CÁC LỄ HỘI CHÍNH CỦA CHÙA SỈ MƯƠNG

Một phần của tài liệu Những giá trị văn hóa nghệ thuật chùa si mương (quận si sặt ta nạc, thủ đô viêng chăn) (Trang 73 - 80)

+ Lễ hội truyền thống

3.1. CÁC LỄ HỘI CHÍNH CỦA CHÙA SỈ MƯƠNG

Chùa Sỉ Mương là một ngôi chùa được coi là thiêng liêng nhất ở thủ đơ Viêng Chăn. Vì vậy, những lễ hội chính của nhân dân thường được tổ chức ở ngơi chùa này. Có rất nhiều lễ hội được tổ chức ở chùa Sỉ Mương, nhưng trong khuôn khổ của luận văn, xin trình bày bốn lễ hội đặc biệt vào loại lớn nhất được tổ chức ở chùa Sỉ Mương và thủ đô Viêng Chăn hàng năm.

3.1.1. Bun Pi May (lễ đón năm mới vào tháng Tư dương lịch hàng năm)

Bun Pi Mày là ngày tết cổ truyền và là một ngày hội lớn nhất ở Lào. Vào dịp này mọi người chúc mừng nhau những âu nước thơm đổ lên người, còn gọi là Bun Hốt Nặm (Hội té nước) sau những lời chúc mừng năm mới với ước mong những giọt nước sẽ đem lại sự tươi mát cho vật, sự ấm no và hạnh phúc cho con người. Người Lào quan niệm rằng người nào càng ướt nhiều bao nhiêu thì càng may mắn bấy nhiêu vì trong tâm thức của người Lào nước là một yếu tố hết sức quan trọng, Vì nước đem lại sự sống mãnh liệt cho vạn vật và con người, làm thay đổi được cả màu sắc của cỏ cây. Vậy người ta té nước chúc nhau để tẩy rửa hết những gì xấu xa, khơng may mắn của năm cũ và đón sự tốt đẹp, may mắn năm mới.

Bun Pi May được diễn ra vào ngày 13,14,15, hoặc 14,15,16, tháng 5 theo lịch Lào (Khoảng giữa tháng 4 đương lịch). Theo lịch thời tiết của Lào, lễ hội năm mới chính là một lễ nơng nghiệp nhằm đưa tiễn mùa khô và cầu mưa xuống. Lễ hội mang tính chất thần bí và linh thiêng, mọi hình thức hoạt động trong ngày hội đều nói lên sự cầu mong “mưa thuận gió hồ” để lao

động, sản xuất, cấu mong những giọt nước tươi mát cho vạn vật, ấm no và hạnh phúc cho con người.

Như vậy, phải chăng ngày tết cổ truyền của nhân dân Lào mang bóng dáng của ngày hội cầu đảo lớn trong phạm vi cả nước để nhà nông bước vào vụ sản xuất chủ yếu trong năm, đem lại cuốc sống ấm no cho mọi người. Theo kinh nghiệp của lão nơng, thì sau ngày lễ Bun Pi May thường có những trận mưa đầu mùa làm cho cỏ cây trở lại xanh tươi. Tiếp sau đó là những trận mưa tầm tã kéo dài, những cách đồng khơ cằn nứt nẻ chìm ngập trong nước mênh mơng.Theo ca dao sản xuất của Lào thì:

“…Tháng sáu ra đồng cày bừa Tháng bảy gieo mạ vụ mùa Tháng tám cấy đoàn kết khắp nơi …”.

Nếu thời tiết thuận hoà như vậy chỉ hai tuân sau ngày tết cổ truyền, hơn 90% nông dân Lào bắt tay vào vụ sản xuất dài ngày, bận rộn nhất trong năm. Bun Pi May là một hội vui chơi lớn nhất của nhân dân các bộ tộc Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn được tổ chức lễ hội té nước rất tiêu biểu và đặc sắc độc đáo nhất. Hơn nữa là những địa điểm cao nhất trong dịp này thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngồi nước đến thăm, có thể nói đúng dịp hội này những khách sạn, nhà nghỉ và nơi phục vụ du lịch thì đều q tải và muốn có nơi ăn chốn ở khách du lịch phải đặt trước hơn một tháng. Thủ đơ Viêng Chăn cịn giữ lại được nét bản sắc văn hoá truyền thống của Bun Pi May, Bun Pi May có 3 ngày chính như:

- Ngày thứ nhất là ngày Sẳng Khản Luồng: Ngày Sẳng Khản Luồng,

các ngôi chùa nói chung và chùa Sỉ Mương nói riêng đã rước tượng Phật từ Sỉm đưa ra sân chùa để nhân đân được tưới nước hoa cho pho tượng. Các nhà sư, nhân dân và du khách đến chùa để làm lễ và té nước hoa cho tượng Phật và chuẩn bị xem những đám rước. Nhà nào có tượng Phật cũng đều đưa xuống ban thờ để tưới nước và lau rửa bằng nước hoa.

- Ngày thứ hai là ngày Sẳng Khản Nâu(Ngày tết chinh của năm mới)

đón cái mới tốt lành cho bản thân mình. Theo tục lệ ngày hơm đó khơng ai được ngủ ngày, nếu ai ngủ sẽ bị thối nát (tục xưa kia) và cả năm sẽ gặp nhiều gian khổ. Họ sẽ đi chơi hội té nước ở hai bên đường rồi cùng nhau đi chùa.

Buổi sáng mọi người mặc quần áo gọn gàng, cùng mang các đồ

bánh kẹo, hoa quả và một âu nước thơm mang đến chùa đến chùa Sỉ Mương để dự lễ tắm Phật. Khi các tín đồ đến đơng đủ các nhà sư ngồi đọc kinh chúc mừng cho người dân những điều tốt lành. Sau đó người dân Tắc Bạt (dâng lễ). Tiếp đó các sư là người đầu tiên được té nước thơm cho các pho tượng Phật đã bày ngoài sân qua cái máng tắm Phật hình Naga. Khi tắm Phật, sư tăng cầm những cánh hoa nhúng vào nước thiêng “Nặm Môn” ấy vẩy cho mọi người đến làm lễ, coi là ban phước lành, chúc điều tốt lành năm mới đến.

Đến 5 giờ chiều tất cả nhân dân trong làng từ ngươì gia đến trẻ con đều tập trung ở sân chùa. Họ đánh trống, chơi nhạc để hát bài dân ca. Cả đoàn người cùng nhau hái lộc ở chùa. Vào Buổi tối họ tổ chức vui chơi ở chùa và tham dự hội chợ đến khuya mới về nhà.

- Ngày thứ ba là ngày Sẳng Khản Khựn. (ngày mông một tết ) Trong

ngày này mọi người vẫn tiếp tục tắm Phật và tham gia các hoạt động trò chơi trong chùa. Mọi người thường hứng lấy giọt nước từ máng tắm Phật đổ xuống tượng Phật hoặc nước tắm Phật chảy ra từ vịi voi ở giáp nền ngồi bên trái của Sỉm chùa Sỉ Mương. Họ sếp hàng để lấy nước thơm ấy rồi mang về nhà để vẩy cho nhà vườn ruộng rẫy, vẩy cho con cháu, các phương tiện của gia đình như xe cộ v.v… để lấy may. Người tin rằng nước thơm sau tắm Phật xong thì là nước rất thiêng liêng, ăn nên làm ra, mạnh khoẻ và may mắn.

Vào buổi tối mọi người mặc quần áo rất đẹp đẽ. Phụ nữ mặc váy áo sơ mi quàng cái thắt lưng. Kể cả người già đến trẻ con. Sự kế thừa này không thể làm thay đổi được. Họ quan niệm rằng ban ngày đi chơi và tham gia các hoạt động khác, bộ quần áo ướt bẩn vào chùa không lịch sự, về nhà thay quần áo mặc đẹp vào chùa tắm Phật buổi tối thì sẽ mang sự trong sạch cho bản thân. Đây là lúc rất đông người dự lễ hội Bun Pi May đêm.

Mở đầu cho 3 tháng trong năm là hội vào chay được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 cho đến tháng 11 (Lịch Lào). Hội vào chay là lễ hội hồn tồn mang tính chất tơn gíao, là thời kỳ chay giới của sư sãi, bắt đầu từ rằm tháng tám Lào kết thúc vào rằm tháng mười một (suốt thời kỳ vào tuần chay khậu phăn xả) cho đến ra tuần chay (oọc phăn xả) kéo dài 3 tháng là mùa mưa lớn ở Lào, là thời kỳ mà Đức Phật và các môn đồ lui về vườn Jêtavân để làm lễ sám hối, vì đây là mùa mưa, các sư sãi không thể đi truyền giáo được, hơn nữa đây là mùa sinh sôi nảy nở của các sinh vật, sư đi lại truyên giáo sẽ dẫm đạp lên các sinh vật. Vậy , sẽ phạn nhiều tội lỗi về giáo lý cấm sát sinh. Trong thời gian này là một dịp để các nhà sư tập trung lại để tu tỉnh sám hối hàng năm, tẩy sạch những điều xấu xa là để trở thành những người chân tu trong sáng, xứng đáng là người đại điện cho Đức Phật trong nhân dân.

Trước khi vào lễ hội, ở các đô thị hoặc vùng đông dân, các tín đồ phật giao tổ chức một cuộc thi nến, rút xem chùa nào sẽ được cúng dâng những cây nến đẹp nhất. Rồi sau đó, họ tiến hành một cuộc rước đèn trên các đường phố để đi dâng nến với các chùa khu vực này

Lễ sám hối quy định bắt buộc không cho phép một nhà sư nào vắng mặt, trừ đau ốm nặng, rồi tất cả mọi tăng đồ đều tiến hành sám hối. Những tội sám hối này theo thứ tự nặng nhẹ, trên cơ sở luật ngũ giới và bát giới : không gian dâm, không trôm cặp, khơng sát sinh, khơng nói dối, khơng rượu bia….những điều này các nhà sư được tổ chức tập trung nhau sám hối vào hàng tuần cho đền ngày mãn tuần chay. Chùa Sỉ Mương là một ngôi chùa tương đối lớn với gần 100 người vừa nhà sư, vừa tiểu nên lễ khẩu phăn xả được tổ chức rất qui mô trong chùa. Mặc dù trong tuần chay nhưng tại chùa Sỉ Mương không gián đoạn các hoạt động khác của nhân dân. Mọi người vẫn vào lễ Phật hoặc thỉnh sư tăng về các vấn đề trọng đại của gia đình mình. Chỉ cần sư khơng phải đi ra khỏi ngôi chùa.

3.1.3. Bun Oọc Phăn xa (lễ mãn chay) vào tháng 10 dương lịch hàng năm Hội mãn chay được tổ chức vào ngày rằm tháng 11 (theo lịch Lào). Ngoài việc dâng cơm cho sư, hoa nến cho Phật, đọc kinh cầu Phật thì hội ra chay có lễ

rước nến (Hé thiên). Tham ra đồn rước nến có đơng đạo các Phật tử, trai gái trong bản mường. Họ rước vừa đi vừa múa hát reo hò với tiếng trống, tiếng chiêng. Trong lễ hội rước nến này nếu nến của người nào to, đẹp và sáng nhất sẽ được giả thưởng. Hội ra chay có tục rước thuyền, bè ra thả trên sông Mè Nặm Khỏong. Trên thuyền bè là đèn nến sáng rửc rỡ được gọi con thuyền đó là thuyền lửa (Hưa Phay). Trên sông Mè Nặm Khỏong, trước các ngôi chùa dọc theo sơng Mè Nặm Khỏong, có các thuyền lửa to nhỏ và mọi người cùng vui vẻ cởi mở, cầu mong khơng khí mát lành trở lại. Niềm hạnh phúc cho mỗi người và cho bản làng. Trong suốt 3 tháng từ hội vào chay, trước ngày kết thúc (Hội ra chay ), các tăng đồ tổ chức một cuộc lễ long trọng để tụng kinh Paravana. Paravana theo tiếng Pali là “Chấp nhận lời khuyên bảo”. Sau đó mỗi vị sư yêu cầu các đồng đạo thẳng thắn chỉ ra những sai lầm của mình trong thời gian qua và xin các bạn tha cho những lỗi lầm đó trước khi từ biệt nhau.

Cả hai hội vào chay và ra chay là nói đến nội dung hoạt động của các nhà sư giữa hai thời kỳ như trong mùa mưa và sau mùa mưa. Kết thúc 3 tháng là hội ra chay ở Lào từ tháng 8 cho đến tháng 11 (Lịch Lào), trong 3 tháng này nhà chùa chỉ tập trung hoạt động trong chùa, khơng hoạt động bên ngồi, 3 tháng đó được coi là Khậu Phăn Xả và oọc Phăn Xả.

3.1.4. Lễ hội tháng 12 ở chùa Sỉ Mương

Lễ hội lớn nhất và độc đáo nhất trong năm tại chùa Sỉ Mương là lễ hội tháng 12. Lễ hội này chính là mở đầu cho lễ hội Thạt Luổng tại sân đền Thạt Luổng suốt 3 ngày đêm liền. Đây cũng là một lễ hội đặc biệt vì liên quan đến hai di tích là chùa Sỉ Mương và Thạt Luổng.

Chùa Sỉ Mương nằm ở đường cắt giữa hai phố là phố Xay Xệt Tha Thi Lạt và phố Xảm Xẻn Thay. Địa phận này thuộc bản Sỉ Mương, xã thạt khảo, quận (mường) Sỉ Sặt Tạ Nạc, thủ đơ Viêng Chăn . Ngơi Chùa này có quan hệ mật thiết với Thạt Luổng Viêng Chăn. Lễ hội lớn của thành phố Viêng Chăn bao giờ cũng được tổ chức ở chùa Sỉ Mương dưới sự chủ trì của ơng chủ tịch thủ đơ Viêng Chăn. Có một số lễ vật được bày cúng ở chùa Sỉ Mương vào đêm 13 tháng 12 âm lịch để làm lễ. Ngày hôm sau khi đã làm lễ ở Thạt

Luổng, người ta mới mang lễ vật đến các chùa như chùa Ông tự, chùa In Peng để làm lễ và sau lễ hội Thạt Luổng mới kết thúc lễ hội tháng 12. Những lễ hội này còn tồn tại cho đến ngày nay.

Lễ hội Sỉ Mương thường tiến hành trước hội Thạt Luổng một ngày. Hội Sỉ Mương là lễ hội cúng nữ Thành Hoàng Viêng Chăn. Tất nhiên là việc thờ Thành Hồng thì đã có từ lâu đời. Theo sử sách, năm 1563, khi vua Xay Xệt Thả Thi Rạt dời đô về Viêng Chăn, vua cho triêu tập các thầy địa lý nổi tiếng để tìm một địa điểm xây dựng ngơi đền thờ Thành Hoàng. Theo truyền thống và điềm báo, nang Man Sỉ vốn đã là nữ thần bảo hộ cho Kinh thành Viêng Chăn. Ngôi đền được xây dựng từ xa xưa lên trên xác nàng và từ đó trở thành đền thờ thần bảo hộ Kinh thành Viêng Chăn và được đặt tên là Sỉ Mương. Theo yêu cầu của nhân dân Viêng Chăn, vua Xay Xệt Thả Thi Rát đã cho xây dựng lại ngôi đền này nhưng từ đó nó được mang tên là Vat Sỉ Mương( chùa Sỉ Mương). Lòng sùng bái Đức Phật và sự ngưỡng một nữ thần hộ mệnh Sỉ Mương đã được kết hợp chặt chẽ trong những ngày hội Thạt Luổng hàng năm tại Viêng Chăn.

Ngày hội Sỉ Mương được tiến hành từ đêm trăng ngày 13 tháng 12. Nhân dân kinh thành Viêng Chăn đã lần lượt tề tựu đến ngơi chùa được trang trí rực rỡ ánh đèn. Những chiếc pháo hoa ngoạn mục bay vút lên cao rồi toả xuống soi sáng những màu sắc áo quần xiêm váy lộng lẫy ngày hội. Các nhà sư hơ lên chữ “Sa” thì mọi người đồng loạt đáp lại “Yơ” một biểu thị của sự cầu xin với vị Nữ thần. Thỉnh thoảng tiếng cồng lại ngân lên hoà trong tiếng tụng niệm và tiếng đồng thanh của mọi người. Đêm càng về khuya, để phá tan cái khơng khí trầm buồn của tiếng cồng và những lời tụng niệm… thì cũng là lúc bắt đầu những hoạt động đùa cợt trêu ghẹo lẫn nhau giữa đám con trai con gái đi trong đám rước, tiếng cười đùa lại lấn át cả lên. Các vị sư, các cụ ông, cụ bà cũng đều mỉm cười độ lượng lặng lẽ mặc nhiên bước theo đám rước cho đến tờ mờ sáng.

Ngày hôm sau, vào khỏang 2 giờ chiều ngày 14 tháng 12, đại diện 4 quận của thủ đô Viêng Chăn tổ chức thành các đám rước, mang theo lễ vật đến Thạt Luổng.

Ngày 14 tháng 12 là ngày diễn ra hội đại tuyên thệ vì trước đây có ngày lễ “Tiểu tuyên thệ” diễn ra vào dịp Tết năm mới (nhưng ngày nay đã bỏ đi). Trong lễ đại tuyên thệ diễn ra lễ thề nguyện các quan chức thuộc Mương Viêng Chăn. Lễ hội này được khỏi đầu từ dưới thời vua Anuvơng (đầu thế kỷ 19); khi đó đất nước chia thành 3 tiểu vương nên các quan triều thần thường có ý muốn chia rẽ. Vua A Nũ Vơng với ý chí thống nhất đất nước đã có lệnh một năm hai lần các quan trong cả ba tiểu vương quốc phải về Viêng Chăn dự lễ tuyên thệ trung thành với nhà vua ngay tại chùa Sỉ Sa Kệt. Sau này, lễ này được cử hành tại chùa Ông tự.

Chiều ngày 14, dưới sự chủ trì của chủ tịch thành phố Viêng Chăn, một đám rước được tổ chức để đi từ chùa Sỉ Mương đến Thạt Luổng. Dẫn đầu đám rước là các nhà sư, các chú tiểu. Ngay sau họ là ông chủ tịch thành phố và sau ông là các quan chức các mường trong thành phố. Sau họ là các ông già bà cả, các thanh thiếu niên tham dự lễ rước rất đông. Đi đầu đám rước là các chàng trai đóng giả làm người Khạ, họ mặc áo màu đỏ, tay cầm roi tre. Có thể người Khạ là những cư dân cổ của Lào nên họ được đi trước. Cũng có thể họ là những người nô lệ nên phải đi trước dẫn đường. Trên đường đi, họ cầm roi tre vụt liên tiếp hai bên đường với ý nghĩa đánh các tà ma để dẹp đường cho các quan chức. Họ đi bộ từ chùa Sỉ Mương đến Thạt Luổng.

Khi đến Thạt Luổng, mọi người tập trung ngay tại sân của ngơi tháp. Tại đây hình thành riêng các đoàn của các quận. Đứng đầu mỗi hàng người của từng quận là các nhà sư. Khi mọi người đã tụ tập đông đủ, các nhà sư lấy những sợi chỉ trắng chăng xung quanh đoàn người rồi buộc lại với ý nghĩa

Một phần của tài liệu Những giá trị văn hóa nghệ thuật chùa si mương (quận si sặt ta nạc, thủ đô viêng chăn) (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)