu chuyện mà người vẽ muốn miêu tả.

Xen lẫn giữa các bức tranh về cuộc đời Phạ Vệt là những mảng vẽ mà chủ yếu là đề tài thiên nhiên, có hoa lá xen kẽ với các con vật trong rừng như hươu, nai, khỉ, hổ…vốn là những thú vật sống rất nhiều trong các khu rừng của Lào trước đây. Đề tài về các con thú cũng là đề tài phổ biến được thể hiện trên tường các chùa Lào mà ở đây là chùa Sỉ Mương.

Ngồi tryện Phạ Vệt Sẳn Đon cịn có nhiều truyện khác cũng được cải biên từ các mẩu truyện trong bộ truyện về 50 tiền thân của đức Phật. Những truyện này đều được dịch sang tiếng Lào và được phổ biến rộng thông qua việc giảng kinh ở chùa trong những dịp lễ hội. Nhiều chùa Lào có vẽ các câu chuyện cổ. Nhưng đề tài này vắng bóng trong chùa Sỉ Mương.

Chương 3

GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CHÙA SỈ MƯƠNG VÀ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HĨA CỦA NGƠI CHÙA NÀY

Nói đến những giá trị văn hóa phi vật thể của chùa Sỉ Mương, phải kể đến những lễ hội chính thường được tổ chức hàng năm trong ngơi chùa này. Đó là các lễ hội sau: lễ hội mừng năm mới, lễ hội Phạ Vệt, lễ hội vào chay và mãn chay...mà chúng tôi xin được nêu ra dưới đây.

Một phần của tài liệu Những giá trị văn hóa nghệ thuật chùa si mương (quận si sặt ta nạc, thủ đô viêng chăn) (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)