GIẢI PHÁP BẢO TỒN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ CHÙA SỈ MƯƠNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Những giá trị văn hóa nghệ thuật chùa si mương (quận si sặt ta nạc, thủ đô viêng chăn) (Trang 83 - 91)

+ Lễ hội truyền thống

3.3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ CHÙA SỈ MƯƠNG HIỆN NAY

VẬT THỂ CHÙA SỈ MƯƠNG HIỆN NAY

Như trên chúng tơi đã trình bày về những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể chùa Sỉ Mương, đặc biệt là ngơi chùa có chức năng khơng chỉ thờ Phật mà cịn là nơi thờ thành hồng của thành phố Viêng Chăn. Nghĩa là tại Viêng Chăn thì ngơi chùa này có ý nghĩa độc nhất vơ nhị về mặt tâm linh đối với nhân dân. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những giá trị về mặt văn hóa cả vật thể và phi vật thể chùa Sỉ Mương là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay. Nhất là trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, khi mà Lào đang dần hịa nhập

ngày càng mạnh mẽ hơn với thế giới, khi mà ngọn gió du lịch đang thổi mạnh ở Viêng Chăn nói riêng và đất nước Lào nói chung, thì việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của chùa Sỉ Mương càng trở nên cấp thiết.

Nhưng trước hết phải dựa vào pháp luật của nhà nước để thực hiện vấn đề này.

Về mặt pháp lý của nhà nước để bảo vệ và tu bổ chùa chiền nói chung và chùa Sỉ Mương nói riêng, có những văn bản sau của nhà nước về vấn đề này:

- Sắc lệnh của thủ tướng chính phủ số 158/ thủ tướng ngày 24 tháng 10 năm 1996 về ban hành qui chế qui hoạch thành thị.

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thơng tin số 95/ Bộ trưởng ngày 28/2/ 2005 về bảo tồn văn hóa văn nghệ, nghệ thuật kiến trúc, tu bổ, xây dựng chùa chiền, nơi thờ cúng, thấp, nhà bảo tàng, nhà triển lãm, nhà cổ, nhà mới có tính văn hóa Lào.

- Quốc hội Lào thông qua luật di sản , số 8 ngày 9/11/ 2005 và sau đó sắc lệnh của chủ tịch nước số 138 ngày 9/12/2005 ban hành đối với luật di sản. 3.3.1. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa

vật thể của chùa Sỉ Mương

Trên cơ sở điều tra nắm được tình hình thực trạng của di tích chùa Sỉ Mương, cần tiến hành bảo tồn về giá trị văn hố vật thể để bảo vệ, giữ gìn di tích đưa di tích này trở thành một trung tâm du lịch văn hoá. Trước mắt chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau đây:

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, xác định giá trị lịch sử, văn hố, nghệ thuật của ngơi chùa và tiến hành khoanh vùng các đối tượng cần phải bảo vệ bao gồm toàn bộ khung cảnh của Si Sặt Tạ Nạc xưa và cùng các loại di tích mương Sỉ Sặt Tạ Nạc hiện còn cho đến nay, trong đó chú trọng chính là chùa Sỉ Mương.

Đây là nhân tố quan trọng có ý nghĩa then chốt, quyết định và cần được tiến hành trước tiên. Phải nhận định rằng, dân trí của nhân dân hiện nay đã nâng cao hơn trước, phương tiện thông tin hiện đại cũng khá sắc bén, công cuộc kiến thiết ngày một gia tăng, nên cần thiết phải khảo sát và nghiên cứu,

lấy kết quả khoa học phục vụ quần chúng nhân dân, nêu được giá trị lịch sử văn hố của Lào một cách khoa học, chính xác và có giá trị thẩm mỹ cao.

-Với sự quan tâm của nhà nước, chùa Sỉ Mương hiện nay đang được Bộ Văn hóa và Thơng tin Lào đề nghị được xếp hạng di tích cấp nhà nước. Đây thực sự là một tin vui đối với nhân dân và tầng lớp sư sãi tại chùa và bản Sỉ Mương. Điều đó sẽ là một hành lang pháp lý giúp cho ngôi chùa ngày càng được tu bổ và tôn tạo khang trang hơn.

- Tăng cường cơng tác giáo dục một cách tồn diện trong nhân dân, vì dân và vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hố của cộng đồng dân tộc, quốc gia.

Một mặt tuyên truyền giáo dục đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng, mặt khác tuyên truyền pháp luật bảo vệ di tích tới quảng đại quần chúng nhân dân lao động về ý nghĩa, giá trị khoa học của di tích văn hố. Đây là một công việc thường trực trong mỗi cán bộ bảo tàng, không chỉ thông qua sách vở, báo, đài, truyền hình mà cịn cả những đợt cơng tác ngắn ngày ở chùa. Chỉ có như vậy, nhân dân mới tự giác tham gia công tác phát hiện, bảo vệ di tích, ngăn chăn kịp thời các hành động phá hoại và sự xuống cấp của di sản văn hoá dân tộc. Cho nhân dân dễ dàng nhận biết giá trị di tích lich sử văn hố, và giải thích về việc bảo tồn di tích để họ có trách nhiệm cụ thể giúp đỡ cơng tác bảo vệ di sản văn hố dân tộc. Nhưng rất may mắn là nhân dân Lào rất tôn trọng đạo Phật cũng như tôn trọng thần linh vì vậy họ rất có ý thức bảo vệ chùa chiền, thành kính đối với các cơng trình Phật giáo cũng như các đền thờ các vị thần của bản mường. Nhưng hiện nay, vấn đề tồn cầu hóa cũng ảnh hưởng đến Lào, giới trẻ có số đơng thích đi theo các trào lưu mới, tôn giáo mới. Cho nên việc vận động tuyên truyền trước hết là đối với những người già để họ giáo dục con cháu tuân theo phong tục của dân tộc. Mặt khác vận động trực tiếp đến lớp trẻ để họ hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ các di tích chùa chiền. Việc vận động này có thể từ trong nhà trường đến ngoài xã hội.

- Tu bổ tôn tạo di tích chùa Sỉ Mương nên kết hợp với xây dựng các cơng trình mới một cách hợp lý. Chùa Sỉ Mương là ngơi chùa thiêng trong lịng nhân dân Viêng Chăn nói riêng và nhân dân Lào nói chung. Vì vậy, chùa ln

nhận được sự ủng hộ về vật chất để tơn tạo ngày càng hồn thiện hơn. Đó chính là một lợi thế. Tuy vậy cũng cần phải tuyên truyền đến một số cơ quan du lịch trung ương hoặc đia phương thường khai thác di tích lịch sử văn hố mà khơng có đầu tư thích đáng. Phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là đúng đắn trong việc trung tu, tôn tạo di tích. Những di tích cần có sư hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của cơ quan du lịch đăng ký khai thác chung. Đó là biện pháp hữu hiệu để có ngân sách cho việc trùng tu di tích.

Có những nguồn kinh phí rồi, nhưng việc trùng tu di tích phải tuân thủ nghiêm nguyên tắc bảo tồn nguyên trạng. Không thể chạy theo thị hiếu nhất thời, thương mại hóa mà gây tổn hại đến di tích. Bảo vệ tính nguyên gốc của di tích là nguyên tắc, trùng tu, tôn tạo phải do Hội đông cán bộ chuyên môn quyết định.

Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo bằng nhiều loại hình thơng tin nhằm mục đích phát triển du lịch văn hố, kêu gọi sự hợp tác đầu tư và các nguồn tài trợ, viện trợ để tạo thêm nguồn kinh phí nhằm tu bổ, tơn tạo di tích chùa Sỉ Mương để ngôi chùa trường tồn với thời gian.

- Phân cấp quản lý một cách cụ thể: Về công tác này lý tưởng, song chúng ta khơng có kinh phí chi trả cho mọi di tích. Vấn đề chính là dựa vào nhân dân, vào các tổ chức xã hội ở các địa phương như Hội Tôn giáo Lào, thủ lĩnh và các cấp trung ương như Uỷ ban Thủ đô, Bộ văn hố Thơng tin, Sở văn hố Thơng tin thủ đơ …Phối hợp với nhau để động viên phong trào, cần có chính sách, chế độ đãi ngộ thích đáng với những điển hình tiên tiến, đồng nghiêm khắc xử lý đối với những kẻ xâm phạm di tích.

Phải tiến hành thành lập trung tâm quản lý di tích trực thuộc UBND Thủ đô Viêng Chăn và các cơ quan văn hoá, bảo tàng. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý việc trung tu, tơn tạo các di tích và tham mưu cho các lãnh đạo trong việc lựa chọn những biện pháp tối ưu nhằm bảo tồn, phát huy di tích. Các cơ quan ban ngành phải có sự kết hợp hoạt động đồng bộ với nhau vì là lợi thế để cho ngành kinh doanh du lịch vừa có hiệu quả, vừa được nét văn hoá trong thời gian khai thác.

- Đào tạo và tập huấn đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên ngành bảo tồn, bảo tàng và quản lý di tích. Đây là một giải pháp nhằm tạo ra khả năng đáp ứng những nhu cầu mà hoạt động bảo tồn đòi hỏi. bao gồm việc đào tạo cán bộ quản lý văn hố, bảo tồn di tích và hướng dẫn viên tại di tích. Mở rộng hợp tác giữa Quản lý di tích Thủ đơ và các tỉnh với nhau, giữa địa phương và trung ương, giữa địa phương và các tổ chức quốc tế.

- Quy hoạch khu du lịch, đây cũng là vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển văn hố, bảo vệ các cơng trình kiến trúc Phật giáo, đặc biệt là chùa Sỉ Mương.

Cùng với việc qui hoạch ngơi chùa, bảo tồn văn hóa quần thể chùa Sỉ Mương nên gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ làm tăng thêm nguồn thu nhập trong nhân dân. Trong qúa trình khảo sát tại chùa Sỉ Mương, chúng tôi thấy thiếu hẳn mục này. Tại sân chùa người ta chỉ bày bán hương hoa, chim để phóng sinh. Trong khi nhân dân trong bản có nghề phụ phổ biến là dệt thổ cẩm. Ngồi ra một việc làm rất có hiệu quả là in những bản giới thiệu ngôi chùa để bán cho khách du lịch thì chưa thấy có. Cho nên chúng tôi muốn kiến nghị đến ban quản lý di tích nên kết hợp việc bảo quản ngôi chùa với việc mở những quầy hàng dịch vụ bán vải thổ cẩm của địa phương và các bản giới thiệu về ngôi chùa để tăng thu nhập cho nhân dân trong bản. vì sản phẩm của nó có thể tiêu thụ được trên thị trường dịch vụ du lịch mới quay vòng được đồng vốn, mới thu được lợi nhuận để phát triển kinh tế.

-Do nhu cầu phát triển khách du lịch ngày một lớn, thì đồng thời tỷ lệ thuận với nó là sự ô nhiễm môi trường để ảnh hưởng đến giá trị di tích. Vậy cần có giải pháp mang tính chiến lược lâu dài cho cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, điện, nước và khu du lịch tại chùa.

3.3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của chùa Sỉ Mương

Chùa Sỉ Mương là một ngôi chùa lớn và là nơi thực hành rất nhiều những lễ hội Phật giáo cũng như những lễ hội mang tính địa phương rõ nét. Những lễ hội này mang tính cộng đồng cao, khơng chỉ thu hút nhân dân trong

bản Sỉ Mương mà còn thu hút nhân dân cả thành phố Viêng Chăn. Đặc biệt vào lễ hội tháng 12, đã thu hút cả những quan chức của thành phố Viêng Chăn với ước mong hạnh phúc và thịnh vượng. Ngoài ra chùa Sỉ Mương còn là nơi người dân trong vùng gửi gắm tâm tư nguyện vọng về một cuộc sống bình an, ước mong được Thành Hồng che chở cho nhân dân được hạnh phúc. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể chùa Sỉ Mương là việc làm cấp thiết hiện nay, nhằm làm cho lễ hội đi đúng hướng, khơng khuyến khích những việc làm mê tín dị đoan, mà chú trọng đến những giá trị tinh thần đích thực cho nhân dân. Vì vậy, việc cần làm của các cấp chính quyền, của ban quản lý di tích chùa Sỉ Mương và của nhân dân Viêng Chăn hiện nay là:

- Tăng cường việc quản lý hoạt động của lễ hội trong khu di tích.

Đây chủ yếu là cơng việc thường trực trong Ban quản lý di tích, tuyên truyền các quy luật bảo tồn, phát huy giá trị di tích và lễ hội, để nhân dân tự giác tham gia cơng tác quản lý, bảo vệ di tích, ngăn chặn kịp thời các hành động phá hoại di sản văn hoá dân tộc.

- cần bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể dựa trên những giá trị nghệ thuật của các kiến trúc và các lễ hội hiện cịn. Để tái hiện những nét văn hố tâm linh của các di tích cần bảo tồn lễ hội hiện còn và sưu tầm các lễ hội phong tục trong lich sử nhằm làm sống động và đa sắc màu vườn hoa di sản văn hố góp phần tơ thắm cho văn hoá các dân tộc Lào.

Để làm tốt việc bảo tồn văn hoá phi vật thể, chúng tơi đề nghi ngành thơng tin văn hố thực hiện việc bảo tồn văn hoá phi vật thể ở quận (mương) Sỉ Sặt Tạ Nạc theo mục tiêu quốc gia của Bộ thơng tin văn hố và vận động người dân, các ngành, các cấp chủ động tham gia.

+ Giữ gìn các hình thức sinh hoạt văn hố tâm linh lành mạnh ở chùa Sỉ Mương : Lễ hội Pi May, hội đua thuyền, Bun Phạ Vệt, Bun Khậu Phăn xả (vào chay) và Bun Oọc Phăn xả (Hội ra chay), lễ hội tháng 12 ...

+ Phục hồi những hình thức sinh hoạt truyền thống đã phai mờ như: chế biến món ăn đến dâng sư ở lễ hội tại chùa, bán những sản phẩm địa

phương vào các ngày hội trong chùa…. Ngăn ngừa những biểu hiện thiếu lành mạnh như mê tín dị đoan v.v…

* Khai thác, sử dụng di tích phục vụ cho du lịch văn hố

Đây là một vấn đề rất lớn, để thực hiện được cần lãnh đạo và nhân dân có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp trong tỉnh.

+ Khi quy hoạch phát huy di tích trong phát triển du lịch chúng ta phải xác định rõ quan điểm : Không làm thay đổi thiên nhiên, phá vỡ cảnh quan môi trường di tích, nội dung khai thác phải thể hiện được tính riêng biệt của khu di tích, đảm bảo phát triển hài hồ với các quy hoạch trong khu vực.

+ Đặc biệt tuân thủ nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

- Du lịch không chỉ phục vụ cho thế hệ này mà cho các thể hệ tương lai. - Các hoạt động du lịch phải tính đến những tác động có hại đến mơi trường sau này và phải có biên pháp phịng ngừa.

- Người dân có quyền kiểm sốt phát triển du lịch - Loại hình và quy mơ du lịch phải phù hợp với sự mong muốn của cộng đồng dân cư.

- Tạo ra nguồn lợi việc làm và lợi nhuận cho cộng đồng

- Người du lịch và nhân dân địa phương phải biết tơn trọng lẫn nhau và cùng có ý thức tham gia bảo vệ mơi trường.

+ Quy hoạch du lịch khai thác giá trị di tích phải được đưa vào quy hoạch tổng thể có sự tham gia của các ngành kinh tế khác.

- Nội dung quy hoạch sử dụng, khai thác và quản lý di tích.

- Xác định mức độ, không gian khai thác, đầu tư, quy mô và nguyên tắc xây dưng cho các đối tượng phục vụ du lịch.

- Xác dựng các trung tâm dịch vụ giới thiệu quảng cáo, các điểm du lịch trọng tâm, gắn kết tuyết du lịch chung trong Thủ đô Viêng Chăn và các huyện xung quanh.

Qua những hoạt động thực tế, các di tích đã thực hiện khá tốt chức năng của mình đồng thời phát huy được vai trị của mình với sự phát triển của xã hội. Vậy, chùa Sỉ Mương và quận (mương) Sỉ Sặt Tạ Nạc hiện đang và

chắc chắn sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn khách tham quan du lịch và nghiên cứu đúng bậc nhất ở Thủ đô Viêng Chăn

3.3.3. Một số kiến nghị

Qua nghiên cứu, tìm hiểu về chùa Sỉ Mương trong bối cảnh chung của các di tích ở quận (mương) Sỉ Sặt Tạ Nạc và vấn đề bảo tồn, phát huy. Trong đó nhằm phát huy tốt các giá trị của di tích Sỉ Mương nói riêng và các di tích trên địa bàn quận Sỉ Sặt Tạ Nạc nói chung chúng tơi có một vài kiến nghị sau đây:

- Tiếp tục cụ thể hoá rõ ràng quy dịnh khu vực bảo tồn di tích.

Khu vực một: là khu vực tuyệt đối cấm không cho phép cứ tổ chức và

Một phần của tài liệu Những giá trị văn hóa nghệ thuật chùa si mương (quận si sặt ta nạc, thủ đô viêng chăn) (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)